Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

SỐNG VỚI NIỀM ĐAM MÊ CỦA CHÍNH MÌNH

Chào anh, được biết anh là người đầu tiên chọn con đường làm diễn giả chuyên nghiệp. Điều gì đã khiến anh quyết định theo con đường này?

QTK: Đầu tiên chúng ta bàn đến định nghĩa – Diễn giả chuyên nghiệp là gì. Trước khi quyết định theo con đường diễn gả, tôi đã từng là một giảng viên. Cho đến một ngày tôi phát hiện có một nghề gọi là – Nghề diễn thuyết và nhận ra sự khác biệt của một Giảng viên và một Diễn giả.

Giảng viên là người truyền thụ kiến thức cho người nghe, còn với diễn giả ngoài kiến thức họ phải truyền được cảm hứng và lên tinh thần cho người nghe. Khi tham gia một buổi hội thảo ngoài kiến thức bạn còn nhận được cảm hứng và động lực hành động. Điều làm nên một diễn giả chuyên nghiệp chính là nghệ thuật tác động vào cảm xúc để giúp người nghe bừng sáng về nhận thức, tạo ra động lực và thay đổi cuộc đời họ. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
giấy phép lao động
Theo đuổi đam mê của bạn
Đối với anh, khi làm một việc mà mất nhiều thời gian công sức nhưng chẳng tạo ra chút giá trị nào thì mới gọi là mất. Còn khi sống với đam mê theo đuổi công việc mà mình yêu thích thì đó gọi là sứ mạng cuộc đời. Những điều bạn nhận được khi quyết định theo đuổi mục tiêu cuộc đời – Bạn sẽ thấy bản thân phát triển liên tục, nhận được nhiều trải nghiệm thú vị, bạn được gặp gỡ nhiều người đáng để học hỏi, tiếp thu những tư tưởng vĩ đại của những người đã thành công trước đó. Bạn tận hưởng cuộc sống chứ không phải chỉ là tồn tại nữa.

Công việc của anh giúp anh tiếp xúc với các bạn trẻ, vậy theo anh những nguyên nhân nào cản trở các bạn trẻ tìm được một công việc ưng ý?

QTK: Để tìm được công việc ưng ý trước tiên bạn phải nhận ra đâu là công việc hợp với mình (năng khiếu, khả năng), đâu là công việc mình yêu thích (đam mê). Phần lớn các bạn trẻ hiện nay không thực sự biết mình muốn gì và mình có thể làm gì. Khi đã xác định được công việc yêu thích các bạn cũng chưa chắc biết cách làm sao để theo đuổi.

Các bạn thường ngộ nhận rằng: công việc yêu thích là công việc mang lại thu nhập cao và mỗi lần nhảy việc mang lại cho bạn một khoản chênh lệch khổng lồ. Nhưng bạn nên nhớ thêm vài trăm đôla một tháng không làm bạn giàu có và hạnh phúc hơn. Để xác định một công việc có tốt hay không bạn cần xét đến nhiều yếu tố quan trọng khác như: văn hóa công ty, cơ hội phát triển bản thân, các mối quan hệ … nhiều bạn trẻ ngày nay đi làm mà không có mục tiêu hoặc ít chịu đầu tư học hỏi tích lũy kinh nghiệm để tăng giá trị bản thân. Vậy nên rất khó để họ tìm được một công việc thực sự phù hợp trong tương lai.

Vậy lời khuyên cho các bạn là gì?

QTK: Các bạn trẻ phải xác định mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng: bạn muốn trở thành gì, thu nhập bao nhiêu, bạn muốn được người ta nhắc đến như thế nào… rồi tập trung theo đuổi các mục tiêu đó. Bạn có thể học hỏi từ mọi người xung quanh, đồng nghiệp và những người thành công trước đó để đi đến mục đích nhanh nhất. Trong công việc, hãy chú ý giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ, ý thức xây dựng thương hiệu cá nhân để có thể thành công khi cơ hội đến.

Lý do anh nhận lời mời làm diễn giả cho hội thảo Dám Nghĩ Dám Làm

QTK: Đầu tiên đây là sứ mạng của tôi với thế hệ trẻ, nhất là mục đích của chương trình này làgiúp đỡ các bạn có định hướng sự nghiệp tốt hơn. Đây cũng là cơ hội để tôi chia sẻ những bí quyết đã tích lũy lâu nay – từ một giảng viên đến một nhà làm doanh nghiệp và cuối cùng quyết định đi theo lĩnh vực con người, tôi tin sẽ góp phần giúp các bạn trẻ sớm có định hướng đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình. Đây cũng là các tôi đóng góp cho cuộc sống đồng thời tạo ra giá trị cho riêng mình.

Anh tin các bạn trẻ sẽ có những thay đổi gì sau buổi hội thảo này?

QTK: Tôi tin các bạn sẽ tự tin hơn: mình hoàn toàn có thể tạo lập một sự nghiệp như mình mong muốn.
giấy phép lao động
Sống với niềm đam mê
Các bạn sẽ tìm ra các phát triển tài năng, nâng cao khả năng và giá trị bản thân để rồi nhận được mức lương xứng đáng. Việc nhận thức được vai trò của mình trong công việc. Qua đó giúp tổ chức công việc tốt hơn và tìm được ý nghĩa cuộc sống của đời mình.

NHỮNG CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI MUỐN CHUYỂN NGHỀ

Việc thay đổi nghề nghiệp có thể tạo cho bạn những cơ hội mới, nhưng chắc chắn đó sẽ là một công việc không dễ dàng, nhất là trong lần đầu thực hiện. Liệu bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi này. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Bạn đã có một kế hoạch chưa?

Sai lầm phổ biến của những ứng viên muốn chuyển nghề là chưa hoạch định trước. Chuyển nghề không đơn giản như bạn nghĩ. Để mọi việc suôn sẻ, bạn cần một kế hoạch chi tiết, rõ ràng và khả thi ngay từ đầu, từ việc nghiên cứu rõ ngành nghề bạn muốn chuyển, nguồn tài chính cần thiết, kế hoạch dự phòng
giấy phép lao động
Quyết định nhảy việc

Bạn chuyển nghề vì ghét công việc hiện tại?

Hãy cẩn thận! Nhiều người thường nhầm lẫn giữa công việc hiện tại và nghề nghiệp. Có thể bạn chỉ gặp vấn đề với công ty hiện tại thôi, hoặc việc bạn đang chán nản cũng chỉ là tạm thời. Chỉ khi bạn hiểu rõ thấu đáo vấn đề bạn hãy nên bắt tay vào hành động.

Bạn chuyển nghề vì muốn kiếm nhiều tiền hơn?

Lương thưởng thường là lý do hàng đầu để bạn chuyển nghề. Nhiều nghề có mức lương và phúc lợi rất hấp dẫn nên có sức thu hút rất lớn. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận – Tiền bạc không mua được hạnh phúc. Đa số những người chuyển nghề vì tiền bạc rồi cũng sẽ nhận ra họ không thực sự hạnh phúc với nghề mới.

Bạn chuyển nghề do tác động của người khác?

Chuyển nghề dọ bị sức ép từ người khác là điều rất tai hại. Làm sao bạn có thể thấy hạnh phúc khi phải làm hàng ngày một công việc mà mình không thích. Bạn làm nó vì người khác ép bạn phải làm? Chắc chắn bạn sẽ không thể trụ lâu được với nghề. Thậm chí bạn sẽ cảm thấy căm ghét người đã ép bạn theo nghề này

Bạn đang đơn thương độc mã?

Khi quyết định chuyển nghề, bạn cần càng nhiều thông tin về lĩnh vực đó càng tốt. Từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra các thông tin trên mạng, báo chuyên ngành thì các mối quan hệ từ người làm trong ngành cũng giúp bạn cập nhật thông tin nhanh chóng. Đừng bao giờ đi một mình – hãy chia sẻ kế hoạch nghề nghiệp của bạn với người khác, biết đâu những quan hệ này sẽ mang lại những công việc mới. 
giấy phép lao động
Bạn đã sẵn sàng thay đổi chưa

Bạn chuyển nghề vì không có sự lựa chọn khác?

Đừng bao giờ bắt tay làm một công việc khi chưa suy xét tất cả các cơ hội khác. Có thể bạn nghĩ rằng bạn biết rõ mình muốn làm nghề gì, nhưng việc không nghiên cứu kỹ lưỡng vẫn có thể dẫn bạn đến sai lầm. Hãy trò chuyện với những người thuộc các ngành nghề khác nhau để nghiên cứu thông tin trước khi quyết định chuyển nghề. Bạn càng biết nhiều nghề thì xác suất bạn hài lòng với nghề mới sẽ cao hơn.

Bạn đã tự lượng sức mình chưa?

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc chuyển nghề là đánh giá đúng kỹ năng, sở trường, giá trị và các mối quan hệ của bạn. Việc không đánh giá đúng khả năng của mình có thể dẫn bạn đến một nghề thực ra cũng không khá hơn nghề cũ. Hiểu rõ mình là ai và mình muốn làm gì sẽ giúp bạn ra những quyết định hợp lý.

Nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển nghề, để có thể thành công hơn trong sự nghiệp tương lai. Xin chào và hẹn gặp lại!

MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN GROW

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là đào tạo ra những nhân viên để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Vai trò của lãnh đạo là giúp nhân viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt hơn và học được những kỹ năng mới nhằm thăng tiến trong sự nghiệp.

Không phải nhà lãnh đạo nào cũng được đào tạo về kỹ năng huấn luyện nhân viên, để có được kỹ năng này họ thường phải tự học. Nắm được một số phương pháp chính và thực tập nhiều, bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt và giúp tăng hiệu quả làm việc trong phòng ban của bạn.

Một trong những phương pháp nổi tiếng nhất trên thế giới là mô hình GROW. Đây là viết tắt của các từ: Goal - Mục tiêu, Current Reality - Thực tại, Options - Giải pháp và Will - Ý chí. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Vậy mô hình GROW là gì?

Hãy hình dung GROW giống như kế hoạch bạn lập ra cho một hành trình quan trọng. Đầu tiên bạn đưa ra lộ trình. Dựa trên lộ trình này, bạn giúp các thành viên quyết định địa điểm cần đến (Mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay của họ (Thực tại). Sau đó bạn giúp họ suy nghĩ cách thức di chuyển (giải pháp). Bước cuối cùng bạn phải đảm bảo cả nhóm của bạn đều đủ quyết tâm và ý chí vượt qua các trở ngại họ gặp trên đường.
giấy phép lao động
Huấn luyện nhân viên hiệu quả

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu cần đạt được của cả nhóm. Mục tiêu này cần cụ thể, rõ ràng và có tính thực tiễn. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi.
  • Làm thế nào bạn đạt được mục tiêu đó? 
  • Để đạt được mục tiêu đó bạn cần giải quyết các vấn đề gì? 

Bước 2: Đánh giá khách quan hiện trạng công việc.

Hãy tìm hiểu tình trạng công việc của từng thành viên trong nhóm. Bạn phải nắm chắc điều này để có thể đưa ra giải pháp chính xác nhất. Hãy dùng các câu hỏi sau:
  • Tình hình hiện tại ra sao? 
  • Làm gì, ai làm và trong thời gian bao lâu? 
  • Kết quả cho một hành động là gì? 

Bước 3: Đưa ra giải pháp:

Một khi bạn xác định được tình trạng hiện nay của cả nhóm, hãy tìm tất cả các giải pháp rồi cùng bàn bạc. Hãy đưa ra giải pháp cho riêng mình. Tuy nhiên hãy để nhân viên của bạn nhận xét về giải pháp này.

Ở bước này, hãy sử dụng một số câu hỏi:

  • Các anh chị có thể làm gì để giải quyết vấn đề này? 
  • Ưu nhược điểm của mỗi giải pháp là gì? 
  • Các yếu tố nào cần được xem xét và đánh giá một giải pháp có khả thi hay không?

Bước 4: Hun đúc ý chí

Sau khi đã nắm được tình hình thực tế và tìm ra được giải pháp, hãy phân công những việc phải làm để giải quyết một cách cụ thể nhất. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, bạn truyền cho họ lòng quyết tâm và ý chí để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Hãy sử dụng các câu hỏi sau:

  • Bạn cần làm gì vào thời điểm hiện tại?
  • Điều gì có thể là trở ngại cho việc hoàn thành công việc?
  • Bạn cần bao lâu để hoàn thành công việc này? 
  • Việc này giúp bạn đạt được mục tiêu gì? 
  • Xác suất thành công của giải pháp này là bao nhiêu? 

giấy phép lao động
Huấn luyện nhân viên theo mô hình GROW

Bí quyết để áp dụng mô hình hiệu quả

1. Ý thức vai trò lãnh đạo của bạn 

Trong mô hình GROW, người huấn luyện không đóng vai trò chỉ đạo mà chỉ là người gợi mở để người được huấn luyện có cơ hội trình bày đưa ra giải pháp, chứ không cần đưa ra lời khuyên hay định hướng cụ thể nào.

Tuy nhiên, nếu bạn là người lãnh đạo thì sẽ khác. Bạn cần cung cấp những kiến thức mới để nhân viên có thể tự đưa ra giải pháp tốt nhất cho công việc của mình.

2. Giải quyết vấn đề của bạn trước

Điều quan trọng nhất của mô hình GROW là hãy dùng nó để giải quyết vấn đề của bản thân trước. Bạn sẽ học được cách hỏi những câu hỏi hữu ích nhất. Hãy ghi lại những câu hỏi này để sử dụng cho những lần huấn luyện sau.

3. Đặt câu hỏi và lắng nghe

Ngoài kỹ năng đặt câu hỏi một chuyên gia huấn luyện cần phải biết lắng nghe. Bạn không nên chỉ đặt những câu hỏi kiểu – Việc này có gây khó khăn gì cho anh/chị không?... mà nên đặt những câu hỏi như – Việc này có ảnh hưởng gì tới anh/chị không? Ngoài ra hãy cố gắng lắng nghe họ bằng sự chân thành nhất, điều này sẽ xóa dần khoảng cách giữa người huấn luyện và người được huấn luyện.
Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã ý thức được vai trò quan trọng của việc huấn luyện nhân viên, từ đó dần thăng tiến sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN QUYỀN CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho nhân viên, và cho biết thời hạn hoàn thành. Sau đó, bạn phải làm gì tiếp theo? Để nhân viện tự giác hoàn thành công việc của mình và bạn chỉ kiểm tra từng mốc công việc theo thời gian đã định. Hay bạn liên tục yêu cầu người đó gửi email để kiểm tra tiến độ. 

Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, bạn nên xem lại cách lãnh đạo của mình. Một nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết là người cầu toàn và luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ luôn phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình cần phải thúc đẩy mọi người làm việc để đạt đến thành công. Vì thế họ thường không dám phân quyền cho nhân viên. Hậu quả họ mất khả năng tự tin giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Đâu là những dấu hiệu của một nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết và những điểm khác biệt của hai phong cách lãnh đạo này.

Biểu hiện của một nhà quản lý coi trọng tiểu tiết.
  • Không chịu ủy quyền cho cấp dưới.
  • Quá mải mê giám sát người khác
  • Coi trọng những vấn đề nhỏ nhặt hơn là bao quát
  • Thu hồi ngay công việc khi họ gặp sai sót
  • Không cho nhân viên ra quyết định khi chưa hỏi ý kiến mình.
giấy phép lao động
Vị sếp khó tính

Quá coi trọng tiểu tiết – Lợi hay hại?

Những vị sếp này thường đưa ra các lý do thuyết phục để giải thích cho cách quản lý của họ. Đó là nếu họ giao việc cho nhân viên rồi biến mất thì họ sẽ khó hoàn thành công việc của mình. Hơn nữa nếu bộ máy đang ổn định tại sao lại phải thay đổi cách quản lý này.

Sẽ là không sai nếu nhân viên không có khả năng hoàn thành công việc. Nhưng trên thực tế, đa số các nhân viên sẽ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin sau vài dự án, Nhân viên sẽ tự nghĩ – Mình làm gì cũng không vừa ý sếp. Hệ quả họ sẽ liên tục hỏi sếp về cách làm việc, hoặc tự làm nhưng kết quả không tốt. Điều này càng làm sếp tin rằng mình đúng khi can thiệp vào công việc của nhân viên.

Nhưng liệu những kết quả này có chứng minh được giá trị của phong cách quản lý này. Một là quản lý tài năng phải là người tạo điều kiện cho nhân viên phát triển. Trong khi đó nhà quản lý coi trọng tiểu tiết lại ngăn nhân viên tự ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định này. Chúng ta đều biết rằng chính quá trình ra quyết định này giúp con người trưởng thành hơn.

Chỉ có những người lãnh đạo thiếu năng lực mới ôm hết việc vào mình. Một nhân viên không được phân quyền sẽ chẳng tự làm việc gì ra hồn, lúc nào cũng phải trông chờ vào người khác.

Nếu mất quá nhiều thời gian để quản lý một tập thể toàn những người không được việc thì sớm muộn cũng kiệt sức. Vậy làm sao có thời gian thực hiện các việc mang tính chiến lược như lập kế hoạch hoặc hoạch định lâu dài

Đã đến lúc thay đổi!

Nếu đã nhận biết được tác hại của việc quá coi trọng tiểu tiết thì đã đến lúc bạn cần thay đổi, vậy bạn nên làm gì để chấm dứt những hành vi này hoặc tránh sự tổn hại từ chúng(nếu bạn là nhân viên).
Nếu bạn là người lãnh đạo cách tốt nhất để xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhân viên là đối thoại với họ. Bạn sẽ tốn một khoảng thời gian đáng kể để thay đổi vấn đề. Tuy nhiên việc khó nhất là đón nhận những ý kiến đóng góp khách quan từ nhân viên. Sau đó bạn hãy nhận lỗi và tích cực thay đổi ngay lập tức, nghĩa là bạn phải học cách phân quyền hợp lý cho nhân viên. Bạn hãy là người tiên phong trong việc cải cách này.


giấy phép lao động
Sếp quá coi trọng tiểu tiết
Làm việc dưới quyền một người thích bới lông tìm vết và không thích để cho nhân viên tự ra quyết định thì người này có nhiều khả năng đang ngả theo phong cách quá coi trọng tiểu tiết. Quản lý nhân viên theo kiểu này dễ khiến nhân viên bị phụ thuộc và cản trở việc phát triển tài năng một cách độc lập của họ.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng tương lai các bạn không trở thành một vị sếp quá coi trọng tiểu tiết. Xin chào và hẹn gặp lại.

TÌM HIỂU TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ - PHẦN 2

Chắc hẳn bạn đã nghe đến từ trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) đây là một yếu tố quan trọng của những nhà lãnh đạo hàng đầu. Vậy có cách nào để nâng cao trí tuệ cảm xúc này không? Một số bí quyết sau được nhóm giấy phép lao động sưu tầm tin chắc sẽ giúp cho bạn rất nhiều.
giấy phép lao động
Trí tuệ của cảm xúc

Cách bạn giao tiếp với mọi người

Bạn có thường đưa ra ý kiến khi chưa nắm rõ các thông tin? Bạn có thường rập khuôn một vấn đề? Hãy đặt mình vào vị trí người đối diện để nhìn nhận vấn đề của họ.

Quan sát môi trường làm việc

 Bạn muốn mọi người chú ý đến điểm gì ở mình? Bạn có thường xuyên khiêm tốn và coi đó là phẩm chất tốt nhất của mình hay không? Thể hiện sự khiêm tốn là cách bạn chứng tỏ mình có thể thành công mà không cần nói quá nhiều về nó. Hãy cho đồng nghiệp có cơ hội thể hiện năng lực của họ và đừng quá chú trọng vào việc mình có được mọi người tán dương hay không.

Tự đánh giá bản thân.

Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn? Bạn có thừa nhận mình là người không hoàn hảo và sẵn sàng sửa đổi để trở thành một người tốt hơn hay không? Hãy thành thật với chính mình. Điều này có thể giúp bạn đưa ra những thay đổi quan trọng trong đời mình.

Đương đầu với áp lực. Bạn có cảm thấy bực bội khi đồng nghiệp chậm trễ trong công việc hay không? Bạn đã từng đổ lỗi cho người khác hay phát cáu vì những lỗi lầm của họ hay không? Khả năng giữ được cái đầu lạnh trong kinh doanh và cuộc sống là rất quan trọng. Trong những thời điểm khó khăn sự bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất.

Chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nếu vô tình làm tổn thương người khác hãy xin lỗi họ. Đừng cố gắng phớt lờ những chuyện đã làm. Với thái độ thành tâm mọi người sẽ tha lỗi cho bạn và quên đi mọi chuyện.

Chú ý ảnh hưởng của bạn đối với những người xung quanh. Nếu quyết định của bạn gây ảnh hưởng tới người khác hãy đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ? Sau đó tự đặt câu hỏi – Bạn có muốn điều đó xảy ra hay không? Nếu thực sự chuyện đó xảy ra bạn có thể giúp gì để họ vượt qua những ảnh hưởng đó.

Trí tuệ cảm xúc là nhận thức của bạn về những hành động và ảnh hưởng của chúng tới người khác. Điều này có nghĩa bạn tôn trọng những người xung quanh, tôn trọng và đồng cảm với họ - dù họ ở bất cứ hoàn cảnh nào.
giấy phép lao động
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thăng tiến nhanh hơn

Bên cạnh trí thông minh, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn tạo ra những mối quan hệ bền vững tốt đẹp và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Nhiều chuyên gia cho rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng như thông minh và nhiều công ty sử dụng các bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc để tuyển nhân viên cho mình.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã tìm được cách điều khiển trí tuệ cảm xúc của mình, để thành công hơn trong cuộc sống công sở. Xin chào và hẹn gặp lại.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC KHỞI ĐẦU THÀNH CÔNG

Kỹ năng tư duy và lập kế hoạch có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất của một nhà quản lý tài năng.Trong các nghiên cứu chỉ ra trong các nhà lãnh đạo từng đưa ra các quyết định sáng suốt nhất, người ta nhận thấy có một điểm chung khiến họ nổi trội hơn người khác đó là – sự chín chắn.

Sự chín chắn có thể hiểu là sự suy xét đến tất cả những hệ quả của một quyết định và hành động đưa ra. Đây chính là nền tảng của một nhà hoạch định chiến lược tài năng. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
giấy phép lao động
Tư duy chiến lược

Vũ khí mạnh mẽ nhất

Khả năng tư duy chính là vũ khí mạnh nhất, trong vai trò một nhà quản lý luôn quan tâm đến công việc của mình. Việc bạn luôn cân nhắc mài bén khả năng suy nghĩ chín chắn trước khi ra một quyết định quan trọng nào đó sẽ giúp bạn thăng tiến bền vững trong sự nghiệp.

Gia tăng hiệu quả làm việc

Đối với cá nhân, hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả công việc, từ đó gia tăng giá trị của bản thân trong công việc nói riêng và cuộc sống nói chung. Muốn có một kế hoạch tốt, bạn cần kết hợp cả trí tuệ và cảm xúc để đạt được kết quả cao nhất cho bạn và cả công ty.
giấy phép lao động
Tư duy chiến lược để thành công

Bài tập về nhà

Có hai bài tập bạn nên thực hiện ngay để rèn luyện khả năng tư duy chín chắn, nhằm tăng hiệu quả làm việc.
  • Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả những việc bạn đã làm và mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Trong đó, việc nào bạn thực hiện hiệu quả nhất? Khi xác định rõ bạn hãy tập trung vào những việc đó.
  • Sau đó, hãy suy nghĩ xem những gì mang lại nhiều lợi ích cá nhân cho bạn, khiến bạn hài lòng và hạnh phúc nhất. Hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức cho nó.

TÌM HIỂU TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ - PHẦN 1

Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống họ luôn cư xử rất khôn khéo để người đối diện không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí khi không tìm ra được vấn đề họ cũng làm ta cảm thấy lạc quan và vui vẻ

Cũng có khi bạn gặp những bậc thầy trong việc điều khiển cảm xúc. Khi gặp vấn đề, họ không cáu giận mà nhìn thẳng vào vấn đề bình tĩnh tìm cách giải quyết. Họ là người có khả năng ra quyết định và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm và tiếp thu lời phê bình để phát triển bản thân. Vậy có điểm gì chung giữa hai dạng người trên? Họ đều là người giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân và người khác, hãy cùng nhóm làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tìm hiểu vấn đề này:

Ngoài sự thông minh, trí tuệ cảm xúc luôn đóng vai trò lớn với thành công trong sự nghiệp của một người. Một số nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số cảm xúc như một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá một ứng viên.
giấy phép lao động
Trí tuệ cảm xúc giúp ra quyết định chính xác hơn

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của các hành động từ đó chi phối các hoạt động đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao gồm cả việc nhận thức người khác. Khi bạn hiểu được cảm xúc của mọi người bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ tốt hơn.

Những người giàu cảm xúc thường thành công vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu. Khi người đó gửi email hay nhắn tin mọi người thường trả lời ngay. Chính vì vậy, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường thoải mái và dễ chịu hơn

Theo các nhà tâm lý, trí tuệ cảm xúc gồm các đặc điểm sau:

1. Hiểu rõ chính mình

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường hiểu rõ cảm xúc của mình và không bao giờ để chúng chế ngự. Họ cũng rất nghiêm khắc với bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người cho rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của cảm xúc trí tuệ.

2. Kiểm soát bản thân

Những người không có khả năng kiểm soát bản thân thường để mình nóng giận hoặc ghen tức thái quá. Họ cũng không bao giờ ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn mà luôn suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Nhờ biết cảm xúc bản thân họ luôn chín chắn và thích ứng tốt với môi trường mới, chính trực và biết cách từ chối khi cần thiết.

3. Giàu nhiệt huyết

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất chăm chỉ và đạt hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài. Họ thích thử thách và luôn cố gắng hoàn thành thử thách đó.

4. Biết cảm thông

Đây là yếu tố quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm với quan điểm, cảm xúc của người khác. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác. Nhờ vậy họ luôn biết cách lắng nghe và làm mọi người hài lòng. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn phán đoán tình huống một cách vội vã
giấy phép lao động
Sức mạnh của cảm xúc

5. Kỹ năng giao tiếp

Bản chất của giao tiếp là nắm bắt được cảm xúc của người khác để đưa ra các hành động lời nói làm hài lòng họ. Những người giỏi giao tiếp còn có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ luôn muốn giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận và là bậc thầy trong nghệ thuật duy trì quan hệ.

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố hàng đầu giúp bạn đạt đến thành công trong công việc và cuộc sống. Quản lý con người và các mối quan hệ là yếu tố quan trọng của một nhà lãnh đạo tài năng, vì vậy hãy từng bước nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc của mình trong công việc để từng bước nâng tầm khả năng lãnh đạo của mình.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng các bạn đã tìm được cách phát huy trí tuệ cảm xúc của mình, từ đó thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại.

PHƯƠNG PHÁP ĐI TÌM LẠI SỰ ĐAM MÊ TRONG CÔNG VIỆC

Tìm được một công việc yêu thích, đam mê và đúng chuyên môn là mơ ước của mỗi người. Sau một thời gian với công việc hiện tại bạn thấy mệt mỏi và ngọn lửa nhiệt huyết không còn nữa. Thực ra, đây là phản ứng bình thường của mỗi người sau một thời gian dài làm việc hết công suất. Vậy làm thế nào để bạn có một cuộc sống công sở cân bằng giữa vừa làm vừa chơi hãy cùng nhóm giấy phép lao động tìm hiểu về những gợi ý hữu dụng với bạn khi đang chán nản và muốn tìm lại năng lượng đã mất của mình.

Xin nghỉ phép ngắn hạn

Đừng cố gắng phớt lờ sự mệt mỏi hãy thành thật với chính mình vì đó là cách tốt nhất để tìm lại những đốm lửa còn sót lại. Thay vào đó hãy giải phóng bản thân khỏi cuộc sống công sở và nghĩ đến một hoạt động khác. Nếu có thể hãy tự thưởng cho mình một chuyến du lịch cùng gia đình.
giấy phép lao động
Tìm lại đam mê công việc

Nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực

Theo quy luật Pareto, chất lượng cuộc sống của bạn phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của bạn với các sự kiện diễn ra xung quanh. Từ đó, nếu bạn nhìn nhận sự việc với một tâm trạng bi kịch thì mọi thứ đến với bạn cũng ảm đạm như thế. Ngược lại nếu luôn đón nhận sự việc với một tâm trạng lạc quan thì cho dù kết quả thế nào bạn cũng sẽ hài lòng.

Đặt ra các mục tiêu công việc cụ thể

Việc đặt mục tiêu là để bạn chú tâm thực hiện mục tiêu đó từng bước một từ đó tìm lại niềm vui công việc. Mục tiêu ấy có thể là hoàn thành một dự án mới , một nhiệm vụ sếp vừa giao hay kiếm được một số tiền lớn trong thời gian cụ thể. Cảm giác vừa hoàn thành một việc gì đó là liều thuốc hữu hiệu khiến bạn lấy lại nhiệt huyết.

Mở rộng các mối quan hệ xã hội

Ngoài các mối quan hệ thân thuộc như bạn bè, người thân và đồng nghiệp hãy làm quen với các mối quan hệ ảo. Như tham gia các mạng xã hội Facebook, Twitter, Google+… hoặc làm quen với các bạn mới trong các buổi du lịch, dã ngoại, hội thảo chuyên ngành. Họ sẽ là sự hỗ trợ giúp bạn trong dự án mới hay đơn giản chỉ là người lắng nghe khi bạn có tâm sự buồn.
giấy phép lao động
Tìm lại đam mê công việc

Lời kết về cách tìm lại niềm đam mê công việc

Để tìm lại được tình yêu công việc, các bạn cần lưu ý:
  1. Đầu tiên: bạn cần xác định được bản thân vẫn còn yêu và cảm thấy vui với công việc hiện tại.
  2. Yếu tố thứ hai: Hãy chắc rằng bạn có thể làm chủ tình huống và không để bị nhấn chìm trong công việc hoặc đi lạc trong chính những sở trường của bản thân trước đây. Để làm được điều đó, bạn cần có một kế hoạch để kiểm soát công việc trong những dự án nhất định. 
  3. Giữ liên lạc: Dù đi du lịch hay quyết định nghỉ việc, bạn cũng nên giữ liên lạc với mọi người. Thường xuyên hỏi thăm đến sếp và đồng nghiệp là cách tốt nhất bạn cập nhật thông tin trong ngành hoặc công ty. Mạng xã hội cũng là một cách giúp bạn cập nhật thông tin nhanh chóng. Bạn nên nhớ, người nắm được thông tin sớm nhất luôn là người giành chiến thắng.
Chúng ta đều có thể ý thức được tầm quan trọng của công việc đối với cuộc sống mỗi người. Vì vậy, thay vì phải chạy theo công việc hay đứng bên lề cuộc chơi sao không học cách kết hợp nghỉ và chạy thật hợp lý để duy trì phong độ lâu dài.

Nhóm giấy phép lao động hy vọng qua những chia sẻ trên các bạn sẽ tìm lại được đam mê công việc cho chính mình, từ đó thăng tiến sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại!

BÍ QUYẾT GIAO TIẾP UỐNG LƯỠI 7 LẦN

Một trong những bí quyết khiến bạn giao tiếp hiệu quả là – uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Hãy luôn ngừng một chút trước khi đưa ra câu trả lời. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
giấy phép lao động
Giao tiếp tốt để thành công
Một khoảng ngắn dừng lại sẽ mang lại những lợi ích sau:
  • Đầu tiên tránh được các hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ hơi để nói tiếp.
  • Thứ hai, với việc chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn sẽ thể hiện sự thiếu nghiêm túc trước lời nói của người đối diện.
  • Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người khác tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Việc dừng lại một khoảng ngắn trước khi trả lời thể hiện bạn là người biết giao tiếp.

Đặt câu hỏi khi cần thiết

Một cách khiến bạn trở thành người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi làm rõ vấn đề. Đừng bao giờ cho rằng mình hiểu hết những gì người đối diện đang nói. Nếu bạn thắc mắc hãy hỏi lại điều họ vừa trình bày.

Điều này thể hiện bạn đang rất tập trung vào câu chuyện của người nói. Đồng thời khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một cách liền mạch.

Nhắc lại một cách ngắn gọn

Một bí quyết nữa để trở thành người giao tiếp tốt là nhắc lại lời người nói một cách ngắn gọn bằng ngôn từ của chính bạn. Sau đó cười và nói – Ý của bạn là…?

Nhắc lại lời người nói một cách ngắn gọn thể hiện bạn đang thực sự chú tâm đến nỗ lực thấu hiểu cảm xúc của họ. Điều tuyệt vời khi bạn biết lắng nghe, mọi người sẽ cảm nhận bạn là người thực sự cuốn hút và lần sau họ sẽ muốn kể mọi chuyện với bạn đầu tiên.
giấy phép lao động
Bí quyết giao tiếp đơn giản và hiệu quả

Luôn luôn lắng nghe người nói

Lắng nghe luôn là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tự tin. Bạn càng biết cách lắng nghe người khác càng tin tưởng bạn hơn. Ngoài ra việc chăm chú lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ.

Cuối cùng lắng nghe giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật. Do trí óc của bạn chỉ có thể xử lý từ 500 – 600 từ một phút và mọi người thường chỉ có thể nói ở tốc độ 100 – 150 từ/phút nên bạn phải khó khăn mới duy trì sự tập trung khi nghe người khác nói. Nếu đầu óc bạn không có tính kỷ luật bạn sẽ nhanh chóng phiêu du nơi khác. Rèn luyện kỹ năng nghe giúp bạn rèn luyện tính cách và nhân cách của bạn.

Nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ tìm được bí quyết giao tiếp cho riêng mình, từ đó thành công hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!

BÍ QUYẾT GIÚP BẠN GIẢM STRESS HIỆU QUẢ

Trong cuộc sống, bạn có thể bị stress ở bất cứ đâu. Từ áp lực doanh thu, chi tiêu hàng ngày, giảm lương… đến các bài toán chi phí phát sinh từ gia đình. Dù bạn là nhà quản lý tài ba nhiều kinh nghiệm thì cũng có lúc bạn mất tự chủ khiến bản thân sa vào nỗi lo triền miên. Hãy cùng nhóm giấy phép lao động tìm hiểu cách giảm stress hiệu quả qua bài viết này.
giấy phép lao động
Áp lực nơi công sở

Làm sao để vực dậy tinh thần, lấy lại hứng khởi và giải tỏa những cơn stress đang vây quanh bạn. Hãy thử những mẹo sau và cảm nhận hiệu quả nhé:

Trút bỏ stress theo một cách tích cực

Mỗi cá nhân hãy chọn một phương pháp cho riêng mình, tuy nhiên đừng chọn những việc tiêu cực như uống rượu giải sầu hay quát tháo vợ/chồng con cái mà hãy chọn những phương pháp tích cực hơn. Thử viết nhật ký và nhồi hết tất cả các việc gây áp lực cho bạn rồi sau đó đọc lại chúng. Bạn sẽ nhận ra những điều đó nhỏ hơn rất nhiều so với mức chúng ta cảm nhận.

Bạn cũng có thể giải tỏa bằng cách hát karaoke, hãy một mình gào thét và trút bỏ những áp lực công việc. Hãy tin tôi những mẹo này sẽ giúp bạn vơi bớt phần nào áp lực và khiến đầu óc nhẹ nhàng hơn. Đơn giản hơn, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước và thưởng thức một bản nhạc, hãy nằm đó đến khi bạn bạn thật sự thoải mái.

Học cách nói không

Nhiều người tự tạo áp lực cho mình bằng cách ôm đồm quá nhiều việc. Hãy trình bày với sếp bạn không phải người duy nhất phù hợp với công việc này. Còn nếu bạn là sếp hãy tin tưởng và giao bớt việc cho họ, thay vì cứ nghi ngờ khả năng của họ rồi tự ôm stress vào bản thân mình.

Học cách rộng lượng

Dù bạn thấy lỗi lầm của nhân việc hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra để tha thứ. Bạn có quyền tức giận, nhưng bạn không thể khắc phục lỗi lầm chỉ bằng sự giận dữ, tất cả chỉ làm mọi việc rối thêm. Hãy cứ bình tĩnh, rộng lượng và tha thứ. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và sẽ gần gũi, yêu thương bạn hơn

Thắt chặt các mối quan hệ

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, trong thời kỳ khủng hoảng, hãy tựa vào gia đình và đồng nghiệp để đứng vững. Chia sẻ nỗi lo của bạn với họ và giúp đỡ họ khi khó khăn đến là cách tốt đẹp nhất giúp gia đình, công ty của bạn vững tay chèo trước mọi sóng gió. Bạn hãy thường xuyên thắt chặt các quan hệ đối với bạn bè đồng nghiệp, biết đâu bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ.
giấy phép lao động
Phương pháp giảm stress hiệu quả

Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn stress vì cảm thấy bế tắc trong cuộc sống? Có thể vì tình hình quá khó khăn, nhưng cũng rất có thể do bạn chưa trang bị đủ cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Học hỏi hơn nữa từ thực tế và các nhà lãnh đạo nổi tiếng. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng tốt kỹ năng quản lý có thể giúp bạn giải quyết hầu hết các vấn đề.

Nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã nắm được các bí quyết giúp giảm stress hiệu quả từ đó đạt được hiệu quả cao trong công việc. Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

KỸ NĂNG VIẾT E-MAIL CHUYÊN NGHIỆP

Nếu bạn muốn e-mail xin việc của mình luôn được đọc đầu tiên bởi nhà tuyển dụng hãy áp dụng những quy tắc mà nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ sau đây:

Tiêu đề đúng chủ đề

Một tiêu đề đúng luôn có hai chức năng sau: thu hút sự chú ý của người nhận đồng thời cho biết nội dung chính để để họ quyết định có nên xem tiếp không. Vì thế học cách đặt tiêu đề email ngắn gọn nhưng cần lựa chọn ngôn ngữ kỹ càng để thông báo cho người nhận nội dung chính xác. Nếu email của bạn mang tính định kỳ hàng tuần, hàng tháng thì bạn nên thêm ngày tháng vào tiêu đề email.
giấy phép lao động
Kỹ năng viết email chuyên nghiệp
Không ai muốn phải nhận thư rác, vì vậy tiêu đề email phù hợp sẽ khiến cơ hội người nhận đọc email của bạn cao hơn hoặc có thể họ sẽ chẳng bao giờ mở ra. Bạn cũng đừng bao giờ bỏ trống phần tiêu đề của email. Việc này cũng giống như xuất bản một bài báo không tên.

Mỗi chủ đề cho một email…

Nếu bạn muốn trình bày các vấn đề với một ai đó, hãy chia email riêng cho một chủ đề. Khi đó người nhận sẽ dễ dàng quản lý email của bạn. Việc viết email theo từng chủ đề cũng giúp bạn nhận được các câu trả lời rõ ràng hơn.

Cũng giống như thư tín truyền thống, nội dung email cũng cần cô đọng, xúc tính và truyền tải đủ nội dung. Bạn nên sử dụng từ ngữ liên quan trực tiếp đến lời muốn nói, và nêu rõ lý do viết email ở đoạn đầu tiên.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản hồi

Hãy có người nhận biết rõ về phương thức bạn muốn họ trả lời, chẳng hạn qua điện thoại hay găp trực tiếp. Bạn cần đảm bảo các thông tin quan trọng như tên, chức vụ, thông tin liên lạc để người nhận hồi đáp được nhanh hơn.

Hãy sử dụng email một cách chuyên nghiệp

Nếu bạn sử dụng email thường xuyên, bạn nên dọn dẹp hộp thư của mình. Còn nếu bạn muốn trả lời một email nhưng không đủ thời gian, hãy gửi một email thông báo đã nhận được email. Đồng thời cho biết thời gian bạn sẽ trả lời chính thức email của họ. Khi bạn không thể check email trong một thời gian dài, bạn cần thiết lập chế độ trả tự động để thông báo rằng bạn không thể trả lời.
giấy phép lao động
Viết một email chuyên nghiệp dễ dàng

Email nội bộ cũng cần sự chuyên nghiệp!

Bạn nên thường xuyên check email để đảm bảo cập nhật thông tin liên lạc cho sếp và đồng nghiệp, vì chúng thường liên quan trực tiếp đến tiến độ dự án hoặc vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, một email nội bộ cũng cần chuyên nghiệp giống như email bạn gửi cho một người lạ vậy. Vì thế hãy đảm bảo email của bạn được kiểm tra chính tả và tránh các từ lóng.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã ý thức được tầm quan trọng của một email chuyên nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại!

CHUYỂN HƯỚNG SỰ NGHIỆP THÀNH CÔNG

Chắc hẳn bạn từng nghe Eric Cantona – huyền thoại bóng đá người Pháp giã từ sự nghiệp bóng đá khi mới 30 tuổi dù đang ở đỉnh cao phong độ. Cantona nói rằng, anh đã mất niềm đam mê thi đấu dù bóng đá có mang lại cho anh tiền bạc hay vinh quang anh cũng không thể tiếp tục gắn bó với môn thể thao này. Dù theo đuổi công việc mới – nghệ thuật thứ 7 với vai trò đạo diễn, diễn viên kiêm nhà sản xuất, anh đã đạt được thành công khi bộ phim – Looking for Eric do anh sản xuất được đề cử giải Oscar 2009. Hãy cùng nhóm giấy phép lao động tìm hiểu về nhân vật này!

Nếu bạn cho rằng: vì Eric Cantona đã có tất cả tiền bạc, danh vọng nên anh có thể dễ dàng theo đuổi đam mê của mình. Nhưng nhìn nhận theo một hướng khác bạn phải đồng ý rằng: Anh đã vô cùng can đảm khi quyết định rời khỏi vùng an toàn đang mang lại cho anh cả vinh quang và vật chất để dấn thân vào vùng đất mới.
giấy phép lao động
Chuyển hướng sự nghiệp thành công

1. Nguyên nhân nào khiến bạn muốn thay đổi.

Vì bạn nghĩ nghề nghiệp đang làm không phù hợp khả năng, bạn chưa bao giờ yêu thích công việc này, vì lương quá thấp so với năng lực hay đơn giản là do bạn bè của bạn đã nhảy việc thành công. Sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra, nhưng tôi khuyên bạn nên suy xét thật kỹ trước khi quyết định. Bạn cần hiểu rõ, nếu bạn nhảy việc vì những lý do nhất thời hay vì căng thẳng, xích mích với đồng nghiệp… thì hãy thả lỏng và cho bản thân cơ hội nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.

2. Xác định rõ ngành nghề phù hợp

Mỗi nhóm tính cách sẽ có nhóm ngành nghề phù hợp khác nhau, bạn rất muốn trở thành một nhân viên kinh doanh nhưng nếu bạn không có khả năng giao tiếp, thiết lập quan hệ hay chịu áp lực cao từ doanh số thì nghề Sale không thực sự dành cho bạn. Bạn muốn chuyển sang nghề mới hay muốn lập công ty theo nghề cũ để thỏa sức vùng vẫy. Bạn mong muốn công việc thế nào và sự phù hợp của bạn với ngành nghề tương lai là những điều cần được xem xét kỹ lưỡng. Bạn không thể theo nghề báo chí chỉ vì thấy nghề này thú vị, được đi nhiều và tiếp xúc với nhiều người… trong khi đó ngành báo chí yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng viết và khả năng sáng tạo vô biên.

3. Bổ sung các kỹ năng liên quan đến công việc mới.

Việc trau dồi kỹ năng cho công việc mới nên được tiến hành trước khi bạn quyết định nhảy việc. Nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới bạn cần học rất nhiều để có được những kỹ năng đáp ứng tốt cho công việc. Những khóa học bồi dưỡng thường tốn khá nhiều chi phí nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Cập nhật kiến thức và nghe lời khuyên từ những người đi trước là những gợi ý khi bạn muốn hạ cánh an toàn với nghề mới.
giấy phép lao động
Chuyển hướng sự nghiệp phải khôn khéo

4. Tạo bước đệm trước khi làm lại từ đầu

Bạn có thể vừa học vừa làm như một thợ tập sự trước khi chính thức tham gia lĩnh vực mới. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng lĩnh vực bạn quan tâm qua sách báo, Internet, bạn bè người thân đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đó để có thêm kinh nghiệm thực tiễn. Khi bạn thấy thực sự tự tin với kiến thức của mình, lúc ấy bạn sẽ đạt được thành công như bạn mong chờ.

Ngoài ra, chuyển nghề không có nghĩa bạn cắt đứt tất cả các liên hệ cũ. Không ai có thể thành công một mình, hãy giữ vững các quan hệ tốt đẹp đã có được và xem đó là của để dành vì biết đâu ngành nghề mới sẽ cần những quan hệ này.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã nắm được các bí quyết để có thể chuyển hướng sự nghiệp một cách thành công. Xin chào và hẹn gặp lại! 

TRUYỀN LỬA TRUYỀN THÀNH CÔNG CHO NGƯỜI KHÁC

Hẳn các bạn còn nhớ cách Steve Jobs – giám đốc điều hành tập đoàn Apple ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học danh tiếng Stanford. Chẳng cần phải hô hào, kể lể thành tích, nhưng bài phát biểu của ông đã gây ra một chấn động lớn trên Internet ngay sau đó.

Không bàn tới phần nội dung của bài phát biểu bởi nó quá xuất sắc, ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh khác giúp bài phát biểu của Steve Job thành công rực rỡ, đó là phong cách truyền đạt và sự tự tin không tìm ở đâu khác được. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
giấy phép lao động
Truyền đam mê cho người khác

Chuẩn bị thông tin thật kỹ

Dù là một bài diễn văn quan trọng hay chỉ là một câu nói hướng dẫn, thì điều kiện đầu tiên vẫn là phải đầy đủ thông tin, bố cục chặt chẽ và có dàn ý rõ ràng. Bạn nên nghĩ kỹ về những gì mình sẽ trình bày, đã có mở bài, diễn giải và đã đủ các ý cần nêu hay chưa. Một sự chuẩn bị tốt sẽ là khởi đầu của thành công, ngược lại việc chuẩn bị sơ sài sẽ khiến công việc trở nên trắc trở, bắt nguồn từ việc nhân viên không hiểu được ý bạn trình bày hoặc hiểu sai. Những điều này hoàn toàn có thể được kiểm soát từ việc mình nói hoặc viết ra, chỉ cần bạn thực sự chú ý.

Chỉ cần một thông điệp chính.

Một bài thuyết trình tốt chỉ nên chứa một thông điệp chính. Bởi trí nhớ và tốc độ tiếp cận thông tin của người nghe là có hạn, việc đưa ra quá nhiều thông tin cũng chỉ khiến người nghe thêm phần rối rắm, chẳng biết đâu mà lần. Bên cạnh đó, thông tin cần ngắn gọn và không vòng vo mà nên đi thẳng vào chủ đề ngay sau câu mở đầu.

Nhấn mạnh và lặp lại

Đề cập đến dàn ý ngay từ đầu là phương pháp phổ biến giúp người nghe có thể hình dung được nội dung của thông tin. Ở phương pháp này nhằm nhấn mạnh ý chính và gây ấn tượng với người nghe. Trong phần truyền đạt của mình, bạn cũng cần biết nên nhấn mạnh các ý chính ở đâu, tuy nhiên cũng đừng nên lạm dụng quá.

Lắng nghe và thảo luận

Một nhà lãnh đạo cần biết cách truyền đạt tốt nhất và luôn tìm hiểu xem nhân viên đã nắm rõ vấn đề chưa, hãy đặt cho nhân viên các câu hỏi để tìm hiểu xem nhân viên đã hiểu vấn đề chưa. Đồng thời khuyến khích họ thảo luận để đưa ra được ý kiến tốt nhất.

Thái độ truyền đạt

Thái độ luôn là một yếu tố quan trọng, quyết định phần truyền đạt của bạn có thành công hay không. Thái độ đó chứa trong các ngôn từ, giọng nói và chuyển động cơ thể của bạn. Nếu dùng từ quá cao ngạo hoặc giọng nói của bạn quá thô lỗ thì ngoài việc khiến người khác run như cầy sấy hoặc đầy bất mãn thì chẳng tiếp nhận được thông tin gì.

Ngoài ra, người quản lý cần phải điều chỉnh cách cư xử của mình sao cho phù hợp với nhân viên. Tùy vào trình độ học vấn cũng như tuổi tác, văn hóa.
giấy phép lao động
Không bao giờ từ bỏ
Ở những công ty vừa và nhỏ, lượng nhân viên ít văn hóa công ty cởi mở gần gũi, thì khoảng cách giữa quản lý và nhân viên có thể thu hẹp và vì thế có thể linh động hơn. Tuy nhiên cũng vẫn nên thực hiện theo các bước vừa nêu, vì giữa sếp và nhân viên vẫn cần một khoảng cách nhất định.

Truyền đạt là truyền lửa

Sau tất cả, mục đích của việc truyền đạt thông tin là để thực hiện các công việc trôi chảy để đạt được mục tiêu chung. Để làm được điều đó mỗi người nên hiểu rõ sứ mệnh của mình cũng như làm việc hết sức vì nhiệm vụ đó. Chính vì thế một người quản lý tốt phải đốt được ngọn lửa đam mê cho chính bản thân mình, từ đó ngọn lửa đam mê của họ sẽ được truyền đến người khác một cách tự nhiên và bền vững. Như thông điệp bài diễn thuyết của Steve Jobs đã làm được.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ tìm được cách tăng cường khả năng lãnh đạo của mình, từ đó thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại!

KỸ NĂNG MỀM TRONG KINH DOANH

Hãy tưởng tượng bạn đang đàm phán ký kết một hợp đồng lớn với một khách hàng quan trọng, chuyện chưa ngã ngũ thì khách hàng nổi giận đòi bỏ về; hay bạn phải thuyết trình giới thiệu ý tưởng một dự án mới, vậy mà cứ đứng trước phòng họp là bạn run rẩy, ấp úng chẳng thể nói nên lời, dẫn đến xôi hỏng bỏng không. Vậy vì sao lại thế? Câu trả lời là có một vài yếu tố quan trọng trong kinh doanh mà bạn chưa nắm được.

Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp lại như: cách giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, làm việc nhóm… Kỹ năng mềm được tạo ra giúp chúng ta chinh phục người khác theo cách tích cực nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm trong kinh doanh

Một phần quan trọng trong kinh doanh

Kinh doanh là gì? Là tất cả các yếu tố về quan hệ, truyền thông, sự quảng bá các sản phẩm theo hướng tích cực và tạo ấn tượng mạnh. Trong kinh doanh, suy nghĩ và hành động thôi là chưa đủ. Chúng ta phải tiếp xúc lâu dài với rất nhiều người và chịu tác đông qua lại lẫn nhau. Vì vậy kỹ năng mềm với mục tiêu nhắm vào các quan hệ giữa con người với con người – trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh.

Không phải nói quá, đây chỉ là những kỹ năng mà thường ngày bạn không mấy để ý, nhưng những kỹ năng này lại góp phần quan trọng trong sự thành công của bạn. Nó có thể quyết định bạn có thể ký được một hợp đồng hay không. Nắm vững và phát huy các kỹ năng này sẽ giúp bạn chiếm được lợi thế cạnh tranh và tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp nhằm mang lại lợi ích tốt đẹp cho bản thân.

Cần thiết cho mọi người

Kỹ năng mềm rất cần thiết cho những người làm quản lý, giám đốc và các vị trí cấp cao, tuy nhiên nó cũng rất hữu ích với những người phải tiếp xúc nhiều với đối tác, khách hàng và cả đồng nghiệp.

Nếu kỹ năng mềm được coi trọng trong các ngành nghề nhất định như chăm sóc khách hàng, bán hàng chính trị gia… Thì các ngành khác như IT, kế toán lại quên mất tầm quan trọng của kỹ năng này. Trong thực tế mọi ngành nghề chúng ta đều cần kỹ năng mềm để quản lý nhân viên, giao tiếp với đồng nghiệp hay trình bày một ý tưởng với toàn bộ công ty.

Có những người được trời phú cho một kỹ năng mềm tuyệt vời, trong khi số khác phải tích cực trau dồi để có thể nắm bắt được kỹ năng này. Trong chúng ta, luôn có những người sợ nói chuyện với đám đông hay ngại làm việc với người lạ lại luôn có những người hay khoa trương nổ quá mức. Học được kỹ năng mềm giúp bạn cư xử khéo léo và cân bằng mọi thứ.

Quyết định 80% sự thành đạt

Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm quyết định 80% sự thành đạt của mỗi người. Bạn chỉ thành công khi nắm được chìa khóa kết hợp giữa kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn. Trong đó kỹ năng mềm giữ vai trò quyết định.
kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm của bạn là gì?
Phương pháp duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm hiệu quả là học hỏi từ cuộc sống, cách cư xử, hành động của những người xung quanh. Học phải đi đôi với hành, hãy tiếp xúc với nhiều người hơn, áp dụng những gì đã học được vào thực tế để nhuần nhuyễn cách giao tiếp, sự tự tin, tính quyết đoán…, tạo cho mình những phản xạ tức thời khi gặp tình huống thực tế.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình bí quyết để phát triển kỹ năng mềm của bản thân, từ đó thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại!

COO - NGƯỜI ĐẦU BẾP CỦA CÁC TẬP ĐOÀN

Có điểm gì giống nhau giữa COO (Chief Operating Officer) và người đầu bếp? Thoạt nhìn thì không, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một vài điểm chung: Nếu bạn muốn thành công trong nghề nghiệp, bạn cần định hướng và kết hợp các nguồn lực một cách khéo léo nhất. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Nếu niềm vui của người đầu bếp là chế biến các nguyên liệu đơn giản thành những món ăn phù hợp thì COO lại tìm thấy niềm tự hào khi kết hợp được tài năng, trí và vật lực trong doanh nghiệp để tạo nên thành công. Đem lại vật chất thiết thực cho chủ sở hữu. Đó là một nghề nhiều thách thức nhưng cũng đầy vinh quang.
giấy phép lao động
COO giám đốc điều hành các tập đoàn

Luôn có mặt ở điểm nóng

Xét về vai trò, COO và CEO luôn có sự khác biệt. Nếu CEO là cầu nối giữa hội đồng quản trị với ban lãnh đạo của doanh nghiệp thì COO lại là cầu nối giữa phần còn lại của doanh nghiệp với CEO. Nếu CEO là bộ não hoạch định chiến lược phát triển cho công ty thì COO chính là người thực hiện nó. Do những đặc thù này nên đôi khi xảy ra chuyện CEO không nắm rõ các hoạt động tại công ty bằng COO.

Điều hành hoạt động của một doanh nghiệp có phải công việc dễ dàng? Hoàn toàn không đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Những điểm nóng có thể mọc lên bất cứ lúc nào, nhiệm vụ của COO là nhanh chóng điều phối nguồn lực để dập tắt chúng. Sau đó, COO phải nhanh chóng có các biện pháp để hạn chế tối đa những biến cố có thể xảy ra. Ngoài ra, COO còn có một nhiệm vụ quan trọng đó là đào tạo, huấn luyện và truyền nhiệt huyết để nhân viên có thể tự phát triển khả năng của mình.

Do mối quan hệ mật thiết với CEO nên điều kiện quan trọng nhất để làm một COO giỏi là khả năng quan hệ và hòa hợp với các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp. Cặp đôi CEO – COO cần phải có một tầm nhìn và động lực chung để cùng nhau hợp tác tìm ra hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. Trong ngành CNTT- Viễn Thông thế giới ai cũng biết chuyện Ed Zander khi còn làm COO ở Sun Microsystems đã thường xuyên mâu thuẫn với CEO là Scott McNealy. Cả hai thường hiếm khi nhìn về một hướng. Hậu quả là tập đoàn Sun Microsystems đã hoạt động không hiệu quả trong một thời gian dài.

Điều kiện thứ hai là COO cần có kiến thức tổng quát về lĩnh vực mình quản lý. Cũng như dày dặn những kỹ năng đặc thù của ngành quản trị như giao tiếp, hoạch định và giải quyết vấn đề. Một COO giỏi phải là người có thái độ đúng đắn, biết động viên cấp dưới, cũng như phê bình họ khi họ mắc lỗi. Chẳng hạn khi cấp dưới không hoàn thành chỉ tiêu một quý hãy phê bình thẳng thừng. Một COO giỏi nên khen ngợi những nỗ lực của họ trước khi cố gắng phê bình nhắc nhở họ.

Đặc biệt, COO phải là người quyết đoán. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, trở ngại, COO cần có khả năng tự giải quyết, không thể lúc nào cũng cần sự chỉ đạo của cấp trên. Có thể hình dung COO giống như người lái xe còn CEO lại là người dẫn đường. Khi gặp chướng ngại, người lái xe cần tìm cách lách qua trước khi nghe thông tin từ người dẫn đường. Nếu không tai nạn là điều khó tránh khỏi.

COO – Khi kiến thức và kinh nghiệm hợp lực

Một thạc sĩ kinh doanh mới tốt nghiệp chưa trực tiếp quản lý bao giờ liệu có thể làm COO ngay được không? Muốn trở thành một COO, cách tốt nhất là bạn nên khởi nghiệp từ phòng kinh doanh hay một dự án doanh nghiệp sau đó thăng tiến từng bước qua từng bộ phận. Đây là những giai đoạn giúp bạn tích lũy được các kinh nghiệm quý báu từ kinh nghiệm quản lý đến kiến thức chuyên môn. Ngoài ra các khóa học chuyên ngành cũng giúp bạn tiếp thu thêm kiến thức.
giấy phép lao động
COO đầu tàu của một doanh nghiệp

Người kế vị CEO

Nhiều công ty có chính sách đào tạo COO để trở thành CEO. Chẳng hạn Continental Airlines, CEO Gordon đã bổ nhiệm Larry Kellner làm COO với mục đích đào tạo ông làm người kế nhiệm. Chính sách này có ưu điểm là giúp người kế vị có nhiều thời gian làm quen với những nhiệm vụ của CEO. Tuy nhiên nó cũng đồng thời tạo ra sức ép rất lớn cho COO khiến họ làm việc không được như ý.

Trong các tập đoàn, COO là nhân vật số 2 chỉ sau CEO. Dù là số 2 nhưng mọi trải nghiệm và kiến thức cũng chẳng kém số 1. Để đạt được vị trí COO bạn cũng cần những tiêu chuẩn khắt khe về kiến thức, sức khỏe và kinh nghiệm thực tế… Bạn muốn vươn lên đỉnh cao nhất của nghề quản trị, hãy phấn đấu để trở thành một COO thành công trước.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng các bạn đã định hướng được con đường phát triển bản thân, để có thể bước lên đỉnh cao nhất của nghề quản trị. Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

SỰ CÂN BẰNG GIỮA CHO VÀ NHẬN TRONG QUẢN LÝ CÔNG VIỆC

Học thuyết Công Bằng là một lý thuyết về sự động viên nhân viên do Stacey Adams, nhà tâm lý học và hành vi đưa ra vào năm 1963. Cũng như nhiều học thuyết nổi tiếng khác Thuyết Công Bằng đưa ra những yếu tố ngầm tác động đến sự đánh giá của nhân viên về công việc của họ. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Theo học thuyết này, sự công bằng sẽ giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn đồng thời gia tăng sự hài lòng của họ với công việc. Ngược lại nếu họ thấy đóng góp của họ nhiều hơn những gì được nhận họ sẽ dần mất đi sự hào hứng làm việc. Nhân viên có thể thể hiện sự bất mãn bằng nhiều cách: giảm sự hào hứng, không còn nỗ lực như trước, trở nên cáu kỉnh hoặc tệ hơn là nghỉ việc.
giấy phép lao động
Học thuyết Công Bằng trong công việc
Học thuyết công bằng thừa nhận, nhân viên không chỉ quan tâm đến khối lượng phần thưởng mà họ được nhận, mà còn cả tới mối quan hệ giữa khối lượng đó với những gì người khác được nhận. Các đầu vào như trình độ học vấn, kinh nghiệm, tài năng thường được đem ra so sánh với mức lương. Khi có sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ suất đầu vào và đầu ra sẽ bắt đầu xuất hiện sự căng thẳng. Sự căng thẳng này có thể tạo ra động lực cho sự phấn đấu để giành được cái mà họ cho là thỏa đáng.

Tạo sự cân bằng trong việc động viên nhân viên

Khi muốn gia tăng sự hài lòng của họ với công việc. Thuyết Công Bằng là công cụ hữu hiệu cho họ. Để làm được điều này, bạn cần đánh giá mức độ cân bằng giữa sự đóng góp của nhân viên với thành quả họ nhận được. Những đóng góp của nhân viên thường là: sự nỗ lực, chăm chỉ, lòng trung thành, kỹ năng nghề nghiệp, sự linh hoạt, bao dung và niềm tin vào cấp trên.v.v.
giấy phép lao động
Sự cân bằng giữa cho và nhận của các nhân viên
Có nhiều yếu tố trong danh sách không tương đồng với nhau và khó để định lượng. Tuy nhiên bạn nên tìm cách cân bằng giữa đóng góp của nhân viên với thành quả họ nhận được. Từ đó giúp họ thấy cân bằng và làm việc có hiệu quả cao hơn.

Nếu sự cân bằng này bị lệch về phía doanh nghiệp, các nhân viên sẽ tự tìm sự công bằng cho mình như đòi tăng lương. Một số khác sẽ giảm tinh thần làm việc hoặc thậm chí nghỉ việc. Nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng, qua những chia sẻ trên các nhà lãnh đạo đã tìm được cách cân bằng giữa quyền lợi và khối lượng công việc của nhân viên, từ đó giúp họ hài lòng hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!

GIẢI QUYẾT LÀM VIỆC “KÉM” HIỆU QUẢ CHO NHÂN VIÊN

Nhân viên làm việc kém! Quét sạn hay đối mặt? đây là vấn đề nóng hổi ở nhiều công ty. Có nhiều lý do khiến một nhân viên làm việc kém, và câu hỏi được đặt ra là chúng ta giải quyết tình trạng này như thế nào, chọn cách đơn giản là sa thải nhân viên hay đối mặt cùng nhau phân tích vấn đề để tìm ra giải pháp? Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Trong buổi hội thảo – Quản lý nhân viên có hiệu suất làm việc kém, hàng trăm nhà quản lý đã thống nhất chọn ra phương án đối mặt, bởi sa thải nhân viên chỉ là hành động xử lý mang tính tiêu cực và tạm thời.
giấy phép lao động
Tăng năng suất cho nhân viên

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Không hiếm những doanh nghiệp cho nhiều nhân viên nghỉ việc. Có lẽ do công việc quá bận rộn mà các nhà quản lý thường để nước đến chân mới nhảy, chuyện đã không xảy ra nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ sớm. Vậy phải làm thế nào?

Trước khi thực hiện công tác quản lý nhân viên hiệu suất kém, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những nhân viên làm việc kém như:

Tiêu chí chọn nhân viên phải rõ ràng, tìm hiểu thái độ và tính cách nhân viên ngay từ vòng phỏng vấn, và xem xét liệu nhân viên đó có phù hợp với văn hóa công ty không.
Bản mô tả công việc phải thật chi tiết và cụ thể cho từng người.
Nêu rõ những trách nhiệm của nhân viên trong hợp đồng. Xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến hiệu suất công việc kém.

Luôn theo dõi và nhắc nhở nhân viên để họ yên tâm làm việc. Đối xử bình đẳng với các nhân viên không thiên vị ai.

Truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Quản lý cũng là bác sỹ

Nhà quản lý cũng kiêm trách nhiệm bác sỹ trong công ty, khi cần thiết phải luôn sẵn sáng chuẩn mạch đoán bệnh nếu xảy ra tình trạng nhân viên làm việc hiệu quả kém. Để bắt mạch được nhân viên có làm việc kém hay không, ngoài việc nhìn vào hiệu suất làm việc. Người quản lý phải nắm được các dấu hiệu như, mất tự tin, thiếu trung thực, mất tập trung… của nhân viên.

Sau khi bắt mạch các vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân từ bản thân nhân viên cũng như môi trường xung quanh để biết lý do: do năng lực bản thân nhân viên, giao tiếp kém, do bị stress, hoàn cảnh gia đình… hay do các yếu tố khách quan như khối lượng công việc quá sức, môi trường làm việc kém, hay bị cô lập trong công sở… có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Xác định rõ nguyên nhân sẽ khiến bạn đưa ra các giải pháp thích hợp để chữa bệnh.
giấy phép lao động
Bệnh làm việc "kém" của nhân viên
Cách chữa bệnh tùy thuộc rất nhiều vào cá nhân từng người, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể và đánh giá của nhà quản lý. Nếu do năng lực chuyên môn, giao tiếp kém thì người quản lý có thể kèm cặp và hướng dẫn cụ thể. Nếu xuất phát từ chuyện riêng như stress, sức khỏe hay vấn đề gia đình thì công ty nên có hành động giúp đỡ cụ thể.

Còn nếu do yếu tố khách quan như bị giao việc quá sức, quy trình làm việc kém, bị cô lập… thì người quản lý nên coi lại toàn bộ quy trình làm việc của công ty.

Quản lý không phải một việc dễ dàng, nhất là ở các công ty lớn, vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh những trường hợp nhân viên làm việc kém. Một bác sỹ chữa bệnh giỏi sẽ được mọi người yêu mến, còn một bác sỹ biết cách giúp mọi người phòng bệnh thì càng đáng được khâm phục.
Qua những chia sẻ trên nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ tìm được cách cải thiện hiệu quả công việc của mình, từ đó thăng tiến hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CỐ VẤN NGHỀ NGHIỆP TỐT CHO NHÂN VIÊN

Cố vấn là kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo. Bên cạnh việc quản lý và động viên tinh thần làm việc của nhân viên – người cố vấn còn có nhiệm vụ phải học hỏi, phát triển các kỹ năng làm việc hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể thực hiện việc này ngay trong công ty hoặc thông qua mạng lưới quan hệ của bạn. Bài viết này của nhóm giấy phép lao động giúp xác định nghề cố vấn có thích hợp với bạn hay không.

Cố vấn nghề nghiệp là làm gì?

Nghề cố vấn có thể mang lại những trải nghiệm quý báu cho bạn, về cả nhân sự và nghề nghiệp. Bạn có thể rèn giũa khả năng lãnh đạo, truyền đạt và cách nhìn nhận sự việc theo những góc độ mới để vươn tầm trong sự nghiệp và đạt được sự thoải mái về cái tôi trong công việc.
giấy phép lao động
Cố vấn nghề nghiệp cho nhân viên

Tiêu chuẩn của một nhà cố vấn?

Ngay cả khi bạn ý thức được lợi ích mà nghề cố vấn mang lại, bạn cũng cần nhắc nhở xem nó có thực sự phù hợp với mình không. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
  • Bạn có muốn chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của mình với người khác không?
  • Bạn có thích động viên và khuyến khích người khác?
  • Bạn có dễ dàng trả lời các câu hỏi hóc búa?
  • Bạn có muốn đóng góp và thành công của người khác?
  • Bạn có sẵn lòng dành thời gian cho người được cố vấn?
  • Nghề cố vấn có giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp không?
  • Ý thức đóng góp cho cộng đồng của bạn như thế nào?
  • Bạn muốn cố vấn cho lĩnh vực nào?
  • Có lĩnh vực nào bạn e ngại không?

Chuẩn bị trước khi bắt tay vào việc!

Mặc dù bạn có thể muốn nhảy việc ngay, nhưng hãy cân nhắc các điều sau:
  • Tần suất gặp gỡ: bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho một mối quan hệ? Bạn gặp bạn bè sau bao lâu: mỗi tuần, tháng hay nhiều hơn? Bạn có chấp nhận bỏ thêm thời gian cho một mối quan hệ?
  • Cách tiếp xúc: Bạn thích gặp mặt trực tiếp, gọi điện hay gửi email hơn? Bạn thích ai là người chủ động liên lạc trước? Liệu có dịch vụ nào có thể thay thế như Skype hay Massage không? 
  • Thời gian cố vấn: Bạn muốn cố vấn trong thời gian bao lâu? Bạn có cần đánh giá lại hiệu quả sau mỗi lần cố vấn không?
  • Kỹ năng và kiến thức: những kiến thức chuyên môn nào bạn có thể mang vào nghề cố vấn?

Giới hạn của việc cố vấn

Khi xây dựng quan hệ với người được cố vấn, hãy xác định những việc bạn có thể và không thể làm. Hãy tự tin trả lời các câu hỏi để xác định rõ các thắc mắc. Sau đó, khi đã tìm được người cần cố vấn, bạn sẽ hiểu rõ những lĩnh vực nào bạn sẽ làm và không làm.
giấy phép lao động
Nghề cố vấn nghề nghiệp
Kiểm soát các mối quan hệ về lĩnh vực mà bạn chịu trách nhiệm. Hãy chú trọng vào kiến thức chuyên môn của bạn. Nếu gặp một vấn đề ngoài tầm hiểu biết hãy giới thiệu một chuyên gia khác cho người được cố vấn.

Ví dụ, nếu cuộc thảo luận có liên quan đến vấn đề luật lao động hoặc nhân quyền hãy giới thiệu cho người được cố vấn một luật sư mà bạn tin tưởng trong lĩnh vực này. Với vai trò cố vấn, bạn có thể đồng thời là người bạn thân cho người được cố vấn và cho ý kiến khách quan về những vấn đề mà họ gặp phải. Vì thế hãy chuẩn bị trước các xử trí ở những tình huống ngoài chính sự.

Tóm lại, nghề cố vấn sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm bổ ích. Bạn có thể thoải mái thể hiện kỹ năng tư vấn truyền đạt của mình để vươn tầm mới trong sự nghiệp. Việc cố vấn cũng mang lại cho bạn sự thỏa mãn vì bạn biết mình đang giúp một người nào đó thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của nghề cố vấn từ đó có định hướng học tập để có thể trở thành một nhà tư vấn giỏi trong tương lai. Xin chào và hẹn gặp lại!

QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Người lãnh đạo giỏi thường có nhiều dạng quyền lực khác nhau. Một số quyền lực gây khó chịu như quyền lực dựa trên vị trí được bổ nhiệm, khen thưởng, trừng phạt… Những quyền này luôn tỏ ra hữu hiệu nhưng nếu lãnh đạo lợi dụng có thể khiến cấp dưới không thoải mái và lãnh đạo trở nên độc đoán trong mắt họ.

Trong những năm gần đây, xã hội đã có nhiều thay đổi. Quyền tự do cá nhân trở nên mạnh mẽ và con người có thể dễ dàng tìm việc hơn. Vì vậy nhiều người sẵn sàng làm những gì có thể để phản kháng lại các dạng quyền lực tiêu cực này.

Vì vậy, muốn trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả: người lãnh đạo nên áp dụng 3 dạng quyền lực tích cực sau: quyền từ uy tín cá nhân, quyền từ sự ngưỡng mộ của người khác, quyền từ năng lực chuyên môn.
giấy phép lao động
Quyền lực của người lãnh đạo

Quyền lực từ năng lực chuyên môn

Đây là quyền rất quan trọng với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Khi bạn làm lãnh đạo, các thành viên trong nhóm luôn cần bạn định hướng dẫn dắt. Họ cần niềm tin rằng bạn có định hướng chính xác và điều phối các hoạt động để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu mọi người trong nhóm xem bạn là một chuyên gia đích thực, thì họ sẽ lắng nghe bạn hơn khi bạn cố gắng thuyết phục họ làm gì đó. Ngoài ra nếu bạn có tài, bạn sẽ dễ dàng động viên họ làm việc hơn:
  • Sự ngưỡng mộ làm họ có niềm tin vào sự chỉ dẫn của bạn và làm việc hiệu quả hơn.
  • Nếu họ tin tưởng vào tài phán đoán của bạn. Họ sẽ tin vào khả năng chỉ đạo điều hành của bạn hơn. 
Nếu họ thấy rõ năng lực của bạn, họ sẽ tin tưởng bạn đủ trí tuệ để hướng những nỗ lực của họ về một mục tiêu xứng đáng nhất.

Làm thế nào để xây dựng quyền lực này?

Nâng cao năng lực chuyên môn: người lãnh đạo nên tích cực cập nhật thông tin tổng quát về ngành nghề của mình cũng như các công việc liên quan. Tuy nhiên nếu chỉ kết bạn với những người tài giỏi thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là mọi người, để công nhận tài năng và coi bạn là một người cố vấn đáng tin cậy vì vậy trong cuốn – Nghệ thuật lãnh đạo tác giả đã chỉ ra các bước để xây dựng quyền lực từ năng lực chuyên môn.

Quảng bá năng lực bản thân: Trong mỗi ngành nghề năng lực chuyên môn thường được đánh giá qua trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm tích lũy được. Vì vậy người lãnh đạo cần khéo léo giới thiệu mình cho cấp dưới, đồng nghiệp về trình độ học vấn của mình.

Hãy đề cập những kinh nghiệm hay bằng cấp trước đây một cách khéo léo. Ví dụ: bạn có thể nói – Khi còn làm kỹ sư trưởng ở GE tôi cũng đã gặp vấn đề tương tự như thế này. Tuy nhiên bạn nên hạn chế vận dụng vì có thể gây phản cảm.

Giữ gìn danh tiếng: một khi đã tạo được danh tiếng, bạn nên bảo vệ hình ảnh của mình. Những lời nói bất cẩn có thể làm mất hình tượng của bạn. Nếu được yêu cầu tham gia một dự án có khả năng thành công thấp, hãy cân nhắc và đưa ra các lý do tại sao không nên thực hiện dự án này.
giấy phép lao động
Xây dựng quyền lực cho lãnh đạo
Hành động quyết đoán khi gặp khó khăn: Trong tình huống nước sôi lửa bỏng cấp dưới sẽ tin tưởng hơn vào một người lãnh đạo dám nhận trách nhiệm thay vì đổ trách nhiệm cho cả nhóm. Những lúc như vậy cấp dưới sẽ xem khả năng tự tin, kiên định của lãnh đạo như một tín hiệu thể hiện năng lực của bạn. Ngay cả khi bạn không biết nên xử lý như thế nào, bạn cũng không nên mất bình tĩnh vì cả nhóm đang trông chờ vào quyết định của bạn.

Cập nhật thông tin: Quyền lực từ năng lực chuyên môn được hình thành từ tài năng của bạn. Muốn thuyết phục người khác, bạn cần nắm vững những thông tin mới nhất và thường xuyên cập nhật tình hình trong nhóm, trong công ty và môi trường bên ngoài của bạn.

Cấp dưới có thể không thích bất cứ so sánh nào nếu sự khác biệt là quá lớn. Họ cũng sẽ cảm thấy bực mình nếu người lãnh đạo cư xử một cách kiêu ngạo về năng lực nổi trội của mình. Điều này làm giảm uy tín của bạn rất lớn. Từ những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng bạn đã biết cách xây dựng quyền lực lãnh đạo của riêng mình, từ đó thăng tiến trong sự nghiệp. Xin chào và hẹn gặp lại!