Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỐT KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO ỨNG VIÊN?

Chị Trang thuộc bộ phận giấy phép lao động đã chia sẻ: Sự thành công của nhân viên là không thể tách rời khỏi những kỹ năng mềm được. Những kỹ năng mềm là rất quan trọng và tôi đánh giá cao nhất là kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Dựa vào điều này mà tôi xem xét ứng viên có thích hợp hay không.

Kỹ năng giao tiếp quan trọng đến vậy sao?

Kỹ năng giao tiếp thể hiện khả năng nói chuyện rõ ràng và dễ hiểu. Vấn đề này rất quan trọng vì nếu ứng viên không thể trình bày một cách mạch lạc và diễn tả được trôi cháy ý tưởng của mình thì làm sao đồng nghiệp hoặc khách hàng cỏ thể hiểu được

NHỮNG ĐIỀU KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO ỨNG VIÊN?
Bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp
Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng giao của ứng viên khi họ nói về qua trình làm việc, kinh nghiệm và thành tích của mình. Ứng viên có thể mắc phải 2 sai lầm lớn sau đây:

Không nói được tổng thể quá trình làm việc

Lỗi này thường gặp nhất khi phỏng vấn, ứng viên chỉ chuyên tâm nói về kinh nghiệm và thành tích mà họ tâm đắc nhất. Do đó khiến cho nhà tuyển dụng không thể thấy được tổng thể quá trình làm việc của họ.

Ứng viên càng bất lợi nếu nhà tuyển dụng không có thêm câu hỏi nào về kinh nghiệm, thành tích và quá trình làm việc.

Lời khuyên dành cho bạn: Trước khi đi sâu vào một vấn đề nào đó thì bạn phải để cho người phỏng vấn thấy được tổng quát về quá trình làm việc của bạn thân.

Trình bày thiếu chuyên nghiệp

Ứng viên có thể khiến nhà tuyển dụng không hiểu bạn nói gì vì cách trình bày dài dòng, thiếu mạch lạc. Còn gì tệ hơn khi mà ứng viên trình bày lộn xộn, người phỏng vấn sẽ đánh giá người đó không có khả năng diễn đạt và không biết cách tổ chức.

Lời khuyên dành cho bạn: Trình bày thẳng vào vấn đề chính, nếu không nhà tuyển dụng mất kiên nhẫn hoặc hiểu sai ý mà ứng viên trình bày. Bạn đang mắc chứng dài dòng nay, hãy làm theo cách sau đây để khắc phục: bạn cần chuẩn bị trước buổi phỏng vấn bằng cách viết những ý chính cần trình bày, sau đó đi sâu và chi tiết vào những ý đó.

Ứng viên có chính kiến, lập trường vững chắc

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên tự tin, có chính kiến và lập trường vững chắc. Chị Trang cho biết là chị đánh giá cao những ứng viên có sức sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Lời khuyên cho bạn: Sự tự tin luôn giúp bạn thành công. Nghe thật kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng, sau đó phân tính và đưa ra câu trả lời tốt nhất. Đưa ra lập trường của riêng mình, nếu nó khác với nhà tuyển dụng thì cũng đừng lo, vì nó không làm người phỏng vấn thất vọng về bạn.

NHỮNG ĐIỀU KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO ỨNG VIÊN?
Khi phỏng vấn cần giữ vững lập trường

Tìm hiểu về công ty tuyển dụng

Nhà tuyển dụng sẽ hơi nghiêng về ứng viên nào biết tìm hiểu và có kiến thức về công ty phỏng vấn. Nếu bạn tìm hiểu về công ty, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn nghiêm túc đối với công việc và muốn được làm việc cho công ty. Nếu biết trước về công ty sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới.

Lời khuyên dành cho bạn: Bạn muốn nhanh có thông tin về công ty thì hãy tìm kiếm nó ở trang web chính của họ, sau đó tìm đến lĩnh vực mà mình tìm hiểu như thị trường, ngành, công việc, văn phòng làm việc… Hoặc bạn tìm hiểu ở những người quen đang làm việc ở đây để biết về cơ cấu tổ chức và văn hóa để biết mình có phù hợp với nơi này không. Một số tạp chí, hồ sơ giới thiệu hoặc các bản tin sẽ là những thông tin hữu ích để bạn tìm hiểu rõ hơn về công ty mà mình muốn làm việc. Ngoài ra kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tiến nhanh đến thành công.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi công ty Việt Uy Tín, công ty chuyên thực hiền nhiều dịch vụ có yếu tố nước ngoài như dịch công chứng, dịch thuật tiếng anh, dịch vụ visa, giấy phép lao động…

NHỮNG NGƯỜI HAY ĐỔI VIỆC ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO?

Bởi vì một vài nguyên nhân mà bạn phải hay đổi việc, nhưng bạn không biết là nhà tuyển dụng sẽ nghĩ thế nào về bạn. Hãy cũng đến bài viết do blog giấy phép lao động thực hiện sau đây để biết.

Khó khăn của những người hay đổi việc

Có hai kiểu ứng viên đổi việc: Dạng thứ nhất là kiểu ứng viên thay đổi công việc liên tục trong cùng lĩnh vực. Dạng thứ 2 là ứng viên thích thay đổi công việc ở nhiều ngành khác nhau.

Nhà tuyển dụng không thích người hay đổi việc
Đối với dạng 1, nhà tuyển dụng đánh giá thấp vì những người này thiếu sự gắn bó và trung thành đối với công ty. Nếu người này đổi việc quá nhiều thì họ làm sao để cho nhà tuyển dụng tin tưởng là họ sẽ làm việc lâu dài cho công ty khi tuyển dụng? Bạn đang là ứng viên kiểu này thì cũng đừng quá lo, họ vẩn dành cơ hội dành cho bạn như những người khác. Bởi vì nhà tuyển dụng quan tâm rằng bạn có thể làm tốt được công việc ở vị trí ứng tuyển không.

Dĩ nhiên là nhà tuyển dụng vẩn lo lắng sự trụng thành của bạn đối với công ty. Những nhà tuyển dụng cũng cho rằng, nếu ứng viên chọn được công việc phù hợp họ sẽ gắn bó và hài lòng với công việc hiện tại, họ sẽ không cần phải đổi việc nữa.

Đối với ứng viên dạng 2, nhà tuyển dụng khá đau đầu khi không biết là ứng viên đó sẽ chuyên về lĩnh vực nào và có phù hợp với công việc của công ty không. Nếu một ứng viên đổi công việc ở những công ty khác nhau và làm những vị trí khác nhau thì nhà tuyển dụng không biết được là người này có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu hay không và sự trung thành, gắn bó có nằm trong tư tưởng của họ.

NHỮNG NGƯỜI HAY ĐỔI VIỆC ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ THẤP
Bạn hay đổi việc nhưng bạn vẩn còn cơ hội nếu bạn có năng lực
Trong hồ sơ tìm việc, bạn có nên che giấu đi những khoảng trống trong hồ sơ hay không? Các bạn thường làm mọi cách để nhà tuyển dụng không thấy được khoảng trống trong thời gian làm việc, bởi vì bạn không muốn phải trả lời câu hỏi từ nhà phỏng vấn về thời gian đó. Chúng tôi khuyên bạn nên nói thật với nhà tuyển dụng, hãy cho họ thấy được sự chân thật của bạn bằng cách trình bày là bạn không tìm được công việc trong khoảng thời gian đó, công ty bạn làm vừa cắt giảm nhân sự và bạn là một trong số những người đó… Các bạn nên biết là nhà tuyển dụng không thường bắt ứng viên nói ra nguyên nhân của khoảng thời gian trống, nhưng nhiều ứng viên vấn muốn che giấu đi nguyên nhân đó. Theo anh Lâm “Nhà tuyển dụng có nhiều cách để biết nguyên nhân thật sự đằng sau khoảng thời gian trống này cho nên các bạn không nên làm như vậy. Tôi đánh giá rất tốt dành cho những ứng viên nói thật. Điều quan trọng ở đây mà tôi quan tâm là họ có thể làm tốt được công việc được giao hay không thôi.”

Bài viết "Những người hay đổi việc được nhà tuyển dụng đánh giá thế nào?" được thực hiện bởi công ty dịch thuật Việt Uy Tin, công ty chuyên thực hiện những dịch vụ có yếu tố nước ngoài như: giấy phép lao động, dịch vụ visa, dịch công chứng...

NHỮNG ĐIỂM LÀM ẢNH HƯỞNG HỒ SƠ TÌM VIỆC

Trước khi bạn gặp nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn thì hồ sơ tìm việc sẽ là cách tiếp cận của ứng viên với họ. Có bao giờ bạn tự hỏi là nhà tuyển dụng có ấn tượng với hồ sơ của mình hay không? Hãy cùng tìm hiểu những điểm làm hồ sơ của bạn qua sự chia sẻ của nhóm giấy phép lao động.

1. Hồ sơ tìm việc bằng tiếng Việt không dùng dấu câu

Ví dụ:
  • Thong Tin Ho So: Quan ly kinh doanh
  • Ho va Ten: Nguyen Lam
Hậu quả:
  • Làm nhà tuyển dụng khó chịu và bối rối vì không biết là người viết muốn thể hiện điều gì.
  • Tiếng việt của chúng ta rất là đa dạng về dấu câu, do đó nhà tuyển dụng không biết nên gọi bạn là gì: Nguyễn Lam, Nguyễn Lâm, Nguyễn Lấm…
 NHỮNG ĐIỂM LÀM ẢNH HƯỞNG HỒ SƠ TÌM VIỆC CỦA BẠN
 Hồ sơ tìm việc cần trình bày cẩn thận

2. Địa chỉ email không liên quan tên bạn

Ví dụ:
Hậu quả:
  • Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không chuyên nghiệp và nghiêm tức nếu email của bạn trẻ con và dài dòng.
  • Những địa chỉ email có tên bạn như nguyenlamspkt@gmail.com, kim_anh@yahoo.com... Sẽ có hiệu quả tốt hơn nhiều.

3. Trong hồ sơ hoàn toàn là chữ in hoa:

Ví dụ:
  •  Mực tiêu nghề nghiệp: TÔI MUỐN ĐƯỢC LÀM VIỆC Ở MỘT CÔNG TY CHUYÊN NGHIỆP.
Hậu quả:
  • Bạn có thể thấy hồ sơ tìm việc được viết toàn bộ chữ in hoa nhìn không đẹp, rườm rà và rối mắt. Nếu viết tiếng Anh mà còn như thế thì không còn tôn trọng người đọc nữa.

4. Mắc lổi chính tả, dấu câu hoặc không viết hoa khi cần.

Ví dụ:
  • Quản lý kế toán – công ty. Tnhh tm thanh lam
Hậu quả:
  • Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên là người không cẩn thận trong công việc.
  • Trường hợp này, nhà tuyển dụng không do dự mà loại hồ sơ này vì một người bất cẩn thì không làm việc tốt được. Ứng viên không thể viết một hồ sơ tốt được thì hàng ngày xử lý công việc như thế nào.

5. Viết đơn giản và sơ sài về kinh nghiệm

Ví dụ:
  • Làm quản lý kế toán – thu chi – kho – công nợ…
Hậu quả:
  • Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm thông tin trong hồ sơ có phù hợp với công ty không. Họ sẽ loại hồ sơ không do dự và không ngó ngàng đến nó.
  • Bạn đã giúp cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng họ không nên chọn bạn.

6. Sử dụng lẫn lộn cả tiếng Việt và tiếng Anh

Ví dụ:
  • Học vấn: Giao Thong Van Tai University of Technology
  • Jan 2004 – Nov 2006
Hậu quả:
  • Nhìn vào đó, nhà tuyển dụng biết bạn là người thiếu cẩn trọng, cẩu thả và hay qua loa. Tệ hơn nữa là họ còn đánh giá được khả năng ngoại ngữ còn hạn chế vì phải sử dụng lẩn lộn cả tiếng Anh và tiếng Việt.

7. Ngôn từ trong hồ sơ không nghiêm túc.

Ví dụ:
  • Trong trường học, tôi từng được biết đến là sinh viên có khả năng kinh doanh, dễ dàng buôn nước bọt và làm được nhiều tiền khi đí học, không bao giờ chịu đói.
Hậu quả:
  • Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra thái độ thiếu ngiêm túc của bạn, nghĩ là bạn muốn đùa vui chứ không muốn tìm việc, vậy tại sao họ phải mời bạn đến phỏng vấn.
 NHỮNG ĐIỂM LÀM ẢNH HƯỞNG HỒ SƠ TÌM VIỆC CỦA BẠN
Viết hồ sơ thật nghiêm túc

8. Nói đến bằng cấp những không liên quan đến công việc

Ví dụ:
  • Bạn viết là có bằng cấp về ngành IT những muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh.
Hậu quả:
  • Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ là bạn không có khả năng chuyên môn về công việc này. Tiếp nữa là họ sẽ đánh giá bạn thiếu kinh nghiệm trong công việc mà công ty cần, do đó bạn sẽ không được nhận phỏng vấn.

9. Trong mục tham khảo để tên chung chung không viết chi tiết

Ví dụ:
  • Tham khảo từ tôi
  • Tham khảo từ ông Nguyễn Lâm
Hậu quả:

  • Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá là bạn quá tự tin và không có ai tin để tham khảo. Thậm chí là với cái tên chung chung, họ sẽ nghĩ là cái tên người này không có thực để họ không liên lạc được.
  • Lời khuyên dành cho bạn là hãy nhờ người quản lý trực tiếp hoặc người biết rõ năng lực cảu bạn làm người tham khảo. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thi nên nhơ những người giảng dạy bạn. Chú ý là hãy ghi rõ tên chức danh và địa chỉ liên lạc.
Nếu bạn là hãy làm theo 1 trong những điều trên đây thì bạn sẽ có cho minh hồ sơ tìm việc gây phản cảm với nhà tuyển dụng. Bạn có muốn điều đó xãy ra không? Tôi nghĩ là không ai muốn điều đó. Vậy các bạn hãy làm ngược lại tất cả những điều trên để có một hồ sơ ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn chú ý là ấn tượng đầu tiên là điều khó quên nhất. Do đó hãy làm cho nhà tuyển dụng khó quên bạn trong lần đầu tiên vì cơ hội chỉ đến một lần, từ đó có cho mình tấm giấy phép lao động dài hạn.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

NHỮNG CÂU KHÔNG NÊN NÓI KHI PHỎNG VẤN

Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến ứng viên kỹ càng từ lời nói, cử chỉ và thái độ của bạn. Câu nói như thế nào thì không nên nói? Nhóm dịch vụ giấy phép lao động giới thiệu với các bạn những câu nói thường gặp mà bạn không nên nói khi phỏng vấn.

Những câu không nên nói khi phỏng vấn 

Trong khi phỏng vấn mà bạn nói xấu sếp cũ thì bạn sẽ không được nhà tuyển dụng cho vào vòng phỏng vấn tiếp theo. Việc nói xấu người quản lý cũ của mình được xem là điều tối kỵ khi phỏng vấn. Nếu bạn được hỏi “Lý do bạn không làm ở công ty cũ là gì?”,bạn chỉ việc trả lời là muốn tìm một môi trường mới để có nhiều thách thức hơn.

 NHỮNG CÂU KHÔNG NÊN NÓI KHI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
Không được nói xấu sếp cũ khi phỏng vấn

Lương bao nhiêu cũng được

Trong việc thảo luận về lương với nhà tuyển dụng, nếu bạn quá dễ dãi thì họ sẽ đánh giá bạn là thiếu kinh nghiệm và không đủ năng lực để nhận mức lương cao. Phỏng vấn là nơi để bạn thể hiện năng lực của bạn thân và đàm phán mức lương mong muốn. Trước khi đi phỏng vấn thì bạn cần tìm hiểu trước mức lương cơ bản của vị trí này để thương lượng mức lương phù hợp.

Tôi rất mong được làm việc và nhận được mức lương cao của quý công ty.

Khi kết thức buổi phỏng vấn, bạn nói câu này để hi vọng nhà tuyển dụng hài lòng và thể hiện sự quyết tâm khi được làm việc ở công ty. Điều này không theo những gì bạn nghĩ, nhà tuyển dụng sẽ chỉ nghĩ bạn là người chỉ lo đến lợi ích bản thân mà không thật sự yêu thích vị trí công việc này. Vì thế câu này không nên nói khi phỏng vấn. Bạn nên thay câu nói trên bằng cách nói là bạn rất mong được làm việc trong môi trường đầy thử thách, sáng tạo và năng động của quý công ty.

Tôi được thưởng 12 tháng lương trong năm vừa qua.

Nếu bạn có những thành tích ấn tượng thì nhà tuyển dụng rất muốn biết về nó. Nhưng bạn không nên nói về nó quá sơ sài hoặc nói quá lên vì họ có thể kiểm tra tính chân thật trong đó. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao những ứng viên có tính thành thật.

Mục tiêu của tôi là cưới vợ sau khi trả hết nợ trong năm này

 NHỮNG CÂU KHÔNG NÊN NÓI KHI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
Không nói về đời tư khi phỏng vấn
Mục tiêu của bạn có thể là những điều như thế này, những hãy nhớ là nhà tuyển dụng không muốn biết về cuộc sống đời tư của bạn. Trường hợp này bạn nên thay nó bằng cách nói về những mục tiêu sự nghiệp mà mang lại lợi ích cho công ty tuyển dụng. Trong thời gian ngắn bạn không nghĩ ra được mục tiêu nghề nghiệp thì hãy trình bày những dự định khi được làm việc với công ty trong thời gian tới.

Qua bài viết "Những câu không nên nói khi phỏng vấn", chắc chắn các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình phỏng vấn và sẽ được nhà tuyển dụng tôn trọng, đề cao bạn.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi Việt Uy Tín, chuyên thực hiện các dịch vụ nước ngoài như dịch công chứng, giấy phép lao động, dịch vụ visa…

NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH ĐIỀU GÌ Ở ỨNG VIÊN

Trong một cuộc phỏng vấn, bạn nên làm sao cho nhà tuyển dụng không mất cảm tình với bạn. Hôm nay nhóm giấy phép lao động sẽ chia sẻ với các bạn những điều mà nhà tuyển dụng không thích ở ứng viên.

Để nhà tuyển dụng biết rằng bạn có quen biết với nhân viên cấp cao trong công ty

Nhà tuyển dụng ghét nhất là điều này. Ứng viên cố tình cho người phỏng vấn biết về quan hệ thân thiết với nhân vật lãnh đạo trong công ty. Cách làm này, làm nhà tuyển dụng phản cảm vì họ cảm thấy người đó kém cỏi và phải dựa dẫm vào người khác.

Hỏi quá nhiều về lương

Ứng viên rất quan tâm đến vấn đề lương nhưng đừng làm nhà tuyển dụng thấy bạn quá quan tâm đến lương và liên tục hỏi về đề tài này. Họ sẽ đánh giá thấp những ứng viên như vậy.
NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH GÌ Ở ỨNG VIÊN
Nhà tuyển dụng không thích ứng viên quá quan tâm lương
Trong thực tế hiện này, khi đi phỏng vấn có nhiều ứng viên chị chú ý đến lương. Họ liên tục hỏi những vấn đề liên quan đến lương làm nhà tuyển dụng thấy rằng, ứng viên chỉ làm việc vì lương và có thể sẽ nghỉ việc nếu có công ty trả lương cao hơn.

Khen quá nhiều

Nhà tuyển dụng không thích ứng viên liên tục nói những lời khen với họ. Những lời khen kiểu lấy lòng này làm người phỏng vấn phản cảm và không đánh giá cao. Việc tốt nhất nên làm là hãy đi thẳng vào quá trình phỏng vấn chứ không nên đề cập đến những vấn đề không liên quan đó.

Trang phục không chuyên nghiệp

Nhiều ứng viên khá tùy ý khi đi phỏng vấn, họ mặc những quần jeans, áo pull hay tệ hơn là những chiếc quần jeans rách. Trong một vài lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt thì ứng viên cũng có thể ăn mặc thoải mái khi phỏng vấn. Anh Lâm cho biết là ứng viên mang áo quần không cần phải cầu kỳ, sặc sỡ, điều mà họ ở bạn là phong cách ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ. Tốt nhất là nam mặc quần tây, áo sơ mi. Nữ có thể mặc áo kiểu và váy hoặc quần tây. Ứng viên ăn mặc một cách chuyên nghiệp giúp họ tự tin và có thái độ đúng khi phỏng vấn.

Đi trể khi phỏng vấn

Đúng giờ là điều rất quan trọng khi đến phỏng vấn. Đừng quên là đừng bao giờ để nhà tuyển dụng phải đợi. Bạn nên đi sớm hơn tầm 6-12 phút sẽ giúp bạn không bị trễ khi phỏng vấn. Có thể bạn bị kẹt xe khi đi đường, do đó việc đi sớm sẽ giúp bạn luôn có mặt đúng giờ. Nếu bạn đang gặp một lý do “bất khả kháng”, không thể đến đúng giờ được gì hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng ngày để thông báo về việc này.

Không nhìn vào mắt người đối diện

Nếu bạn không nhìn vào mắt người phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiếu tự tin. Một cuộc phỏng vấn có bạn và người tuyển dụng, hãy nhìn vào mặt họ khi nói chuyện. Trong trường hợp có nhiều người phỏng vấn bạn, hãy chia ra thời gian nhìn vào ánh mắt từng người đó, không nên chỉ nhìn vào một người.

NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH GÌ Ở ỨNG VIÊN
Nhà tuyển dụng không thích ứng viên không nhìn vào mắt họ
Có một vào biểu hiện tiêu cực cần tránh khi phỏng vấn như là: nhìn nơi khác khi người phỏng vấn nói chuyện, ánh mắt thiếu sự tin tin, giọng nói liêu thiêu. Trong khi trao đổi với nhà tuyển dụng thì đừng lắc lư người quá nhiều.

Ứng viên quá manh động sẽ khiến nhà tuyển dụng không thích ở ứng viên

Có một số ứng viên đã không kiềm chế được cảm xúc, họ có thể khóc lóc và kể với người phỏng vấn những khó khăn mà họ đã trãi qua. Có thể người tìm việc chỉ muốn nói chuyện và thổ lộ đễ giảm bớt những nổi khổ của mình. Trường hợp này, nhà tuyển dụng cảm thấy khó khăn vì họ không có tránh nhiệm đối với những chia sẽ từ ứng viên này.

Qua những chia sẽ về những điều nhà tuyển dụng không thích ở ừng viên, tôi khuyên bạn khi đi phỏng vấn, thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện năng lực và khả năng có thể làm được cho công ty. Dựa vào đó bạn sẽ có thể nhận được tấm giấy phép lao động của công ty.

NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TÀI BA

Trong năm 2008 đã có một sự kiện lớn diễn ra ở Bắc Kinh, đó là màn trình diễn ngoạn mục và kỳ công trong lễ khai mạc Olympic. Để có buổi trình diễn thành công đó, bạn có biết là có bao nhiều người tham gia không? Mặc dù không biết con số chính xác, nhưng bạn cũng đoán được là có khoảng hàng trăm ngàn người tham gia. Ai là người có đứng sau trong sự thành công của buỗi lễ bế mặc hay nhất trong lịch sử Olympic? Chắc bạn sẽ nghĩ ngay đến Trương Nghệ Mưu. Nhưng công lao này thực ra là thuộc về người quản trị dự án này. Quản trị dự án là làm gì? Và các nhà quản lý dự án tài ba là ai? Vai trò của họ là như thế nào trong sự thành công của doanh nghiệp?

Nhóm giấy phép lao động xin chia sẻ với bạn vai trò của nhà quản lý dự án cho doanh nghiệp và cách để nhà quản lý dự án có thể thành công trong sự nghiệp của mình.
NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TÀI BA
Nhà quản lý dự án tài ba
Qua ví dụ đơn giản và gần gũi trên, các bạn đã hình dung được sự quan trọng của việc quản trị dự án trong thành công của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của nó là lập kế hoạch, quản lý nguồn lực và công việc, theo dõi và tổ chức để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Một dự án được tạo bởi nhiều công việc nhỏ cũng thời gian bắt đầu và kết thúc, với dự án lớn nó có thể lên đến hàng nghìn công việc nhỏ kết nối với nhau.

Người quản lý dự án tài ba

Họ là những người có công hiến không nhỏ trong sự thành công của dự án cho doanh nghiệp. Họ sử dụng thuần thục các biểu đồ xây dựng dự án như PERT, Microsoft Project, đi cùng với nó là khả năng thuyết trình. Người quản lý dự án tài ba có kinh nghiệm là người có khả năng lãnh đạo tốt để kết nối nhân lực ở những công việc khác nhau lại với nhau, có thể giao tiếp và đàm phán tốt để có mối quan hệ tốt với báo chí, khách hàng, truyền thông… Kế đến là khả năng phân tích và lên kế hoạch cho công việc khoa học và hợp lý, tinh thần luôn tỉnh táo để xử lý những tình huống khó khăn khi làm dự án…

Có 4 yếu tố cần, để có sự thành công của người quản lý dự án:
  • Nguồn lực: nhân sự, thiết bị, vật liệu
  • Thời gian: thời gian thực hiên công việc, thời gian đệm giữa 2 công việc.
  • Tài chính: chi phí, chi phí dự phòng, lợi nhuận.
  • Phạm vi dự án: quy mô, lĩnh vực và mục đính dự án.
Sau đây là một chia sẻ với Phó Tổng giám đốc của Sell Việt Nam, anh Nguyễn Anh Huy. Anh từng ở chiu trách nhiệm ở vị trí giám đốc dự án về sự thay đổi quy trình kinh doanh và xây dựng cấc đầu tư mới của Shell tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông. Ở tuổi 35, với 8 năm làm việc cho Sell, anh cho biết sự thành công của mình là nhờ mạnh dạn thách thức quản trị nhiều dự án quan trọng. Do đó mà anh đã nhận được giải thưởng Shell Chemicals EVP năm 2008 (đây là giải thưởng cao nhất do người đứng đầu tập đoàn Shell trao tặng). Anh cho biết là để doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn thì rất cần những người quản lý dự án giỏi và năng động. Nếu bạn dám thử thách với những dự án thay đổi mô hình quản lý của doanh nghiệp thì bạn đã bước đầu thành công.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang từng bước thay đổi chính mình, để phát triển tốt thì họ thông qua nhiều dự án khác nhau một cách hệ thống và hiệu quả. Họ thay đổi từ việc lên kế hoạch chiến lược mới cho quy trình mua hàng, quản lý danh mục đầu tư, tồn kho và công nợ để tối ưu dòng tiền tệ, cuối cùng là sự thay đổi cho việc quản lý nhân sự. Xây dựng những dự án tối ưu và liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tận dưng nguồn vốn tối đa, tăn năng lúc cạnh tranh, thay đổi hoạt động tiếp thị để có nhiều khách hàng tiềm năng với chi phí ít nhất… đối với các dự án quan trọng cần quản lý hiệu quả và thành công.

Để trờ thành người quản lý dự án bạn cần phải có khả năng lảnh đạo

Học để thăng tiến

Anh Nguyễn Anh Huy là người mang khóa học Quản lý Dự Án CBP của trung tâm IBTA về Việt Nam. Khóa học này sẽ trang bị những lý thuyết và ứng dụng thực tế hàng đầu về quản lý dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: dự án phát triển kinh doanh, quản trị nhân sự, dự án Công Nghệ Thông Tin… Chứng chỉ Quản Lý Dự Án CBP giúp người tham gia trang bị những kiến thức cần thiết để phát triển các kỹ năng chuyên môn như Lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức và hoạch đinh, trình độ Anh chuyên môn, kỹ năng ra quyết định, lập ngân sách, kỹ năng phân tích.

Trung tâm được đảm bảo chất lương với đội ngũ giảng viên đang làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn thực tế và sâu sắc. Tất cả họ đã trải qua kỳ thì kiểm tra để được cấp chứng nhận giảng dạy CBP, IBTA.

Chứng chỉ của CBP được Hoa Kỳ công nhận có giá trị toàn cầu, để thuận tiện và nhanh chóng người học có thể thi trực tiếp qua hệ thống khảo thí Prometric. Chứng chỉ này là hành trang không thể thiểu để bạn phát triển nhanh trong sự nghiệp của mình, qua đó cấp trên sẽ đánh giá cao khả năng quản lý dự án của bạn. Từ đó bạn sẽ có cho mình tấm giấy phép lao động dài hạn.

MỨC LƯƠNG HIỆN TAI – BẠN CÓ NÊN NÓI THẬT?

Trong một cuộc phỏng vấn, bạn thường bắt gặp nhà tuyển dụng hỏi bạn là ở công ty cũ bạn có được mức lương hiện tại bao nhiêu. Có rất nhiều bạn chọn cách trả lời phóng đại nó lên. Và cũng có nhiều bạn chọn cách trả lời thành thật. Sự chọn lựa nào cũng có 2 mặt, việc của bạn là hãy suy nghĩ cẩn thận xem sự chọn lựa này có đem đến sự giúp đỡ cho mình không.

Bạn có thể chọn được cho mình cách nào chưa? Hôm nay, blog giấy phép lao động sẽ giúp các bạn có thể chọn lựa cho mình là nên phóng đại lên hay thành thật khi nói về mức lương hiện tại.
 MỨC LƯƠNG HIỆN TAI
Không nói quá phóng đại về mức lương hiện tại

Phóng đại mức lương hiện tại

Việc bạn lựa chọn này sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

Trường hợp 1

Bạn nói quá lên về mức lương và tin chắc là nhà tuyển dụng không biết điều đó. Một sai lầm nghiêm trọng, nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng sẽ có thể nhận ra nó ngay bằng nhiều cách:
  • Họ sẽ muốn xem bảng lương ở công ty bạn làm
  • Liên lạc với công ty của bạn để hỏi
  • Nhờ công ty khác tìm hiểu về thông tin và thu nhập của bạn
Khi đã biết việc nói quá lên như thế, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn ra rìa ngay và kết thúc nhanh quy trình phỏng vấn. Một vài nha tuyển dụng cũng có thể lựa chọn im lặng và không muốn liên lạc với bạn. Nhà tuyển dụng thường dựa vào biểu hiện của bạn qua thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ… để đánh giá xem bạn có trả lời chính xác không.

Trường hợp 2

Bạn đã phóng đại mức lương của mình và nhà tuyển dụng chấp nhận bạn vào làm. Để có thể hưởng mức lương như thế bạn phải cố gắng hoàn hành những tránh nhiệm cao để xứng đáng với nó. Nếu bạn có nhiều cống hiến để nhận được mức lương như thế thì không sao, ngược lại bạn sẽ ra đi sớm nếu không làm được như vậy.

Nói thật mức lương hiện tại

Một người nghĩ việc có thể có nhiều nguyên nhân những vấn đề lương bổng luôn khá phổ biến. Những người muốn đổi công ty thường là họ muốn có được mức lương cao hơn công ty cũ. Nhưng điều này bạn không nên nói với nhà tuyển dụng, nếu không họ sẽ cho là bạn chỉ biết đến tiền. Hãy thành thật cho nhà tuyển dụng biết về mức lương ở công ty cũ và đề nghị cho mức lương mong muốn được

Thường thì bạn tăng mức lương ít nhất là 25% so với lương ở công ty cũ là được. Trong thực tế, một vài người có thể tăng mức lương lên gấp 2, 3 hoặc nhiều hơn vì họ có thể thượng lượng một cách khéo léo với nhà tuyển dụng. Những người này biết cách phát huy thế mạnh để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn mình.

Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn vì sao bạn muốn mức lương cao hơn. Hãy bình tĩnh, cho nhà tuyển dụng thấy được sự khác nhau của 2 công việc, công việc mới đòi hỏi phải nố lực hơn, trách nhiệm nhiều hơn

Bạn cần chứng mình với nhà tuyển dụng rằng, bạn là người xứng đáng được hưởng lương đó bằng những cố gắng và thành tích có được trong công ty cũ.

 MỨC LƯƠNG HIỆN TAI
Nói thật mức lương hiện tại

Có nên vào làm việc nếu mức lương thấp hơn ở công ty cũ?

Rất nhiều người đã chấp nhận mức lương thấp hơn lương ở công ty cũ. Họ có thể nhìn trước tương lai có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Họ biết được rằng, công việc này sẽ phát triển trong tương lai, do đó họ nhanh chóng năm bắt cơ hội này. Thời gian sau đó, việc tăng tương là điều tất nhiên. Khi chuyển sang một lĩnh vực ngành nghề mới thì bạn cũng phải chấp nhận mức lương như vậy, bởi vì bạn phải bắt đầu tích lũy kinh nghiệm từ đầu.Một số ứng viên chấp nhận lương thấp, những họ yêu cầu phải thay đổi lương sau khi kết thuc thời gian thử việc. Và nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận, vì họ có thể sẽ biết năng lực thật sự của ứng viên trong quá trình thử việc. Nếu ứng viên là người có khả năng tốt thì việc tăng lương là điều tất nhiên.

Việc thương lượng lương muôn mình vạn trạng. Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần xác định được năng lực và khả năng của mình để xem mức lương nào phù hợp với mình nhất. Nếu bạn là người có khả năng cống hiến tốt cho công ty thì hãy tự tin chứng tỏ với nhà tuyển dụng.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo của nhóm giấy phép lao động.

TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA

Nếu đã từng xem show truyền The Appratice của tỷ phú Donald Trump, các bạn sẽ được học chuyên sâu về nghệ thuật lãnh đạo tài ba. Trong mỡi tập, thí sinh sẽ có cơ hội thực hiện Project Manager. Không phải vô cớ khi phần thưởng cho người chiến thắng là cơ hội gặp mặt trực tiếp nhà tỷ phú tài ba Donald Trump. Vai trò của lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong bất kỳ tình huống nào.

Đó là lý do chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về mô hình 4L trong nghệ thuật lãnh đạo. Tôi may mắn được học tập nghệ thuật lãnh đạo từ các bậc thầy như Jack Canfield, John C.Maxwell và sếp tôi anh Chris Harvey. Mô hình này được khởi nguồn từ các bài học đó.  Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
giấy phép lao động
Tố chất tự nhiên của một leader

Lắng nghe nhân viên - Listen to your people

Hãy lắng nghe những gì họ nói và thấu hiểu những gì họ không nói. Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo tai ba, hãy hồi tưởng lại những lúc bạn còn là nhân viên. Có khi nào bạn ấm ức về điều gì mà không thể nói với sếp, nhưng lại có thể tuôn trào khi một đồng nghiệp bâng khuâng hỏi - dạo này sao rồi? Có khi nào bạn muốn tự mình nhận một dự án nhưng không dám ngỏ lời vì sợ sếp mắng - đừng nhiều chuyện. Đừng để nhân viên của bạn rơi vào tình huống đó. Họ có thể bỏ rơi bạn bất cứ lúc nào.

Lắng nghe là một nghệ thuật, học được cách lắng nghe sẽ khiến nhân viên sẵn lòng chia sẻ với bạn. Vậy phải làm thế nào?
  • Dừng hoàn toàn công việc để lắng nghe khi nhân viên cần 
  • Đặt câu hỏi đúng lúc để nhân viên cảm thấy thoải mái và an toàn. 
  • Thường xuyên quan tâm về nhân viên khi họ có biểu hiện lạ. 
  • Thường xuyên chia sẻ với nhân viên về quan điểm của bạn. 

Tìm hiểu về nhân viên – Learn about your people

Từ những gì bạn lắng nghe - hãy tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, niềm đam mê hay đơn giản là những mối quan tâm thường ngày của họ. Là con người ai cũng thấy hạnh phúc khi được người khác quan tâm và thể hiện sự tôn trọng. Hãy thể hiện sự tôn trọng với nhân viên bằng sự quan tâm chân thành.

Khi bạn dành thời gian quan tâm đến nhân viên của mình, bạn sẽ hiểu họ hơn, từ đó giúp bạn giao việc , phân quyền hợp lý hơn. Rồi bạn sẽ nhận ra công sức bạn bỏ ra thật vô giá.

Yêu công việc và nhân viên – Love

Nếu bạn không thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, việc tìm hiểu nhân viên sẽ khó khăn vô cùng. Hãy lắng nghe họ một cách chân thành, thể hiện sự yêu quý, nếu bạn cố gắng thể hiện sự quan tâm nhưng không thật lòng một ngày nào đó họ sẽ nhận ra. Một khi họ bị tổn thương họ sẽ rời xa bạn.
giấy phép lao động
Sự khác biệt giữa leader và ông chủ
Khi bạn đã thấu hiểu nhân viên của mình, hãy lãnh đạo họ theo con đường đã chọn. Mỗi cá nhân sẽ đóng góp nhiều nhất khi họ được làm đúng sở trường hoặc công việc mà mình yêu thích. Đó chính là bí quyết giúp cả hai thành công.

Trong thực tế, thất bại của nhà lãnh đạo luôn mang những thiệt hại to lớn. Là lãnh đạo tài ba dĩ nhiên bạn không muốn điều đó. Hãy cân nhắc mô hình 4L của chúng tôi!. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về mô hình 4L. Công ty dịch thuật Việt Uy Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm giấy phép lao động cho các tập đoàn đa quốc gia sẽ tư vấn tận tình nhất. Xin chào và hẹn gặp lại.

BÍ QUYẾT ĐỂ THĂNG TIẾN SỰ NGHIỆP

Lâm đang là nhân viên Marketing cho một công ty nước ngoài, bạn đang rất yêu thích công việc hiện tại và luôn hoàn thành công việc được giao. Nhưng sau hơn một năm làm việc, sự nghiệp của bạn chưa có gì nổi bật. Lâm muốn thăng tiến sự nghiệp với mức lương cao hơn nhưng anh không biết những gì cần thay đổi. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Cơ hội đến khi bộ phận Marketing của công ty đột ngột mở rộng ảnh hưởng trên thị trường. Dù dự án này không thuộc trách nhiệm nhưng Lâm chủ động nhận dự án. Sau hơn hai tháng nỗ lực, sản phẩm của công ty chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Cấp trên đánh giá rất cao nỗ lực này của Lâm. Bản thân Lâm cũng rất tự hào về những gì mình làm và xem đây là bước đột phá trong sự nghiệp của mình.
giấy phép lao động
Thăng tiến sự nghiệp
Để có được một bước đột phá trong sự nghiệp, hãy chủ động tìm hiểu các bí quyết sau:

1.Chủ động nắm bắt cơ hội để thăng tiến sự nghiệp

Trong các dự án mới, công việc mới trong phòng của bạn. Hãy xung phong đảm nhận dự án này. Sự chủ động luôn được lãnh đạo đánh giá cao. Quá trình thực hiện dự án và kết quả chính là thước đo giá trị của bạn.

Nếu công ty không thường xuyên có những cơ hội như vậy, hãy chủ động tạo ra cơ hội của riêng mình. Đề xuất với sếp những ý tưởng mà bạn cho là hữu ích cho công ty và tìm cơ hội thể hiện cho mình.

2.Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp

Nếu bạn là người hướng nội, sẽ có nhiều khó khăn khi phát biểu ý kiến hay trình bày quan điểm của mình. Tuy nhiên đây là kỹ năng cần thiết nếu bạn muốn thăng tiến sự nghiệp. Bạn không nói sếp sẽ không nhận ra khả năng của mình.

Sự chuẩn bị sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình. Trước mỗi cuộc họp hãy cố gắng tìm hiểu nội dung cuộc họp đó. Viết những quan điểm của mình ra giấy cho đến khi bạn rõ từng vấn đề. Khi có sự chuẩn bị bạn sẽ không sợ mất bình tĩnh trong bất kỳ tình huống nào. Lần đầu tiên lúc nào cũng khó, nhưng khi phát biểu thường xuyên bạn sẽ tự tin hơn.

3.Thường xuyên cập nhật thông tin

Sách, báo hay trao đổi với đồng nghiệp để luôn nắm bắt các xu hướng mới trong ngành nghề của bạn. Những thông tin này luôn mang lại những ý tưởng sáng tạo nhất cho công việc của bạn. Đừng quên chia sẻ những thông tin bạn cho là giá trị với sếp và đông nghiệp. Sự chủ động của bạn luôn được đánh giá cao.

4.Học, học nữa, học mãi

Kiến thức chuyên môn sẽ không bao giờ thừa nếu bạn muốn thăng tiến. Hãy luôn tìm kiếm cơ hội học tập mới. Nếu công ty không có những chương trình đào tạo nào cho nhân viên hãy thuyết phục sếp để có cơ hội học tập. Điều bạn cần là chứng minh những khóa học này sẽ mang lại hiệu quả như thế nào.

Trong trường hợp công ty không hỗ trợ nhân viên đi học thì sách, báo hay đồng nghiệp là nguồn kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên cập nhật cho sếp biết bạn đang tích cực nghiên cứu để làm tốt hơn công việc. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của sếp về các kỹ năng cần thiết để thăng tiến trong công việc.
giấy phép lao động
Làm sao để thăng tiến nhanh hơn người khác

5.Thường xuyên cập nhật tình hình với sếp

Chắc chắn sếp rất bận rộn và không thể theo sát công việc của bạn, vì vậy hãy cập nhật những việc làm của bạn một cách khéo léo nhất. Chẳng hạn như tiến độ hoàn thành của dự án hay những khó khăn bạn gặp phải trong công việc. Hoặc nếu bạn nhận được một email cảm ơn từ khách hàng hãy cho sếp biết về sự hài lòng này.

Đừng nghĩ rằng bạn sẽ thăng tiến khi hoàn thành công việc được giao. Thăng tiến sự nghiệp chỉ đến khi bạn thể hiện sự nỗ lực. Và sự nỗ lực của bạn được sếp và đồng nghiệp công nhận. Bạn là người tài năng hãy chứng tỏ điều này với mọi người.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ có thêm các kỹ năng trong môi trường công sở để thăng tiến nhanh hơn. Xin chào và hẹn gặp lại.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

HỒ SƠ TÌM VIỆC – CÔNG CỤ TIẾP THỊ BẢN THÂN

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những điểm cần lưu ý để hồ sơ tìm việc của bạn trở thành công cụ giúp tiếp thị bạn thân hiệu quả hơn. Mỗi ngày có quá nhiều hồ sơ mà nhà tuyển dụng cần xem, do đó họ chỉ có thể đọc lướt qua hồ sơ của bạn. Vì thế các bạn cần tạo được điểm nhấn để trong khoảng thời gian ngắn nhà tuyển dụng có thể ấn tượng với hồ sơ này.

Dưới đây là những điểm nhấn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng do blog giấy phép lao động chia sẻ.
 HỒ SƠ TÌM VIỆC LÀ CÔNG CỤ TIẾP THỊ BẢN THÂN
Tiếp thị bản thân bằng mục tiêu sự nghiệp

Trình bày mục tiêu trong hồ sơ tìm việc

Trong thời gian gần đây, trong hồ sơ thường thêm vào mục tiêu trong phần đầu của hồ sơ. Phần này sẽ thể hiện điều bạn muốn có được trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó để đánh giá là bạn có phù hợp với công việc hay không đồng thời thể hiện được mục tiêu của bạn.

Với những câu nói này rất hữu ích đối với những bạn có dưới 4 năm kinh nghiệm hoặc bạn mới ra trường.

Chúng cũng thích hợp cho những ứng viên đang muốn thay đôi nghề nghiệp của mình. Ngoài việc này, để tìm việc dễ dàng và nhanh chóng, trong hồ cần trình bày những mục tiêu tốt sẽ được đánh giá cao bởi người tuyển dụng, họ sẽ nhanh chóng biết được là bạn có là người mà họ cần không.

Để thể hiện mục tiêu sự nghiệp thì có một câu nói có thể làm được điều này: Trong một tổ chức, công ty đang phát triển tốt, chức vụ giám đốc kinh doanh sẽ giúp tôi có thể sử dụng những kinh nghiệm và mối quan hệ với những khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Câu nói trên này thể hiện được sự tích cực và chủ động vì nó không quá giới hạn sự chọn lựa của bạn.

Thật tệ nếu có một câu nói về sự nghiệp được bắt đầu với những câu đại loại như: Tất cả những gì tôi muốn là… Những câu thế này sẽ làm nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có tầm nhìn hạn hẹp và không có tính cầu tiến.
 HỒ SƠ TÌM VIỆC LÀ CÔNG CỤ TIẾP THỊ BẢN THÂN
Thể hiện tính cách và phẩm chất tốt đẹp của mình

Tính cách và phẩm chất

Khi nói về độ phù hợp với công việc thì nhà tuyển dụng thường bàn về tính cách và các phẩm chất tốt đẹp của bạn. Tuy nhiên, những điều bạn nói không được nhà tuyển dụng tin tưởng và cần kiểm nghiệm thêm. Theo những theo khảo sát gần đây cho biết là họ có xu hướng ưu tiên chọn những ứng viên phù hợp với công việc của công ty.

Thông qua bài viết này, blog giấy phép lao động hy vọng các bạn sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá và thông tin bổ ích để viết cho mình bản hồ sơ tìm việc tốt nhất với nhà tuyển dụng.

NGHỀ PHỐI HỢP GIỮA KINH DOANH VÀ TOÁN HỌC

Đó là nghề gì các bạn có có biết không? Hiện nay có 10 người tại Việt Nam đang làm công việc này và là người quyết định cho sự thành công của các công ty bảo hiểm (BH). Nghề được nói đến là định phí bảo hiểm (Actuary) – công việc này được trả lương cao thứ 2 tại Mỹ, đây là nghề phối hợp giữa kinh doanh và toán học. Tại công ty bảo hiểm nhân thọ AIG anh Lý Nhơn – trưởng phòng định phí bảo hiểm đã nhận định rằng, khi đất nước đang ngày càng phát triển thì con người sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của việc an toàn, từ đó những công việc liên quan đến ngành bảo hiểm sẽ phát triển, trong đó có Actuary.

ACTUARY PHỐI HỢP GIỮA KINH DOANH VÀ TOÁN HỌC
Actuary phối hợp giữa kinh doanh và toán học
Sau đây blog giấy phép lao động sẽ giới thiệu các bạn biết về Actuary.

Một định phí viên bảo hiểm cần làm những gì?

Từ định phí bảo hiểm được dịch từ “Actuary” là chưa đúng nhưng chúng ta vẫn phải sử dụng vì chưa có từ ngữ tương đương trong tiếng Viêt.

Định phí bảo hiểm có 2 nhiệm vụ: thứ nhất là định giá bảo hiểm, thứ 2 là tính xem công ty bảo hiểm có thể thanh toán hợp đồng bảo hiểm và tính toàn dự phòng cho các hoạt động bảo hiểm.

Định phí viên bảo hiểm phải tính toán khoa học để định giá cho sản phẩm, sau khi người đó thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu người mua. Đặc biệt là phải đảm bảo được quyền lợi của khách hàng khi sự cố xảy ra cũng như phải bảo đảm khả năng lợi nhuận cho công ty.

Tài chính của công ty bảo hiểm luôn được Actuary đảm bảo bằng cách tính toán sao cho công ty có khả năng trả tiền cho các hợp đồng với khách hàng cũng như đảm bảo khả năng tài chính dự phòng cho các hoạt động khác.

Công việc của Actuary là rất quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của công ty bảo hiểm. Vì thế họ luôn được hưởng mức lương cao xứng đáng với những đóng góp đó.

Muốn trở thành một Actuary thì cần phài kết hợp giữa kinh doanh và toán học

Đúng vậy các bạn. Bởi vì công việc của họ phải thường xuyên tính toán nên nó đòi hỏi khả năng tốt về toán. Thị trường luôn thay đổi và khách hàng luôn có những nhu cầu mới, công việc của một Actuary là phải có sự hiểu biết cao về kinh doanh và thị trường. Vì thế nghệ thuật phối hợp giữa kinh doanh và toán học cần phải được phát huy hiệu quả.

Làm sao để trở thành một Actuary?

Muốn trở thành một Actuary thì bạn phải tham gia những kỳ thi do một số hiệp hội trên thế giới công nhận như: Hiệp Hội Actuary Mỹ (SOA), Canada (CIA), Úc (IAA), Anh (IOA)…

Những người muốn trở thành Actuary ở nước ngoài thì đầu tiên họ sẽ lấy bằng Cử nhân Thống kê Bảo hiểm (Actuarial Science Bachelor degree), cuối cùng mới lấy bằng ở các hiệp hội trên.

Còn ở Việt Nam thì rắc rối hơn tý vì chỉ có một chổ đào tạo công việc Định phí bảo hiểm và tài chính trong 3 năm (2 năm học tại Việt Nam, 1 năm cuối học ở Pháp), đó là Học viện Tài chính và Bảo Hiểm( I.S.F.A). Học viện này được hợp tác giữa Cộng Hòa Pháp liên kết với trường Đại học Hoa Sen TPHCM và Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Sau khi học xong thì mới tiệp tục thi lấy bằng ở các hiệp hội trên.

Đối với những bạn đam mê ngành định phí mà đã có bằng cử nhân Toán hoặc chuyên ngành liên quan đến kinh tế, tài chính thì vẩn có thể tham gia các kỳ thi do các hiệp hội trên tổ chức.

Nếu bạn là một người muốn tham gia kỳ thi đó thì hãy tìm thông tin trên trang web của Beanactuary.

Do nhu cầu về Actuary nên các công ty bây giờ luôn tạo những điều kiện tốt nhất dành cho họ như là: hổ trợ về chi phí, tạo điều kiện về thời gian để có thể vừa làm và vừa tham gia kỳ thi trên.

Kỳ thi do Hiệp Hội Actuary Mỹ tổ chức như thế nào?

Các bạn có thể thấy kỳ thi này được tổ chức ở khắp thế giới và mất khoản 4-6 năm hoàn thành 9 kỳ thi. Khoảng 40% bị loại khi thi khả năng tính toán trong kỳ thi từ1 đến 4. Còn lại 5 kỳ thi là để biết khả năng suy luận qua những tình huống của công ty bảo hiểm và cho biết hướng phát triển công ty đó. Như đã nói ở trên, Actuary được ưu tiên là có thể vừa học vừa làm và bạn có thể được tăng lương khi thi đậu một kỳ thi.

Sau khi thi những kỳ thi trên thì ta còn cần gì không?

Chín kỳ thì là một con số rất lớn, do đó bạn cần phải có sự quyết tâm và lòng kiên trì đối với mục tiêu của mình.

Các bạn thấy rằng công việc này đòi hỏi phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm, với khách hàng và với công ty. Do đó tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất không thể thiểu của người làm định phí.

ACTUARY PHỐI HỢP GIỮA KINH DOANH VÀ TOÁN HỌC
Bàn cần phải tính toán giỏi để làm Actuary
Ngoài những yếu tố trên thì bạn cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ năng thương lương, đàm phán… để đớng góp cho sự thành công của một định phí viên bảo hiểm.

Một Actuary có thể làm cho nhiều tổ chức khác được không?

Hiện nay, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đang rất cần những Actuary, chưa kể đến tương lai ngành bảo hiểm sẽ phát triển mạnh mẻ, nhiều cơ hội đến với bạn trong tương tai không xa. Một Actuary ngoài làm việc cho công ty bảo hiểm thì cũng có thể làm ở các công ty khác như ngân hàng, tư vấn và kiểm toán…

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Actuary thì sẽ có một số những lời khuyên cho các bạn.

Không cố gắng và chăm chỉ thì không thể thành công được, bởi vì ngành này đỏi hỏi bạn phải học tập và rèn luyện lâu dài. Khi làm việc thì bạn cần phải có sự đầu từ về thời gian dành cho việc nghiên cứu, có quyết tâm cao hướng đến thành công, động thời có sự phối hợp giữa kinh doanh và toán học. Sự cố gắng đó sẽ được đền đáp bằng một tấm giấy phép lao động dài hạn.

PULSE VIỆT NAM – HÀNH TRÌNH CHO TƯƠNG LAI

Bạn muốn có một bước đột phá trong sự nghiệp bằng cách tham gia vào một công ty đang trong giai đoạn phát triển cao và giàu tiềm năng, để có thể khẳng định mình và trở thành người đi tiên phong. Nhóm giấy phép lao động giới thiệu với các bạn Pulse Việt Nam - Hành trình cho tương lai, một cái tên đang lớn dần qua từng ngày trong lĩnh vực giải pháp âm thành tối tân. Doanh nghiệp được đặt tại khu công nghệ cao TPHCM, có nhà máy chiếm diện tích hơn 19.000 m2 với 100% vốn đầu từ của Mỹ. Pulse tại Việt Nam đang đi đầu với một lĩnh vực sản xuất giàu tiềm năng tại thị trường và đã thu hút được hơn 1.450 nhân sự.

PULSE VIỆT NAM
Pulse Việt Nam - hành trình cho tương lai

Sonion - Pulse: sức bật phát triển mới

Với vốn đầu tư 100% từ Đan Mạch, Sonion Viêt Nam là một cái tên có sức nặng trong lĩnh vực linh kiện điện thoại di động, thiết bị y tế và công nghệ âm thanh.
Ban giám đốc Sonion Việt Nam đã đưa ra quyết định mang tính đột phá vào tháng 2 năm 2008 đó là chính thức trở thành Pulse Việt Nam. Tập đoàn Pulse của Mỹ đã kinh doanh nhiều sản phẩm nhưng có 4 sản phẩm được tập đoàn chú trọng: công nghệ y tế, hữu tuyến, vô tuyến và sản phẩm tạo nguồn.

Vì thế nên Pulse Việt Nam chủ yếu sẽ đi theo 3 dòng sản phẩm: linh kiện cơ điện tử, thiết bị điện tử cho điện thoại di động theo công nghệ mới nhất vi cơ điện tử, microphone và loa cho thiết bị trợ thính. Trong những sản phẩm trên thì Pulse Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các thiết bị dành cho người kiếm thính.

Nhân viên được chú trọng đào tạo trong lĩnh vực công nghệ cao

Để công ty ngày càng phát triển thì trong 2 năm vừa rồi công ty đã chuyển hơn 450 nhân viên (nhân viên sản xuất và nhân viên cấp quản lý) đi qua Châu Âu để được đào tạo trong 3 tuần đến hơn 2,5 tháng. Những nhân viên được tham gia đào tạo sẽ là người hướng dẩn lại cho những nhân viên kỹ thuật khác. Pulse Việt Nam mới thành lập nên có rất nhiều kỹ sư và chuyên gia nước ngoài đến hổ trợ, vì thế mà đến năm cuối năm 2008 Pulse đã chuyển giao 88% các dây chuyền sang Việt Nam.

Môi trường làm việc quốc tế đa văn hóa

Tập đoàn xuyên quốc gia Pulse có hơn 29.500 nhân viên trên nhiều đất nước khác nhau như Việt Nam, Mỹ, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Đan Mạch… Nhân viên trong tập đoàn thuộc nhiều đất nước khác nhau giúp cho việc trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều văn hóa khác nhau.

Tiếng Anh thường bị nhanh chóng lãng quên khi không được sử dụng. Điều này không bao giờ xãy ra trong một công ty mà nhân viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau, tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ chính trong giao tiếp hằng ngày giúp bạn nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.

Nếu bạn là người mới và không tự tin lắm khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thì đừng lo, vì công ty sẽ thường xuyên mở những lớp tiếng Anh do người nước ngoài giảng dạy.

Pulse Việt Nam - Hành trình cho tương lai

Pulse Việt Nam luôn đòi hỏi nhân viên phải có tinh thần đồng đội tốt dù đó là người ở đất nước nào đi nữa và điều đó sẽ tạo nên một không khí vui tươi và đầy sức sống trong quá trình xây dựng phát triển.

Công việc hàng ngày luôn được giữ trong bầu không khí vui vẻ và đầy nụ cười với sự khuyến khích của công ty. Pulse Việt Nam đưa ra chiến dịch Nụ Cười và rất thành công trong việc tạo nên nhiều khuôn mặt tươi cười của những nhân viên, kỹ sư, quản lý…

Công ty hay tổ chức những hoạt động như Pulse Idol, Pulse Tournament… những chương trình này được hưởng ứng nhiệt tình của tập thể nhân viên và qua đó nhiều nhân tài đã được phát hiện.

Xu hướng tuyển dụng

Pulse Việt Nam đang trong quá trình chuyển đôi nên đây sẽ là cơ hội tốt để nhân viên và các ứng viên thể hiện tài năng của mình. Cơ hội đã đến và nhiệm vụ của bạn là phải biết tận dụng nó. Hiện công ty đang mở cửa chào đón nhân viên ở các vị trí như: quản lý chất lượng, thu mua, nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật… và đặc biệt lĩnh vực công nghệ y tế dành cho những bạn đam mê và có quyết tâm.

PULSE VIỆT NAM
Pulse Việt Nam đang cần người nhân lực mới

Pulse Việt Nam đang từng bước thay đổi, phát triển do đó họ luôn đánh giá cao những nhân viên linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi và đặc biệt là những bạn có khả năng đưa ra những sáng kiến mới. Công ty luôn muốn tạo những điều kiện tốt nhất như chế độ đãi ngộ, lương thưởng, không gian… giúp cho nhân viên có không gian phát triểnphù hợp với năng lực và sự cố gắng của bạn thân mình.

Tất cả nhân viên thuộc tập đoàn Pulse luôn cố gắng cống hiến sức mình cho tập đoàn. Cho đi thì mới nhận lại được, những cố gắng của bạn sẽ được hoàn trả lại bằng thành quả bạn đạt được. Tham gia vào Pulse Việt Nam nói riêng và Pulse nói chung cũng là cách bạn thể hiện tình yêu thương con người và cũng là một cách để giúp cho việc xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.

Hy vọng là bạn sẽ xác định được hành trình cho tương lai trong sự nghiệp của mình. Hẹn gặp lại các bạn trong bài học tiếp theo của blog giấy phép lao động.

QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC ẤN TƯỢNG

Trong mỗi lần cần tuyển dụng nhân viên mới thì bộ phận giấy phép lao động của Việt Uy Tín nhận rất nhiều hồ sơ xin việc (resume), sau đây chúng tôi xin tư vấn các điểm cần lưu ý đối với một CV ấn tượng như là: có bao nhiêu mục thông tin? Cách trình bày như thế nào? Trong hồ sơ cần thể hiện những gì?

Muốn có cơ hội nhận được việc làm thì hồ sơ tìm việc (resume) là thứ không thể thiếu được. Có nhiều lúc, chỉ cần Nhà tuyển Dụng (NTD) xem hồ sơ tìm việc của bạn 30 giây thì đã có thể quyết định chấp nhận ứng viên đó vào vòng phỏng vấn. Đến với bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu cho những thông tin về một bộ hồ sơ mẫu, qua đó các bạn có thể đưa ra những thông tin cần thiết và tạo cho riêng mình một bộ hồ sơ gây ấn tượng.
QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC
Quá dễ để có một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng

1. Thông tin cá nhân trong hồ sơ xin việc

Đây là phần quan trọng nhất nhưng nó lại là dễ viết nhất trong bộ hồ sơ. Bạn muốn NTD có thể liên lạc với mình mọi lúc mọi nơi thì không thể thiếu mục này được. Thông tin cá nhân cần có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ email, giới tính.

Khi ghi số điện thoại và địa chỉ email trong hồ sơ xin việc thì bạn cần lưu ý 2 điểm: hãy lưu số điện thoại di động mà bạn thường sử dụng nhất, với địa chỉ email thì bạn nên chọn những tên càng trung tính càng tốt (Lam_Nguyen@gmail.com hoặc Kim.Ngan@yahoo.com) vì NTD thường ưu tiên chọn những ứng viên trưởng thành hơn là những người có email như là trẻ con (Gau_Con@gmail.com hoặc nhoc_na@yahoo.com).

2. Mục tiêu nghề nghiệp.

Các bạn ứng viên thường hay lẩn lộn ở mục này, mục tiêu nghề ngiệp là một mục tiêu mà chúng ta phải theo đuổi và là đích đến trong tương lai dài hạn (3 hoặc 5 năm). Trong phần mục tiêu nghề nghiệp mà các bạn chỉ ghi công việc bạn muốn ứng tuyển thì bạn đang đi sai hướng và NTD sẽ không chọn bạn vì bạn chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng.

3. Kinh nghiệm làm việc

Khi nói đến kinh nghiệm làm việc thì NTD cần bạn nói rõ những gì bạn đã trải qua trong quá trình làm việc đó chứ không phải làm những thông tin bạn làm gì. Nếu viết: “Từ 2006 đến 2008 thì tôi làm nhân viên bán hàng của công ty Thành Phát” thì nhà tuyển dụng sẽ không muốn xem hồ sơ của bạn, do đó sẽ không có một buổi phỏng vấn nào dành cho bạn.

Bạn hãy theo dõi một kinh nghiệm làm việc mẫu, trong đó đã được ghi rõ trách nhiệm của công việc và thành tích bạn đã đạt được:

Tháng 9/2005 – Tháng 11/2007: Nhân viên kinh doanh dự án của công ty Thành Phát
Thành Phát là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử - điện lạnh trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ:

  • Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới quan hệ mới với khách hàng là các doanh nghiệp.
  • Giới thiệu với khách hàng những sản phẩm mới , sau đó tư vấn và thuyết phục họ sử dụng chúng.
  • Chuẩn bị và chịu tránh nhiệm về hồ sơ thầu để giành lấy gói thầu đó.
  • Thỏa mản được khách hàng hiện tại để duy trì doanh thu hiện có.
  • Luôn theo dõi thị trường để có thể đưa ra những kế hoạch kịp thời. • Theo định kỳ lập báo cáo để tổng kết kết quả đạt được và xây dựng mục tiêu tiếp theo.
  • Giúp bộ phận Marketing đưa ra những thông tin xây dựng thương hiệu và gia tăng quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng.

Thành tích:

  • Liên tục vượt chỉ tiêu doanh số trong 9 tháng đầu năm 2007
  • Đoạt giải Best Sales (Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất) trong 5 tháng liên tiếp của năm 2007
  • Có một lượng khách hàng thân thiết lên đến 100
  • Đã dành được giải thưởng cho nhân viên kinh doanh đạt được 300% chỉ tiêu doanh số của năm.
Bạn cần lưu ý là khi ghi thì cần sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian từ mời nhất trở về trước và có quá nhiều công việc để liệt kê thì bạn chỉ nên ưu tiên cũng cấp những kinh nghiệm có liên quan cộng việc bạn muốn ứng tuyển.

Những sinh viên mới ra trường thường là chưa có nhiều kinh nghiệm thì kinh nghiệm và thành thích đạt được rất hạn chế. Do đó trong hồ sơ các bạn hãy ghi những thành tích có được khi học tập và những hoạt động ngoại khóa liên quan đến cộng việc bạn ứng tuyển. Nhưng đừng vì điều này mà vội nản lòng, các bạn đang là người sở hữu những điểm mạnh mà những người dày dạn kinh nghiệm thường không có đó là năng lượng dồi dào, có tinh thần vươn lên, sự tươi mới và cởi mở trong tư duy. Bạn hay thể hiện những điều này trong hô sơ để NTD đánh giá cao về bạn.

4. Kỹ năng

Ở phần này, các bạn thường viết chung chung chứ không ghi rõ ràng. Trong khi NTD cần biết bạn làm được những gì thì bạn chỉ ghi thông tin một cách sơ sài như là: “Tôi biết tin học văn phòng và tiếng Anh”. Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số kỹ năng mẫu bạn cần ghi rõ ràng:
  • Sử dụng tốt Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Power Point…
  • Có thể viết và giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt.
  • Khả năng hợp tác và phối hợp tốt khi làm việc nhóm.
  • Đam mê tìm kiếm, tìm hiểu, khám phá những sản phẩm điện tử viễn thông & các sản phẩm công nghệ cao.

5. Học vấn

QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC
Thể hiện học vấn và thành tích trong hồ sơ
Trong phần này, các bạn hãy liệt kê bằng cấp và nơi bạn học tập, từ đó NTD sẽ thấy được kiến thức bạn được học thông qua ngôi trường bạn đã học. Ví dụ: “Cử nhân Công nghệ thông tin, Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM (1999-2003)”.

Hiện này bạn sẽ thấy có rất nhiều những khóa học liên quan đến công việc cũng như những khóa học nâng cao kỹ năng mềm. Nếu bạn tham gia vào những khóa học này và nó phù hợp với công việc ứng tuyển thì hãy ghi vào để NTD thấy bạn đầu tư vào công việc.

Bạn chỉ nên chọn những bằng cấp mới và liên quan với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ xin việc, bỏi vì NTD họ không muốn tốn thời gian để đọc những thông tin không cần thiết dù chúng có ấn tượng đến đâu chăng nữa.

Để viết một hồ sơ tìm việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần đưa ra những phần căn bản, tìm hiểu thông tin về công ty ứng tuyển, đưa ra những thông tin phụ hợp bản thân và bạn sẽ có trong tay một hồ sơ có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể tìm kiếm và tham khảo thêm các hồ sơ mẫu của công ty Việt Uy Tín trên blog giấy phép lao động. Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mình!

QUY TRÌNH PHỎNG VẤN Ở CÔNG TY QUỐC TẾ

Nếu bạn đang trong hành trình tìm việc thì bạn đã biết quy trình phỏng vấn ở công ty quốc tế là thế nào không? Nhà tuyển dụng muốn thấy được điều gì từ ứng viên? Nhà tuyển dụng cho điểm “0” ở lỗi nào khiến ứng viên mất cơ hội được chọn? Chúng ta hãy cùng đến với bài viết được lấy từ cuộc trao đổi của chị Võ Minh Trang làm trong bộ phận giấy phép lao động và Phụ trách Nguồn Nhân Lực công ty British American Tobacco Vietnam.

Một quy trình phỏng vấn có những bước nào?

Bạn đã từng tìm hiểu và biết được quy trình phỏng vấn ở một công ty thì bạn đã có một bước chuẩn bị tuyệt vời để có một buổi phỏng vấn thành công. Nếu bạn chưa chuẩn bị được như trên thì bạn không biết là họ sẽ hỏi những gì và cũng không biết phải chuẩn bị như thế nào để làm hài lòng nhà tuyển dụng.

PHỎNG VẤN Ở CÔNG TY QUỐC TẾ
Quá trình phỏng vấn ở công ty quốc tế
Ở công ty mình (BAT – British American Tobacco Vietnam) gồm có 2 quy trình phỏng vấn dành cho 2 kiểu ứng viên: ứng viên ở vị trí nhân viên và ứng viên vị trí quản lý.

Vị trí ứng tuyển là nhân viên sẽ có 2 vòng tuyển dụng: kiểm tra khả năng, phỏng vấn với người ở bộ phân nhân sự và người sẽ quản lý trực tiếp nếu trúng tuyển. Quá trình làm bài về kiểm tra khả năng trong vòng 2 tiếng, lưu ý là làm trắc nhiệm kỹ năng lập luận logic.

Với vị trí ứng tuyển là quản lý thì nhiều bước hơn trong quy trình: phỏng vấn với người trực tiếp quản lý, phỏng vấn với phòng HR, kiểm tra khả năng bằng bài trắc nghiệm, kiểm tra năng lực ứng viên.

Trong những quy trình trên thì việc kiểm tra có thể linh động để thuận tiện hơn, việc phỏng vấn muốn làm là làm sao tạo được thuận lợi cho cả ứng viên và người phỏng vấn.

Có những tiêu chí nào xem là ứng viên có được chọn hay không?

Bạn có biết là nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên dựa vào đâu không? Kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân… hay sao? Yếu tố quyết định xem bạn có được nhận vào làm việc hay không là việc ứng viên có khả năng, năng lực thực sự không và nó có phù hợp với yêu cầu công việc của công ty không.

Chị trang cho biết: Có nhiều ứng viên mà khi nhìn vào hồ sơ thì thấy phù hợp với công việc những nếu bắt đâu phỏng vấn thì không đáp ứng được yêu cầu của công ty. Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên không chứng minh được mình có đủ khả năng hoàn thành yêu cầu của công ty thì tôi sẽ kết thức phỏng vấn sớm.

Lời khuyên dành cho bạn: Để thành công trong việc ứng tuyển, ứng viên cần biết là ngoài kinh nghiệm làm việc, khả năng, học vấn và thành tích được trình bày là quan trọng thì bạn cũng phải chứng minh là những khả năng đó của mình phù hợp với công việc bạn ứng tuyển vào công ty.

Bạn có hiểu rõ làm mình cần làm gì và công việc có yêu cầu gì không?

Nhà tuyển dụng khá đau đầu khi gặp phải nhiều ứng viên đi phỏng vấn nhưng không biết công việc đó có yêu cầu thế nào và họ cứ tự do nộp hồ sơ ứng tuyển. Và thế là khi thực sự phỏng vấn thì nhà tuyển dụng mới biết là ứng viên có thực sự đọc kỹ yêu cầu công việc và khả năng của họ không phù hợp với công ty hay không.

PHỎNG VẤN Ở CÔNG TY QUỐC TẾ
Trước khi đi phỏng vấn cần định hướng con đường tương lai
Những trường hợp này làm mất nhiều thời gian của nhà tuyển dụng và của chính bạn. Do đó trước khi nộp đơn phỏng vấn, bạn cần thực sự tìm hiểu về công ty, xem thử nó có phù hợp với mình không, yêu cầu của công việc mình có làm được không.

Lời khuyên dành cho bạn: Với chức danh thì nó không thể biểu đạt hết được yêu cầu công việc. Cùng một chức danh giống nhau những công ty sẽ có yêu cầu công việc hoàn toàn khác biệt.

Nhiều ứng viên nộp đơn xin việc vào công ty với một vị trí nào đó và lý do là thích công việc này. Lưu ý các bạn là bạn yêu thích công việc đó nhưng bạn phải có đủ khả năng để thực hiện công việc này. Vi dụ: bạn thích làm nhân viên giao tiếp cộng đồng nhưng bạn không có khả năng giao tiếp tốt hoặc bạn là người hướng nội và khó có thể xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh thì bạn không nên làm công việc này.

Lời khuyên dành cho bạn:
Nếu bạn làm việc gì thì hãy chú tâm vào nó, trước khi nộp hồ sơ tìm việc ở công ty nào thì bạn hãy tìm hiểu kỹ yêu cầu của công ty đó chứ không chỉ nhìn chức danh. Nếu trong thông tin tuyển dụng, bạn chưa hiểu lắm thì hãy chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng để chắc là công việc này phù hợp với khả năng của mình. Tránh mất thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng.

Cảm ơi mọi người đã theo dõi bài viết. Nếu bạn có thắc mắc về quy trình phỏng vấn thì hãy liên hệ với bộ phận giấy phép lao động của công ty Việt Uy Tín.

QUẢN LÝ THỜI GIAN

Rất nhiều nhà quản lý hiện nay cứ than phiền là mình không có nhiều thời gian. Nhưng họ không biết là họ thiếu thơi gian là vì họ tham gia vào những buổi họp không có ý nghĩa, không biết phân chia việc cho cấp dưới làm, không lên kế hoạch rõ ràng.

Đây là những nguyên nhân làm họ không có nhiều thời gian, vì thế nhà quản lý cần nhận biết vấn đề năm ở đâu và sớm khắc phục nó. Bài viết được nhóm dịch vụ giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
 QUẢN LÝ THỜI GIAN HỢP LÝ
Quản lý thời gian
Có một câu chuyện về một giám đốc của một công ty quốc doanh tầm cỡ, ông tham gia vào một buổi hội thảo về vấn đề quản lý doanh nghiệp, sau đó giờ tay phát biểu ý kiến của mình nhưng không phải ông quan tâm đến vấn đề của hội thảo mà vì ông muốn nhanh chóng đóng góp ý kiến trước khi kịp giờ đi họp ở TPHCM.

Giám đốc này cho biết, từ rất lâu ông không còn khả năng theo đuổi những chiến lược và kế hoạch của bản thân. Như buổi hội thảo hôm đó, có nhiều ý kiến hay cho việc quản lý những ông không tham gia trọn vẹn được, bởi vì lý do đơn giản là không có thời gian.

Trong một năm công ty của ông phải tiếp 1.500 đoàn khách nước ngoài và 1.600 đoàn khách trong nước. Một nữa cuộc viếng thăm đó ông phải tham dự. Tính ra thì mỗi ngày ông phải tiếp đón khoảng 5 đoàn khách, đó là chưa tính đến cuộc hợp ở công ty và một số nơi khác. Với sự bận rộn như thế nên ông không chủ động được trong giờ giấc và phải phụ thuộc và lịch họp.

Theo bạn nghĩ là công việc nào lãng phí thời gian nhất nơi công sở? Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cuộc điện thoại, rồi trả lời hàng trăm email, nói chuyện với đồng nghiệp, tốn thời gian vào cuộc họp nhưng nó không mạng lại nhiều lợi ích cho công việc… Như trường hợp của vị giám đốc trên, việc tham gia những cuộc họp đó làm ông mất thời gian và mệt mỏi.

Những nguyên nhân trên là chưa đủ, nếu mọi việc bạn làm hết mà không biết cách giao việc cho cấp dưới và xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể rõ ràng thì công việc sẽ nhấn chím bạn.

Biết cách quản lý bản thân

Chị Lan Anh, là giám đốc của mọt công ty dịch vụ, chỉ mới làm 2 năm những mỗi lần bạn bè gặp đề nói chị mau già hơn. Chị đáp lại là do mình quá bận với công việc.

Từ khi làm giám đốc của công ty, chị luôn bận rộn với công viêc, mặc dù công ty chỉ có 24 nhân viên. Chị Lan Anh không có phòng làm việc riêng, với không gian mở như thế, chị có thể quán xuyến hết các nhân viên.

Điều này không mạng lại lợi ích nhiều cho chị, ngược lại nó còn làm chị bận rồi hơn. Bất cứ việc nhỏ hay việc lớn, lúc nào cũng có thể có nhân viên đến hỏi ý kiến và làm gián đoạn công việc của chị. Cuộc gặp có thể kéo dài đến nữa tiếng, giám đốc phải tốn thời gian vào những việc của cấp dưới thay vì chỉ đưa ra gợi ý giải quyết.

Nguyên nhân là không biết cách phân công công việc rõ ràng cho nhân viên cho nên dù bạn làm hơn 10 tiếng 1 ngày cũng không hoàn thành được, có khi nó còn theo bạn đến nhà.
 
 QUẢN LÝ THỜI GIAN HỢP LÝ
Quản lý thời gian hợp lý để không phải hối tiêc
Trái ngược với những tình huống trên, Alain Cany – Tổng giám đốc nhân hàng HSBC Việt Nam cho biết là ông thích làm cho mình bận rộn để có thể làm nhiều việc hơn. Ông là kiểu người luôn cố gắng, chăm chỉ và không bao giờ biện lý do cho sự trễ nải của công việc.

Ông nói rằng: Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng với ý nghĩ là làm một việc thì suốt cà ngày bạn chỉ làm việc đó. Ngược lại nếu bạn làm cho mình bận rộn và nghĩ là mình có thể làm được nhiều việc hơn. Bạn sẽ tìm mọi cách để làm được việc đó bằng cách tổ chức lại cách làm việc, lập kế hoạch cho công việc cụ thể để hoàn thành được nó.

Nhiều năm nay, trước khi đi ngủ thì ông đã lập kế hoạch cho chương trình làm việc vào ngày hôm sau. Ông mất khoảng 30 phút để đi từ nhà đến công ty, và đó là thời gian cho những việc trao đổi qua điện thoại. Nếu có cuộc gọi nhỡ thì nó chỉ được trả lời khi ông ngồi trên xe.

Nếu một người quản lý không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc thì kết quả dẫn đến là những việc nhỏ bé, không cần thiết lại chiếm hầu hết thời gian, trong khi việc cần thiết thì không có thời gian. Do đó từ ngày hôm này, hãy lập kế hoạch cụ thể và chi tiết để dành lại thời gian quý báu từ những việc lặt vặt. Biết quản lý thời gian là bí quyết thành công cho mọi người, từ đó dành cho mình tấm giấy phép lao động vào đời.

NGÀNH NGHỀ NÀO ĐANG THU HÚT ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ?

Cùng với đà đang đi lên của xã hội, rất nhiều ngành nghề mới ra đời thu hút giới trẻ. Bên cạnh ý định du học để phát triển tương lai, bạn có thể thành công bằng cách theo đuổi những ngành nghề rất thú vị và mới lạ ở ngay tại Việt Nam.

Hiện nay, các ngành nghề liên quan đến kinh doanh đang có sức hút mạnh mẽ. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công ty tư nhân khiến cho ngành Quản Trị Kinh Doanh (QTKD), Tài chính ngân hàng, Maketing-Tiếp thị… ngày càng được ưa chuộng. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

1. Ngành QTKD bao gồm: điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân sự, tiếp thị, quản lý về chất lượng sản phẩm, kinh doanh quốc tế... Người học QTKD thường có định hướng trở thành các nhà quản lý hay là CEO-giám đốc điều hành cho các công ty. Họ còn có thể nhắm đến vai trò làm cố vấn kinh doanh. Ngoài kiến thức và kỹ năng thì họ cần có một máu kinh doanh, sự mạo hiểm và ý chí thành công cao.



2. Một ngành nghề khác không kém phần hấp dẫn là ngành kế toán tài chính, có rất nhiều người theo học ngành này vì muốn trở thành chuyên viên làm việc cho các công ty, ngân hàng, tập đoàn tài chính, quỹ tài chính... Trong đó có những lĩnh vực mới ở VN là đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh địa ốc. Người theo nghề này không chỉ cần kỹ năng tính toán giỏi, kỹ lưỡng mà còn cần phải có tinh thần trách nhiệm cao.
giấy phép lao động
Nghề nghiệp mà giới trẻ đang hướng tới
3. Nghề về Tiếp Thị và Quảng Cáo- đây là chuyên ngành ngày càng mở rộng, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực và sử dụng nhiều chuyên môn của nhiều ngành nghề khác nhau.

4. Ngành du lịch: ngày nay ngành quản trị du lịch không chỉ là trong kinh doanh lữ hành, nấu ăn, nhà hàng, khách sạn mà bao gồm quản trị cao ốc và các khu giải trí.

5. Đặc biệt là nghề quản trị thể thao (điều hành câu lạc bộ bóng đá, sân golf, tổ chức các giải và quản lý các công trình, sân bãi) hiện đang là một nghề tiềm năng dù còn rất mới lạ ở VN.

6. Những ngành quản trị khác phổ biến ở nước ngoài nhưng còn hiếm hoi ở VN như: quản trị sân khấu-các hoạt động nghệ thuật, quản lý y tế, quản lý siêu thị và cửa hàng. Đây là những ngành nghề đang được các bạn trẻ chú ý.

7. Nhiều bạn trẻ ước muốn trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay có những ngành mới kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin (CNTT) chẳng hạn như kinh doanh CNTT, quản trị thông tin... chứ không chỉ sản xuất phần mềm hay phần cứng.

8. Những ngành vẫn còn ít đào tạo ở VN gồm công nghệ y_sinh, công nghệ sinh học, công nghệ siêu nhỏ, kiến trúc quy hoạch và truyền thông đa phương tiện…
giấy phép lao động
Nghề nghiệp đang thu hút giới trẻ
Những ngành nghề hấp dẫn giới trẻ này đa số là do các trường nước ngoài đào tạo, chỉ có một số chuyên ngành là được đào tạo tại VN.
Qua bài viết này, nhóm giấy phép lao động sẽ giúp các bạn biết thêm những ngành nghề nào thu hút giới trẻ.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

TỔ CHỨC SỰ KIỆN: NGHỀ HẤP DẪN CHO NHỮNG AI NĂNG ĐỘNG

Tại Việt Nam tổ chức sự kiện đang là một nghề khá mới mẻ, thu hút nhiều bạn trẻ và phát triển một cách nhanh chóng. Đi cùng là sự quảng bá thương hiệu, sản phẩm mới của doanh nghiệp. Nhu cầu tổ chức sự kiện khá đa dạng từ ra mắt sản phẩm, lễ khánh thành, lễ động thổ, hội nghị khách hàng, hội thảo, triển lãm…càng gia tăng cho thấy tầm quan trọng của tổ chức sự kiện với các tổ chức, doanh nghiệp. Hãy cùng giấy phép lao động tìm hiểu về nghề tổ chức sự kiện.

Tổ chức sự kiện là gì?

Tổ chức sự kiện góp phần quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của công ty thông qua những sự kiện. Ví dụ khi ra mắt thời trang mới của Gucci, công ty sẽ tổ chức một sự kiện, mời những khách hàng cùng nhà báo tham dự. Thông qua sự kiện, Gucci mang đến khách hàng cho khách hàng những sản phẩm ấn tượng để họ có thể nhớ và ủng hộ cho Gucci. Thông qua sự kiện giúp công ty tăng cường hợp tác quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông… tạo điều kiện để thúc đẩy thông tin có lợi cho doanh nghiệp.
Tổ chức sự kiện
Nghề tổ chức sự kiện
Điều cần ở một chuyên viên tổ chức sự kiện?
Một chuyên viên cần năng động và tự tin là điều thiết yếu, bên cạnh đó đòi hỏi họ cần có sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong mọi việc, quan trọng hơn là họ cần có sự sáng tạo cao để tạo nên những ý tưởng cho sự kiện.

Để trở thành một chuyên viên tốt và giỏi bạn phải hội đủ một số yếu tố như: óc sáng tạo tổ chức tốt, năng động, hoạt bát, nhanh nhẹn và kiên nhẫn, vui vẻ thiết lập các mối quan hệ, khả năng làm việc nhóm tốt, niềm đam mê luôn cháy bỏng trong bạn và để làm được những điều trên thì tất nhiên bạn cần có một sức khỏe thật tốt để đương đầu với thử thách. Bạn phải chịu được những áp lực cao do tính chất của công việc, biết cách xoay xở và xử lý tình huống trong mọi trường hợp. Từ lúc bắt đầu sự kiện cho đến kết thúc họ phải rất căng thẳng dự trù cho tất cả những gì có thể xảy ra và chỉ thật nhẹ nhõm khi sự kiện kết thúc tốt đẹp.
nghề tổ chức sự kiện
Năng động, khả năng làm việc nhóm cao
Hậu trường của nghề tổ chức sự kiện

Đi cùng với những niềm vui khi sự kiện thành công thì kèm theo là những giây phút căng thẳng khi một vài sự cố xảy ra như việc khách mời đến trễ hay ca sĩ kẹt chạy “show” khiến nhà tổ chức phải tìm cách giải quyết. Thay đổi phù hợp để không phải phụ thuộc vào những người đến trễ. Để xoay xở trong tình huống như thế phải nhắc đến sự tài tình, khéo léo của các MC trong chương trình nhằm kéo dài thời gian hoặc góp vui bằng những tiết mục nho nhỏ.

Nói về nhân sự tốt cho lĩnh vc này thì còn chưa nhiều. Những sự kiện lớn và quan trọng thì đa phần khách hàng sẽ tín nhiệm và giao phó cho các công ty chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một trường nào tổ chức đào tạo chuyên nghiệp cho ngành tổ chức sự kiện, những người làm nghề này họ trụ được với nghề chủ yếu rút kinh nghiệm từ sự thành công và thất bại của mỗi sự kiện.

Bài viết được chia sẻ từ giấy phép lao động, xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.