Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

CON ĐƯỜNG NÀO THĂNG TIẾN LÀ PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN?

Bạn trẻ tuổi, năng động, được đánh giá cao về thành tích làm việc. Bạn hết mình với những ước vọng để thành công và khẳng định bản thân. Những lựa chọn công việc phù hợp sẽ giúp bạn đến gần hơn với nấc thang thành công. Hãy tham khảo bài viết này, có thể bạn sẽ tìm ra được câu trả lời cho con đường thăng tiến sự nghiêp của riêng mình. Bài viết này được nhóm giấy phép lao động thu thập và chia sẻ.

Chuyên môn hay là cấp bậc?

Anh Hải Anh tâm sự-trưởng nhóm 28 tuổi: ’Mình đang cân nhắc giữa hai vị trí, một là chuyên gia chịu trách nhiệm chính về công tác chuyên môn và hai là vị trí quản lý. Càng nhiều năm kinh nghiệm, tính chất công việc của chuyên gia và quản lý là khác nhau và mỗi vị trí đều có ưu và khuyết điểm riêng, do đó mình khá phân vân’. Anh vừa được sếp ưu ái dành cho anh hai cơ hội thăng tiến là anh có thể trở thành một chuyên gia để cố vấn cho các dự án hoặc là trở thành một nhà quản lý cấp trung cho doanh nghiệp. Nhưng do quyết định này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của mình nên Hải Anh rất khó để lựa chọn.

Nếu như bạn là Hải Anh thì câu trả lời của bạn là gì? Và bạn sẽ chọn đi theo hướng chuyên môn hay muốn trở thành một nhà lãnh đạo?
giấy phép lao động
Con đường thăng tiến trong sự nghiệp

Chuyên gia - Cố vấn - Quản lý & Chủ doanh nghiệp, họ là ai?

Hiện tại vẫn còn quan niệm cho rằng chỉ cần thành thạo công việc là nhân viên sẽ được cân nhắc lên vị trí quản lý, rồi từ vị trí quản lý sơ cấp được nâng dần lên trung cấp và sau đó là cao cấp. Nhưng thực tế là: quản lý và chuyên môn là hai khái niệm không cần thiết phải đi cùng nhau. Yếu tố mà một nhà quản lý cần có là kỹ năng lãnh đạo và quản trị con người chứ không hẳn phải là những yếu tố về chuyên môn, nghiệp vụ. Người lãnh đạo giỏi là người biết dùng đúng người đúng việc, trong một số trường hợp, người lãnh đạo sẽ là ‘nhân viên’ để hướng tới mục đích cuối cùng hiệu quả công việc.

Nhà quản lý trung cấp chủ yếu chỉ cần khả năng theo dõi công việc và ‘quản lý’ nhân viên thật tốt để thực hiện các kế hoạch theo đúng kế hoạch đã được đặt ra. Nhà quản lý cấp cao cần có kinh nghiệm để thúc đẩy tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên, tạo sự đổi mới mang tính đột phá trong công việc, thiết lập chiến lược, quyết đoán và linh hoạt trong việc xử lý công việc. Họ cần nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh cũng như dự đoán trước được những khả năng có thể xảy ra để đưa ra quyết định và những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp.

Một khía cạnh khác nữa là các vị trí chuyên gia như nhà nghiên cứu, cố vấn, chuyên viên… Hiện cũng đang là những vị trí được các doanh nghiệp săn đuổi và các bạn trẻ đang hướng tới. Yếu tố quan trọng nhất mà một chuyên gia cần phải có là kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin mới phải thường xuyên, có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức và thành thạo những kỹ năng mềm như giao tiếp, trình bày và thuyết phục là không thể thiếu với những người định sự nghiệp của mình theo hướng chuyên môn.

Trường hợp bạn muốn nhiều hơn cả hai sự lựa chọn trên thì làm chủ doanh nghiệp là một quyết định có thể sẽ thỏa mãn tham vọng của bạn. Tự thành lập nên một công ty riêng, ngoài việc am hiểu về thị trường mà mình muốn kinh doanh thì cần phải có năng lực lãnh đạo, có kiến thức nền tốt, là mẫu người nhạy bén và dám mạo hiểm, biết quản lý rủi ro cũng như sự thay đổi ngoài dự tính.

Thực tế cho thấy rất nhiều công ty đã phải phá sản vì lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm cũng như dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu thị trường, hay là do lãnh đạo không chuyên nghiệp trong quản lý con người làm cho nội bộ mất đoàn kết dẫn đến tan rã. Làm chủ doanh nghiệp thực chất là bạn đang làm thuê cho chính mình cho nên để dấn thân theo con đường này hãy chắc rằng bạn là một người làm thuê xuất sắc trước khi làm chủ.
giấy phép lao động
Thăng tiến trong công việc
Thường thì chuyên gia, quản lý cấp cao hay chủ doanh nghiệp là 3 đỉnh cao của sự nghiệp. Chúng như 3 đỉnh của hình tam giác mà bạn là người đang đứng ở giao điểm. Để thành công, bạn cần xác định rõ đích đến sự nghiệp để có kế hoạch phấn đấu cụ thể lâu dài, như một quản lý trẻ đã chia sẻ:

"Để thành công trong sự nghiệp, bạn cần phải xác định được mình là ai, mình muốn gì và làm sao để đạt được điều mình mong muốn thông qua xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn".

Qua bài viết này, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài xin cung cấp cho các bạn những thông tin sẽ giúp các bạn lựa chọn được con đường thăng tiến trong công việc.

THƯ TÌM VIỆC 100 ĐIỂM

Sau một thời gian giới thiệu những bài viết giúp ứng viên có cho minh hồ sơ tìm việc ấn tượng, bộ phận giấy phép lao động của Việt Uy Tín xin giới thiệu đến các bạn cách viết một là thư tìm việc. Một hồ sơ đầy đủ và ấn tượng thì không thể thiếu thư tìm việc, nếu không nhà tuyển dụng không đánh giá toàn diện về bạn. Như vậy, để viết được thư tìm việc hay đồng thời giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn thì phải làm thế nào?

Có cần thiết viết Thư tìm việc?

Trong một cuộc khảo sát gần đây, khoản 80% nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng những hồ sơ có thư tìm việc, đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho tầm quan trọng khi viết Thư tìm việc.
VIẾT THƯ TÌM VIỆC 100 ĐIỂM
Thư tìm việc 100 điểm
Trong ý nghĩ của rất nhiều người thường quan niệm là thư tìm việc của các ứng viên là giống nhau và nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến. Vì sự suy nghĩ này mà nhiều ứng viên đã quá lơ là trong việc viết Thư tìm việc gửi đến nhà tuyển dụng.

Trong hành trình tìm việc, các bạn hãy xem nhà tuyển dụng là khách hàng còn bạn là người bán hàng khôn ngoan và luôn cố gắng bằng mọi cách giới thiệu với họ món hàng với những khách hàng tiềm năng. Với cách nghĩ này thì Thư tìm việc là công cụ để bạn giới thiệu với nhà tuyển dụng “món hàng” thích hợp với họ nhất. Trước khi được làm việc cho công ty, nhà tuyển dụng không biết là bạn có kinh nghiệm và khả năng làm việc không. Cho nên Thư tìm việc cần để cho nhà tuyển dụng biết lý do vì sao chọn công ty họ để họ có thể quyết định gọi bạn đến phỏng vấn.

Thư tìm việc, bạn là ai?

Thư tìm việc đước viết bởi bạn còn người nhận là nhà tuyển dụng. Cấu trúc một Thư tìm việc gồm có 3 phần chính như sau:
  • Giới thiệu: Đưa ra thông tin về bạn thân và cho họ biết bạn sẽ làm được gì cho công ty.
  • Thân bài: Phần này các bạn đưa ra những kỹ năng, học vấn, thành tích cũng như kinh nghiệm đã trãi qua.
  • Kết bài: Các bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết được sự quyết tâm và đam mê đối với công việc này ở công ty.

Thư tìm việc cần có 6 điểm nhấn

1. Không nên bắt đầu bằng những câu đại loại như: Tôi muốn được vào làm việc ở vị trí xxxx, đăng trên báo yyyy ngày dd tháng mm…

Nhà tuyển dụng sẽ phải xem rất nhiều hồ sơ ứng tuyển và cách mà một hồ sơ được duyệt là trong khoản 16 giây. Do đó bạn đừng làm nhà tuyển dụng mất thời gian với lá thư dài bất tận mà hãy làm họ chú ý ngay từ những dòng đầu tiên.

Bạn hãy đặt mình vào một hoàn cảnh của nhà tuyển dụng sau đây. Nếu đọc hơn 49 bức Thư tìm việc gần giống nhau ở phần đầu và trong bức thư thứ 50, có một sự thay đổi hoàn toàn mới thì bạn chắc rằng sẽ có một sự thích thú khi xem bức thư này. Vậy bạn hãy tạo nên sự khác biệt, một điều gì đó mới mẽ mang đến sự hứng thú người xem.

2. Xưng hô thích hợp

Trong khi viết Thư tìm việc hãy tôn trọng người xem bằng cách tìm kiếm thông tin nhà tuyển dụng và thông tin trong phần liên hệ trên trang web tuyển dụng, sau đó ghi rõ tên người chị trách nhiệm tuyển dụng cho công ty. Khi đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, chịu khó tìm hiểu và quan tâm đến công ty đang tuyển dụng.

3. Trình bày kỹ năng và kinh nghiệp làm việc

Khi viết đến phần chính của Thư tìm việc thì bạn cần chủ yếu là trình bày về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn muốn viết tốt phần này thì phải tìm hiểu thật kỷ yêu cầu công việc trong phần tuyển dụng của công ty. Khi đã biết là họ cần gì thì bạn chỉ việc thể hiện được minh là người họ đang cần và trình bày kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu đó. Khi nói về thành tích của mình, bạn hãy đưa ra những con số thực tế để tạo dấu ấn cho nhà tuyển dụng vì nhờ đó họ sẽ dễ nhớ hơn.

4. Thể hiện sử đam mê đối với vị trí ứng tuyển

Bạn cần tránh nói đến vấn đề tài chính trong Thư tìm việc, hãy thể hiện sự đam mê và mong muốn được làm việc cho công việc đó ở công ty. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng thì bạn cần trình bàyrõ sự yêu thích đối với công việc, văn hóa và thành tựu của công ty. Sự chân thành sẽ giúp bạn thành công, vì nhà tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng biết là bạn có phóng đại hay nói quá lên không.

5. Kết thúc bằng sự nhiệt huyết

 VIẾT THƯ TÌM VIỆC 100 ĐIỂM
Trình bày thư tìm việc cẩn thận
Ở phần kết của Thư tìm việc, bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng cho công việc. Ví du: Tôi rất mong được gặp lại ông/bà để trao đổi về sự phù hợp giữa tôi và công việc của quý công ty. Ông/bà hãy liên lạc với tôi bất cứ khi nào với số điện thoại 0969 140 245 hoặc liên hệ qua email: lam_nguyen@gmail.com.

6. Đừng viết quá dài

Đừng để nhà tuyển dụng phải ngán ngẩm tới vài trang trong bức thư tìm việc, hãy viết nó trong vòng 1 trang giấy và trình bày rõ ràng, dễ nhìn và không màu mè là một bức thư đúng chuẩn. Sau khi bạn viết xong, hãy in ra để xem là nhà tuyển dụng cầm đọc trông được không.

Để bạn có được nhà tuyển dụng để ý hay không thì Thư tìm việc đóng vai trò không nhỏ. Do đó bạn hãy đầu từ thời gian tìm hiểu và viết nó thật tốt để gây ấn tượng với họ. Khi viết xong thì đưng quên xem lại nhiều lần để xem có lỗi chính tả hay ngữ pháp nào làm mất giá trị bức thư trong mặt nhà tuyển dụng.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi công ty Việt Uy Tín, công ty chuyên thực hiện nhiều dịch vụ có yếu tố nước ngoài như dịch công chứng, dịch thuật tiếng anh, dịch vụ visa, giấy phép lao động cho người nước ngoài

THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP KHI PHỎNG VẤN

Khi bạn đi tìm việc thì mục tiêu quan trọng nhất là tìm được công việc thích hợp. Nhưng để hoàn thành mục tiêu đó có thể phải xảy ra quá trình kéo dài từ ngày này sang tháng nọ. Bạn muốn có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng thì cần gây ấn tượng và thể hiện sự chuyên nghiệp qua những lần tiếp xúc. Không nên suy nghĩ là nhà tuyển dụng sẽ nói cho bạn những điều cần sửa chữa. Công việc của nhà tuyển dụng là tìm kiếm ứng viên tiềm năng và nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu thì họ sẽ loại bạn ra khỏi danh sách.

Trong bài học về thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn hôm nay, nhóm dịch vụ giấy phép lao động sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ buổi phỏng vấn đầu tiên.
 THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP KHI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
Thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn
Sau khi hồ sơ của bạn được chọn sẽ là vòng phỏng vấn loại trực tiếp. Qua cách cư xử và thái độ khi phỏng vấn sẽ là yếu tốt then chốt để bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn này không. Trong phỏng vấn, bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh và tránh phạm phải những sai lầm sau đây.

1. Không quan tâm đến buổi phỏng vấn

Không có điều gì khiến nhà tuyển dụng bực mình hơn việc phải phỏng vấn một ứng viên mà người này không quan tâm và chỉ trả lời qua loa. Cuối cùng ứng viên mới nói là chỉ đến để biết công ty như thế nào để rồi cân nhắc cho chấp nhận làm không. Ví dụ, anh Lâm đã từng phải chờ ứng viên hết cả 25 phút trước khi biết là người này đi lòng vòng trong công ty để tìm hiểu tình hình làm việc của công ty trước khi gặp nhà tuyển dụng. Và thế là ứng viên này bị gạch tên vô thời hạn.

2. Sử dụng điện thoại khi phỏng vấn

Ngọc được nhà tuyển dụng đánh giá là ứng viên tốt cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Nhưng đến cuối cùng chiếc ghế trưởng phòng lại được người khác nhận và phải đi tìm việc ở nhiều công ty khác nhau. Lý do nhà tuyển dụng từ chối là do Ngọc thường nhắn tin trong một buổi phỏng vấn.

Đừng bao giờ nghe điện thoại trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang chờ để nhận cuộc gọi khẩn cấp và bắt buộc phải nghe điện thoại thì hãy hỏi ý kiến nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu phỏng vấn. Bạn chỉ nên nghe điện thoại khi nhận được sự đồng ý của họ và phải kết thúc cuộc gọi nhanh chóng. Nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp xúc với nhiều ứng viên nên họ không đủ thời gian nếu bạn cứ dài dòng trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong trường hợp khẩn cấp nào thì hãy nên tắt điện thoại trước khi vào phòng phỏng vấn.

3. Nói sai ý

Nhà tuyển dụng rất sợ khi phải hỏi ứng viên là hãy cho biết về bản thân bạn, những câu hỏi này không hỏi không được. Khi nghe câu hỏi này ứng viên nói quá nhiều về tiểu sử bản thân, thói quen và sở thích của mình. Những điều này nhà tuyển dụng không cần biết quá nhiều, còn những điều như là họ cần biết về công việc, những điều bạn thích khi làm việc, những gì động viên bạn làm việc chăm chỉ… thì không được nói đến.

 THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP KHI PHỎNG VẤN TRỰC TUYẾN
 Khi phỏng vấn thì không nói quá nhiều về bản thân

4. Quá khoe khoang về bản thân

Bạn có quyền nói về những thành tích mà mình có được sau nhiều năm làm việc nhưng hãy thể hiện nó một cách khiêm tốn. Bạn nên nói: Tôi không tự nhận là người giỏi nhất, nhưng qua sự cố gắng và nỗ lực của mình tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi xxx. Bạn không nên nói: Sau khi vượt qua mặt 3 ứng viên đăng ký cho ghế trưởng phòng và thắng luôn ứng viên sáng giá cho bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Trưởng phòng kinh doanh tại công ty yyyy đương nhiên trở thành của tôi.

Có một số ứng viên chọn cách phóng đại thành tích của mình nhằm làm cho lý lịch của mình sáng giá hơn. Bạn không nên làm điều này, vì nhà tuyển dụng có nhiều cách để xác nhận là thành tích này có chính xác không. Không có gì tốt hơn nếu bạn nói đúng sự thật và khiêm tốn.

Bạn mới ra trường và không biết tìm việc nên bắt đầu từ đâu? Bạn có nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai? Hãy đến gởi những thắc mắc đó đến đội ngũ dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài của công ty Việt Uy Tín để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

SUY NGHĨ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn có biết là nhà tuyển dụng sẽ làm gì sau khi nhận hồ sơ tìm việc của ứng viên? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua những tiêu chí nào? Tại sao một ứng viên được chọn trong hàng trăm ứng viên khác? Nhóm dịch vụ giấy phép lao động sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.

1. Nhà tuyển dụng chọn nhân viên như thế nào?

Bây giờ để nhanh chóng tìm được nhân viên thích hợp nhanh chóng thì nhà tuyển dụng thường đăng tuyển thông tin trên website tìm việc. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà tuyển dụng sử dụng những trang web cộng đồng như Facebook hay Linkedln. Họ cũng thích dùng danh sách ứng viên của mình để chọn nhân viên hơn là thông qua những dịch vụ tuyển dụng truyền thông.
SUY NGHĨ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI ỨNG VIÊN
Suy nghĩ của nhà tuyển dụng
Nhiều nhà tuyển dụng lâu năm thường có cho mình danh sách ứng viên mà họ tìm kiếm sau nhiều năm làm việc, do đó họ không đăng tuyển dụng trên kênh tuyển dụng nào. Đặc biệt là họ thích tuyển dụng ứng viên được giới thiệu trực tiếp. Qua đó các bạn thấy là ngoài đăng hồ sơ trên trang web tuyển dụng, các bạn cần tạo mối quan hệ tốt để có nhiều cơ hội việc làm.

2. Nhà tuyển dụng chú trọng điều gì?

Nhà tuyển dụng cho biết là họ không muốn thấy những hồ sơ đầy lỗi chính tả, cấu trúc khó hiểu, mục tiêu nghề nghiệp lu mờ và không thể hiện được là ứng viên muốn gì. Họ sẽ chọn một hồ sơ được trình bày tốt (dù là người này chưa đủ điều kiện thỏa mãn công việc) hơn là một hồ sơ trình bày cẩu thả của ứng viên có năng lực.

Mỗi ngày, nhà tuyển dụng nhận hàng trăm hồ sơ xin việc. Do đó các bạn cần viết cho mình hồ sơ thật chuyên nghiệp và nổi bật với những thành tích của mình.

3. Nhà tuyển dụng không thích ứng viên nhảy việc

Nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc thì nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao điều đó, vì họ nghĩ bạn sẽ không gắn bó lâu dài với công ty được. Hãy thay đổi suy nghĩ của họ bằng cách đưa ra những lý do khách quan về việc thay đổi công việc của mình: bạn muốn được thử thách với công việc mới phù hợp với năng lực của mình, bạn phải chuyển nhà để theo gia đình, bạn phải đi học xa… Dù như thế nào thì bạn cũng trình bày điều đó thật thuyết phục nhà tuyển dụng.

Tất nhiên là ứng viên có thể thay đổi công việc nhưng không được quá nhiều lần như là 5 đến 6 lần trong năm. Điều tối kỵ là đừng nói là bạn đổi việc vì muốn có mức lương tốt hơn. Thay vào đó bạn cho họ thấy được sự yêu thích và đam mê đối với công việc ứng tuyển, và muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty.

4. Nhà tuyển dụng thử thách ứng viên như thế nào?

Để xác định là ứng viên có phù hợp với công việc hay không thì nhà tuyển dụng thường sử dụng những câu hỏi tình huống và cách xử lý chúng như thế nào trong công việc trước đây. Có nhiều trường hợp họ sẽ đưa ra cho bạn những tình huống nan giải và yêu cầu bạn giải quyết chúng.

Bạn không nên nói dài dòng mà hãy sử dụng những kinh nghiệm làm việc của mình để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Chỉ có thành tích và kỹ năng của bạn thôi là chưa đủ, bạn cần xử lý khéo léo để vượt qua bẫy của họ.

5. Người tìm việc cần tìm hiểu gì trước khi đi phỏng vấn?

Bạn có thể tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng bằng công cụ hỗ trợ tốt nhất hiện nay Google. Khi tìm hiểu về công ty thì bạn cũng nên tham khảo những bài viết liên quan đến nhà tuyển dụng trên báo chí, các chương trình marketing, báo cáo tài chính của công ty… Qua đó bạn sẽ biết được quy mô và cách hoạt động của công ty.

SUY NGHĨ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI ỨNG VIÊN
Tìm thông tin liên quan đến nhà tuyển dụng
Đừng bao giờ đến phỏng vấn mà không có chút thông tin nào về vị trí công việc ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp đối với những ứng viên này.

6. Mức lương phù hợp

Nhà tuyển dụng dựa vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên để đưa ra mức lương thích hợp. Do đó bạn nên làm nổi bật những thành tích mình có được để thuyết phục nhà tuyển dụng về mức lương mong muốn.

Bạn nên dựa vào mức lương hiện tại của mình để đưa ra mức lương phù hợp. Nhiều ứng viên chỉ quan tâm vào mức lương nhưng lại bỏ qua về chế độ bảo hiểm, thời gian nghỉ lễ, cơ hội đào tạo… Tuy là tiền quan trọng nhưng bạn cũng nên quan tâm đến những lợi ích khác. Ví dụ công việc ở vị trí dịch vụ giấy phép lao động cho phép bạn làm gần nhà và được thêm 10 ngày nghỉ lễ hàng năm hẳn là sẽ làm bạn hài lòng dù lương không cao cũng không thấp phải không

THƯ CẢM ƠN NHÀ TUYỂN DỤNG

Bài viết hôm nay của nhóm dịch vụ giấy phép lao động sẽ giúp các bạn tiếp cận đến một vấn đề ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Các bạn thường viết thư cảm ơn với đại ý là cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn nhưng các bạn không đầu tư thời gian và công sức vào việc này. Một bức thư quá sơ sài là lý do bạn bay mất cơ hội việc làm mơ ước.
VIẾT THƯ CẢM ƠN NHÀ TUYỂN DỤNG
Thư cảm ơn nhà tuyển dụng

Nhiệm vụ của thư cảm ơn

Trong một cuộc khảo sát mới đây, nhiều chuyên gia cho biết là một bức thư cảm ơn không kém phần quan trọng hơn thư ứng tuyển. Để có được sự ảnh hưởng đó, bạn cần viết đúng với tâm lý nhà tuyển dụng như là bạn viết những kỹ năng giúp công ty giải quyết khó khăn đang gặp. Nhờ một bức thư thế này, Lâm đã có một công việc ở công ty tư vấn. Trong thư, Lâm đã viết ra những giải pháp có thể hấp dẫn thêm khách hàng bằng những kinh nghiệm và kỹ năng của mình, Lâm đã biến năng lực chuyên môn thành những điều mà nhà tuyển dụng cần.

Để có thêm “điểm”, trong thư các bạn cần nói thêm những thành tích mà mình có được và bạn có khả năng cống hiến cho công ty trong tương lai khi bạn được nhận vào công ty. Nếu bạn viết bức thư cẩn thận và khéo léo thì nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua các định kiến về bạn lúc phỏng vấn.

Ví dụ: Anh Hoàng đã làm được điều trên và nhận được vào vị trí phó giám đốc công ty xuất nhập khẩu. Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi Hoàng có kế hoạch gì trong 4 năm tới. Có thể là căng thăng nên Hoàng chỉ nói ra những dự định dài hạn và bỏ sót dự định cá nhân. Sau khi trình bày xong, nhà tuyển dụng im lặng khiến Hoàng lo lắng nên anh quyết định viết bức thư để sửa chữa sai lầm. Anh bỏ ra gần 1 tiếng để viết bức thư, nói về sự sai sót của mình và cho nhà tuyển dụng thấy được là mình muốn có được công việc có thể giúp anh trưởng thành hơn. Và thế là anh đã được chọn khi bức thư đến nhà tuyển dụng.

Nên viết thư tay hay gởi email?

Bạn làm cách nào tùy thuộc vào bạn. Thường thì mọi người thích sử dụng email hơn vì nó tiết kiệm thời gian, đặc biệt là khi nhà tuyển dụng sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng không thích nhận email hoặc hệ thống thư rác của công ty sẽ khiến họ không nhận được bức thư.
 
VIẾT THƯ CẢM ƠN NHÀ TUYỂN DỤNG
Viết thư tay hay gởi email tùy thuộc vào bạn
Nếu bạn viết thư tay và gửi trong thành phố thì chỉ trong 1 ngày là đến tay nhà tuyển dụng và như thế là họ sẽ nhớ ngay đến mình. Một bức thư với chữ viết đẹp, trình bày đơn giản, sạch đẹp sẽ được nhà tuyển dụng cho thêm điểm.

Qua đó bạn nên căn cứ vào công ty ứng tuyển để biết là mình nên chọn cách nào. Quan trọng là bạn biết đầu tư thời gian và công sức viết bức thư. Hãy tận dụng ưu thế của mình khi viết thư cảm ơn và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Qua những chia sẻ trên nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng bạn đã ý thức được tầm quan trọng của lá thư cám ơn. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được công việc mơ ước.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

HỌ ĐÃ BƯỚC VÀO INTEL NHƯ THẾ NÀO?

Trong khoảng 2.000 người dự đợt khảo sát chất lượng sinh viên (SV) và phỏng vấn tuyển dụng của Intel, chỉ có 40 người được chọn. Những kỹ sư trẻ đầu tiên của Việt Nam này đã làm thế nào để được vào làm việc ở một trong những nhà máy ‘xịn’ nhất thế giới tại Việt Nam? Bí quyết thành công của những kỹ sư trẻ này thật ra không nằm ngoài tầm với của các sinh viên nếu như họ có kế hoạch cụ thể ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tập và chia sẻ.

Ở tòa nhà ICDC, văn phòng Intel nằm trong Khu công nghệ cao TP.HCM, những gương mặt ‘sao’ khá quen thuộc của các trường Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã chia sẻ những kinh nghiệm thành công này.

Công nghệ tự đào tạo:

Kim Anh là sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã khẳng định: ‘Công tác Đoàn hội đã giúp tôi trưởng thành hơn, tự tin trước đám đông cũng như khi phỏng vấn tuyển dụng’. Kim Anh cũng nói thêm trường ĐH đã trang bị cho SV những kiến thức căn bản nhất về chuyên môn còn mỗi SV cần phải chủ động rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho chính mình về đàm phán cũng như cách điều phối, cách sắp xếp công việc, khả năng phân tích và lên kế hoạch… ‘Nếu như chủ động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các phong trào ở trường, chúng ta sẽ có những kỹ năng đó’ – Theo như Kim Anh chia sẻ.
giấy phép lao động
Những chỉ tiêu để có thể vào được công ty Intel
Cô kỹ sư trẻ Trần Thị Thúy Vân, ‘bóng hồng’ của đội Robocon BKDC từng giành vô địch Robocon VN năm 2007-cựu cán bộ Đoàn khoa Cơ Khí ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cũng chia sẻ những ngày tháng ‘lăn lộn’ với Đoàn đã cho cô rất nhiều kỹ năng mềm, là hành trang quan trọng giúp cô có đủ sức ‘marathon’ trong nhiều cuộc đua cũng như được vào làm việc cho Intel hiện nay.

Những bạn trẻ khác cũng là những tay đua trên thương trường. Đối với họ, cách tự học từ cuộc sống mang lại hiệu quả rất nhiều so với việc chỉ ngồi trên giảng đường. Nguyễn Văn Tuân (ĐH Bách Khoa Hà Nội) đã cùng với vài người bạn mở một trung tâm gia sư _ giới thiệu việc làm cho SV. Trung tâm chỉ tồn tại khoảng vài tháng, thua lỗ gần 10 triệu đồng nhưng đối với Tuấn, kinh nghiệm giúp bạn nhận được nhiều giá trị bổ ích cho công việc và tương lai. Kỹ sư cơ khí tài năng Lưu Triều Phát (ĐH Bách Khoa TP. HCM) còn tìm đến các anh chị khóa trên để học hỏi và tìm cơ hội tham quan các nhà máy, hội chợ triển lãm công nghệ nhằm mục đích tìm hiểu các dây chuyền sản xuất và công nghệ mới. ‘Mô hình liên kết đào tạo cùng với các công ty cần được phát triển và nhân rộng hơn ở các trường’ – Phát chia sẻ.
giấy phép lao động
Công ty Intel

Phải giỏi tiếng Anh.

Những kỹ sư trẻ đầu tiên của Intel Products VN vừa được tuyển dụng hiện chưa chính thức làm việc nhưng vẫn phải học rất nhiều thứ kể cả những điều nhỏ nhặt nhất, từ việc sử dụng các phương tiện truyền thông tiên tiến (inet, netmeeting, telecom…); cách đặt phòng, làm việc trực tuyến, đến phong cách, văn hóa của Intel… Trong văn phòng của Intel, hiện tại tất cả mọi thứ ở đây đều gắn liền với công nghệ và mọi người đều phải giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Mỗi tuần mọi người được họp qua mạng với các nhân viên cùng bộ phận trên toàn cầu để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và tất nhiên là toàn bộ nội dung thực hiện bằng tiếng Anh.

Các ứng viên lọt vào danh sách tuyển chọn đã khẳng định môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia như Intel thì tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là nguyên nhân chính của việc có rất ít SV đạt yêu cầu trong đợt phỏng vấn tuyển dụng của Intel. Để khắc phục tình trạng này thì mỗi bạn sinh viên nên ý thức việc tự trau dồi ngoại ngữ để có đủ bản lĩnh thành công trong thời kì hội nhập hiện nay.


CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ: TIẾNG NÓI CÓ TRỌNG LƯỢNG Ở TRONG DOANH NGHIỆP

Các công ty, doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển nhân sự để tư vấn luật để có thể an tâm trong làm ăn kinh doanh, hạn chế tình trạng "nước tới chân mới nhảy" – đụng chuyện thì mới kiếm luật sư. Vì vậy chuyên viên pháp lý được đánh giá là những người có tầm quan trọng nhất nhì trong doanh nghiệp. bài viết này được nhóm giấy phép lao động thu thập và chia sẻ.

Tiếng nói có trọng lượng

Kinh tế trong thời mở cửa, thị trường đầy biến động nên hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Đối với một chuyên viên pháp lý nội bộ, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này ngày càng có sự ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của công ty, nhiều khi quyết định sự sống còn của công ty.
giấy phép lao động
Chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp
Khi công ty ký hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu về đối tác đến từng chi tiết một cách cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì mới “phê duyệt” cho doanh nghiệp được tiến hành hợp tác. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp

khẳng định: "Chỉ cần chuyên viên pháp lý nhíu mày nghi vấn cũng có thể cứu cho công ty một bàn thua khi phát hiện ra một sơ hở nhỏ trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng."

Một nhân viên tư vấn luật chia sẻ.‘Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý còn được thể hiện rõ qua sự nhạy bén, nhanh chân trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty và quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao...’

Chuyên viên pháp lý còn tư vấn cho ban giám đốc, các trưởng phòng tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu về luật kinh tế, các chuyên viên này còn trợ giúp xử lý các vấn đề về tài chính, thu hồi công nợ và hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

 Tuyển dụng khó cùng với yêu cầu cao

giấy phép lao động
Tiếng nói của chuyên viên pháp lý có trọng lượng
Khi tuyển chuyên viên pháp lý, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người đã qua trải nghiệm và từng va chạm với nhiều tình huống. Ngoài ra, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. "Chúng tôi không những cần một người tư vấn luật mà còn cần cả người đủ tư cách đại diện cho mình khi cần thiết", một giám đốc lý giải.

Với chuyên viên pháp lý để được thành công trong công việc thì nằm lòng kiến thức luật là không đủ. Nói như Huyền Trinh đã có 3 năm làm tư vấn luật thì ‘luôn chiến đấu với chính bản thân’. Đó là luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Cô phải theo dõi mọi biến động của thị trường có ảnh hưởng đến công ty nhằm có thể ứng phó kịp thời và tư vấn cho ban giám đốc. Làm được điều đó, mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện được bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp cũng như sự năng động của họ.

Đồng hành với các kỹ năng tạo nên thành công của một chuyên viên pháp lý còn phải kể đến tính trung thực và khả năng chịu đựng áp lực cao; tinh thần đồng đội, sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng và khả năng bảo mật các thông tin...


HỒ SƠ TÌM VIỆC – TẠO SỰ KHÁC BIỆT VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH

Trong hồ sơ tìm việc của bạn thì kinh nghiệm làm việc sẽ là phần tốn thời gian và cần phải trình bày nhiều nội dung nhất. Vì thế nó cũng là nơi bạn cần để thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những từ ngữ và cách trình bày của bạn. Bài viết hôm nay được chia sẻ bởi blog giấy phép lao động sẽ hướng dẫn bạn thể hiện tối đa những điểm mạnh của bản thân từ đó tạo tự khác biệt với những thành tích xuất sắc của mình.

Khi trình bày kinh nghiệm làm việc, bạn cần trình bày từ những công việc gần đây nhất cho đến những công việc ở quá khứ lâu hơn. Mỗi công việc bạn làm cần được thể hiện thông tin đầy đủ như: Thời gian vào làm, chức vụ, tên nhà tuyển dụng bạn, trách nhiệm, thành tích có được sau thời gian làm việc ở công ty.
HỒ SƠ TÌM VIỆC
Tạo sự khác biệt với thành tích trong hồ sơ tìm việc
Nếu bạn chỉ mô tả quá trình làm việc thì chưa đủ. Nhà tuyển dụng sẽ phát ngán nếu hồ sơ nào cũng giống nhau ở phần kinh nghiệm và chẳng muốn đọc nữa. Hãy tạo nên phong cách của chính mình và gia tăng cơ hội trúng tuyển bằng cách thể hiện thành tích và chuyển những trách nhiệm thành những thành quả được cụ thể bởi những con số.

Thông thường các bạn thường đưa ra chức vụ mà mình đang làm mà không viết ra là bạn đã làm được những gì khi ở vị trí đó. Bạn nên biết hồ sơ là để giúp nhà tuyển dụng biết về bạn.

Sau đây là một số tiêu chí để ghi thành tích của bạn thân:
  • Hoàn thành công việc bạn có được kết quả gì?
  • Thành tích có được khi tham gia vào một dự án
  • Cụ thể thành tích bằng những con số
  • Cần chứng mình những gì mình nói đã xảy ra
  • Khi có bạn tham gia vào thì có những sự thay đổi nào
Tham khảo một ví dụ về thành tính sau:
  • Có được giải thưởng: Nhân viên kinh doanh xuất xác của năm 2008
  • Sau khi gia nhập nhóm, doanh thu trong 2009 tăng 16%
  • Thành viên lâu năm trong Ban tổ chức hội nghị các nhà cung cấp – Hội nghị thành công tháng 6/2006
HỒ SƠ TÌM VIỆC
Hãy để thành tích thể hiện năng lực của mình
Chỉ cần bạn chịu khó để viết thêm vài dòng đơn giản, vậy là bạn đã bước một bước gần hơn đến với nhà tuyển dụng. Bây giờ, hãy soạn hồ sơ ra và viết lại nó, hãy đầu tư nội dung nhiều hơn để tạo nên sự khác biệt. Khi viết bạn cần chọn cho mình những từ ngữ thích hợp và trình bày hợp lý. Nếu bạn bỏ công sức và thời gian để viết hồ sơ của mình ngắn gọn, súc tích thì chỉ với 15 giây nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi công ty Việt Uy Tín, công ty chuyên thực hiện nhiều dịch vụ có yếu tố nước ngoài như dịch công chứng, dịch thuật tiếng anh, dịch vụ visa, giấy phép lao động cho người nước ngoài

XÂY DỰNG LÒNG TIN NƠI SẾP

Những mối quan hệ bền vững tốt đẹp luôn được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc khi được tin tưởng, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn. Cộng với tài năng và đam mê đây chính là cơ hội để bạn có những bước tiến dài trong sự nghiệp. Bạn cũng cảm thấy tự tin hơn khi cùng làm việc với người tin tưởng mình. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Để tạo dựng được lòng tin, trước hết bạn cần hiểu rõ phong cách của người đó. Thông thường các nhà lãnh đạo thường quản lý theo hai cách: trao quyền (hands off manager) và cầm tay chỉ việc (micro manager). Với mỗi phong cách, bạn hãy chọn các làm việc phù hợp để xây dựng quan hệ tốt đẹp và tín nhiệm với sếp của mình.
giấy phép lao động
Xây dựng niềm tin

Quản lý – Cầm tay chỉ việc

Quản lý dạng này luôn quản lý mọi việc theo từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng chi tiết trong dự án và tham gia vào mỗi công việc trong dự án đó. Họ cũng để ý rất kỹ đến các nhân viên làm việc và luôn đặt ra các yêu cầu rõ ràng.

Để làm hài lòng sếp dạng này cần có thời gian và sự kiên trì. Khi hoàn thành tốt công việc và hạn chế tối đa sai sót bạn sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng. Để được như vậy bạn cần:

Rõ ràng trong công việc: trước khi bắt đầu, bạn cần tìm hiểu rõ kết quả và bàn bạc với sếp. Điều này sẽ khiến sếp tin tưởng bạn hơn. Trong quá trình làm việc hãy thường xuyên cập nhật tiến độ. Khi gặp khó khăn hãy hỏi sếp để chọn ra giải pháp phù hợp.
Cẩn trọng từng chi tiết: vì sếp của bạn là người chi tiết nên bạn cần đảm bảo công việc của mình đúng từng phần nhỏ nhất. Đặc biệt trong các hợp đồng bạn nên kiểm tra cẩn thận tránh những lầm lẫn không đáng có.

Quản lý theo kiểu - Trao quyền

Những nhà quản lý theo dạng này thường không quan tâm nhiều đến việc bạn làm, miễn sao kết quả và thời hạn luôn như mong đợi. Với cách quản lý này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái tự do. Tuy nhiên, được trao quyền đồng nghĩa với bạn sẽ giành được thành công khi:

Hứa được làm được: sếp dạng này luôn đánh giá cao nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn, đồng thời đảm bảo chất lượng. Vì vậy, hãy khéo léo sắp xếp thời gian sao cho hợp lý là điều rất quan trọng.

Cập nhật thông tin: tuy sếp không can thiệp, điều này không đồng nghĩa bạn cũng không trao đổi với sếp những điều quan trọng. Dù không phải là người chi tiết nhưng chắc chắn sếp muốn biết điều gì đang xảy ra trong nhóm của mình.
Tùy theo phong cách quản lý của sếp, sẽ có những điều phù hợp để làm sếp tin tưởng bạn hơn. Tuy nhiên dù sếp của bạn thuộc dạng nào, lòng tin của họ dành cho bạn cũng mất dần nếu bạn phạm phải một vài lỗi lầm sau đây.
giấy phép lao động
Làm thế nào để xây dựng lòng tin từ người khác
Ngồi lê mách lẻo: Bạn là người hay than phiền về đồng nghiệp về công ty? Bạn có hay bình luận về đồng nghiệp trên các mạng xã hội? Hãy cẩn thận vì rất có thể sếp của bạn đọc được những điều này.
Thiếu tinh thần hợp tác: khi bạn chỉ quan tâm đến công việc của mình mà không để ý hỗ trợ đồng nghiệp, sếp cũng khó lòng giao cho bạn các dự án lớn cần sự hợp tác của nhiều người.

Thiếu tinh thần trách nhiệm: bạn không toàn tâm cho công việc thì chắc chắn kết quả cũng không như sếp mong đợi. Chủ động mở rộng phạm vi công việc, bạn sẽ cho sếp thấy sự toàn diện trong kỹ năng của mình.

Tuy nhiên, nếu vì bất cứ lý do nào sếp không nhận thấy nỗ lực của bạn hoặc coi thường nhân viên thì đã đến lúc bạn ra đi tìm kiếm cho mình một cơ hội tốt hơn.

LÀM MỚI HỒ SƠ CỦA BẠN

Cứ qua mỗi năm, đất nước đang ngày càng phát triển nhanh chóng và chúng ta thì luôn có những mục tiêu mới, kế hoạch mới. Tại sao bạn không làm mới hồ sơ của mình để phù hợp với sự thay đổi của bạn thân?

Có một bộ hồ sơ mới sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích hơn. Vì thế hôm nay blog giấy phép lao động sẽ giúp bạn cách viết hồ sơ mới thế nào.
 LÀM MỚI HỒ SƠ TÌM VIỆC CỦA BẠN
Làm mới hồ sơ tìm việc

Theo đúng mục tiêu

Bạn đang có những dự định mới trong công việc thì bạn nên viết lại mục tiêu mới trong hồ sơ của bạn. Hãy kiểm tra kỹ để chắc rằng những dự định mới và hồ sơ có chung mục tiêu. Qua đó bạn sẽ cố gắng đi theo mục tiêu mình đã đặt ra giúp cho sự nghiệp phát triển đúng hướng.

Cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai!

Bạn đang làm những công việc như thế nào? Năm vừa qua có gì thay đổi trong công việc của bạn không? Bạn có nhận được những trách nhiệm mới hay không? Nếu có sự thay đổi tốt thì hãy cho nhà tuyển dụng (NTD) biết chi tiết cụ thể tình hình hiện tại của bạn. Qua đó NTD sẽ có thể hiểu rõ hơn về năng lực làm việc của bạn.

Cho họ thấy được những khả năng mới của bạn

Nếu bạn là NTD thì sẽ thấy chúng ta muốn tuyển những người có khả năng làm nhiều việc cùng lúc, có kỹ năng và kiến thức cao về công việc đảm nhiệm.

Nếu bạn có những điều được nói như trên thì hãy viết rõ ra để NTD thấy được khả năng của bạn.

Giới thiệu thành tựu mới

Khi bạn là một người có khả năng làm việc tốt thì thường nhận được những thành tựu mới. Do đó, các bạn nên cập nhật những thành tích đạt được để NTD thấy rằng bạn đang làm việc thật chăm chỉ. Hãy tự tin PR cho bản thân mình vì đó là những thành quả bạn đã cố gắng làm việc. Trong khi viết thì bạn cần viết chi tiết và những con số sẽ thể hiện rõ ràng điều đó hơn.

Nằm ở top vị trí hồ sơ trên web NTD

Sau khi viết hồ sơ tìm việc xong thì bạn đăng hồ sơ đó lên trang web trực tuyến với mong muốn NTD sẽ đọc nó và mỗi ngày hãy cập nhật hồ sơ một lần. Hiện này có rất nhiều người muốn tìm việc, do đó có rất nhiều hồ sơ ứng tuyển trên web, vị trí tốt sẽ mang lại nhiều lợi thế cho bạn. Khi hồ sơ của bạn được cập nhật thường xuyên thì vị trí xuất hiện của bạn là trang đầu tiên
 LÀM MỚI HỒ SƠ TÌM VIỆC CỦA BẠN
Làm mới hồ sơ thì cơ hội sẽ đến với bạn

Đón đầu những cơ hội nghề nghiệp mới

Mỗi người luôn nhận được những cơ hội và không biết nó sẽ đến khi nào. Để cơ hội đến gần với mình hơn thì bạn cần cập nhật hồ sơ cho NTD xem. Việc bạn cần làm là làm sao nắm được cơ hội đó bằng cách chuẩn bị thật tốt những thông tin cần thiết.

Thường xuyên cập nhật hồ sơ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mình. Hãy tạo ra cơ hội bằng cách “F5” hồ sơ chứ đừng chờ cơ hội đến với mình.

Bài viết được thực hiện bởi blog giấy phép lao động cho người nước ngoài của công ty dịch thuật Việt Uy Tín. Chúc bạn tìm được nhiều cơ hội công việc trong năm mới!

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG-SINH VIÊN CHƯA TỐT NGHIỆP ĐÃ CÓ VIỆC

Sự gia tăng ‘chóng mặt’ của các ngân hàng (NH) trong và ngoài nước đang tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn sinh viên (SV) mới tốt nghiệp. Với 80% tuyển nhân lực mới là sinh viên mới vừa tốt nghiệp. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Theo ông Đào Gia Hưng-PGĐ Khối tín dụng & Quản trị rủi ro NH Techcombank cho biết tiêu chí tuyển dụng của nhiều NH hiện nay là việc ngoại trừ một số vị trí quản lý do yêu cầu công việc bắt buộc phải đáp ứng thì nhiều vị trí khác không yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm hoặc là hiểu biết nhiều về lĩnh vực ngân hàng (NH).
giấy phép lao động
Ngành tài chính ngân hàng dễ tìm việc
Ông chia sẻ: ‘Chúng tôi tuyển dụng những người năng động và thích ứng nhanh với công việc. Còn về kinh nghiệm thì chúng tôi có thể đào tạo họ. Do đó khoảng 80% người được tuyển là SV vừa ra trường, thậm chí có cả những người sắp tốt nghiệp’.

Nhiều NH có chính sách tuyển dụng các SV có học lực khá để nhằm ‘thu hút’ ngay khi còn chưa tốt nghiệp. NH Đông Á có chương trình tuyển dụng những sinh viên có học lực khá giỏi sắp tốt nghiệp.

Những SV năm 3 hoặc năm 4 làm chuyên đề thực tập liên quan đến lĩnh vực ngân hàng có thể được tuyển dụng thực tập, tham gia các dự án thực tập của NH hoặc là thử việc tại các bộ phận. Ngoài ra SV cũng có thể tìm việc làm tại NH Đông Á theo hình thức tuyển dụng tạm thời (công việc thời vụ hoặc bán thời gian hay là làm cộng tác viên). NH cũng có hình thức tuyển dụng học việc từ 2 đến 12 tháng.
giấy phép lao động
Ngành tài chính ngân hàng cũng không phải dễ dàng
Từ nay đến cuối năm, VIB sẽ tuyển bổ sung khoảng 500 nhân sự, hiện có rất nhiều bạn SV năm 3, năm 4 đang thực tập tại VIB. Chị Nguyễn Thị Vân Anh- bộ phận Nhân sự của VIB cho biết, đối tượng tập trung chủ yếu vào các SV tốt nghiệp từ các trường ĐH về các ngành kinh tế, NH, tài chính, ngoại thương, CNTT. Thực tế có gần 80% nhân viên của NH có độ tuổi dưới 30. Các bạn trẻ đang chính là lực lượng lao động nòng cốt của NH.’

Chào đón nhưng  không dễ dàng:

Theo như nhận xét của các chuyên gia nhân sự thì xu hướng trẻ hóa đội ngũ nhân sự và cạnh tranh nhân lực ngành NH sẽ tiếp tục diễn ra, tạo nhiều cơ hội cho những người mới tốt nghiệp. Các NH hiện thu hút nhân lực bằng cách cạnh tranh về mức lương cao, ưu đãi trong việc mua cổ phần và các phúc lợi hấp dẫn khác... Chế độ đào tạo được hầu hết các NH áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao.

Tại Techcombank thì việc đào tạo nhân viên mới tuyển dụng là điều bắt buộc. Khóa học tập trung, tùy theo từng vị trí có thể diễn ra từ 6 tháng đến 1 năm và do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Ngoài ra, các nhân viên mới còn được đào tạo làm việc thực tế tại nơi làm việc, có người hướng dẫn, giám sát và đánh giá.

Những cánh cửa mở rộng không có nghĩa là việc làm trong ngành NH dễ dàng. Hầu hết các NH đều có sự sàng lọc khắt khe. Tại NH VIB, ứng viên sẽ phải trải qua 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ để lựa chọn các ứng viên phù hợp với vị trí dự tuyển; vòng thi viết về nghiệp vụ và tiếng Anh, test IQ; vòng phỏng vấn nhằm xác định sự phù hợp của ứng viên và phải có sự cam kết sẽ gắn bó và khả năng phát triển nghề nghiệp...

Tham khảo các đợt tuyển dụng tại các NH thì thương lượng hồ sơ dự tuyển đều nhiều hơn gấp chục lần số lượng thông báo tuyển. Những ứng viên tìm được vị trí trong ngành NH cần phải có nghiệp vụ cơ bản tốt cũng như khả năng tiếng Anh đồng thời phải thể hiện được sự thông minh, năng động và khả năng thích ứng công việc. Vì vậy cánh cửa việc làm trong ngành NH là rộng mở nhưng là với những ứng viên thực sự có năng lực.

NGHỀ KIẾN TRÚC: GIAO ĐIỂM TINH TẾ GIỮA KỸ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT

Kiến trúc sư được mệnh danh là người tạo ra bộ mặt cảnh quan đô thị. Hiểu theo nghĩa rộng thì họ chính là người có nhiệm vụ kế thừa, phát triển và thiết kế nên bản sắc văn hóa của các công trình đô thị cũng như quốc gia. Điều đó cho thấy kiến trúc sư có vai trò rất quan trọng. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ. 

Nghề đẹp và là nghề khó

Kiến trúc là một nghề đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: nghệ thuật và kỹ thuật. Một kiến trúc sư (KTS) thành công là người biết dung hòa hai mảng, nghe có vẻ mâu thuẫn đó trong công việc. Vừa sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải nắm vững và liên tục cập nhật công nghệ, gò mình vào các tính toán khô cứng. Nhưng chính hai mặt tưởng như mâu thuẫn ấy lại hỗ trợ nhau, giúp cho người KTS sáng tạo ra những sản phẩm kiến trúc độc đáo.

Trong một thiết kế công trình, có 4 tiêu chí được xếp theo thứ tự: thích dụng, bền vững, thẩm mỹ và tinh tế.
giấy phép lao động
Nghề kiến trúc sư- sự tinh tế giữa kỹ thuật và nghệ thuật
Tính thích dụng của công trình được đặt lên hàng đầu vì nó quyết định công năng của công trình, nhằm tạo ra tiện ích cao nhất cho người sử

dụng. Thẩm mỹ chỉ đứng ở hàng thứ 3 nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Người ta thường nhìn vào “mặt tiền” trước để đánh giá năng lực của KTS, đây cũng là điểm (đôi khi) khiến cho KTS buộc phải hy sinh công năng của công trình để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.

Có thể nói công trình giống như một cơ thể sống: công năng tốt đảm bảo cho các cơ quan nội tạng hoạt động ổn định và trao đổi chất thuận lợi. Sự bền vững tượng trưng cho sức khỏe, còn tính thẩm mỹ tượng trưng cho áo quần cũng như sắc đẹp và các vật trang trí bên ngoài.

Tuy nhiên, sai lầm của nhiều KTS là quá quan tâm đến vẻ đẹp công trình mà bỏ quên sự bền vững và công năng. Sai lầm này rất dễ để phát hiện ra khi công trình đó được đưa vào sử dụng.

Tâm sự của người trong nghề

’Tôi là một KTS trẻ, mọi chuyện đối với tôi cũng rất bình thường; có thể coi là may mắn hơn nhiều người hoặc cũng có thể là kém may mắn hơn rất nhiều người khác. May mắn nhất là tôi vẫn giữ được lòng yêu nghề nhưng vẫn giữ được sự hăng hái khi tham gia vào các dự án lớn, chịu trách nhiệm nặng nề và vất vả cho dù thu nhập vẫn còn hạn chế.
giấy phép lao động
Nghề kiến trúc sư rất có tiềm năng
Trong công việc, KTS trẻ thiếu kinh nghiệm thường sẽ gặp phải những tình huống không biết nên khóc hay là nên cười. Chủ nhà làm việc với KTS từ các bản vẽ thiết kế phác thảo đến chi tiết rồi xin photocopy để bàn bạc lại với các thành viên trong gia đình. Sau đó họ sẽ tìm cách bác bỏ ý kiến của KTS và không ký hợp đồng, để rồi lại sử dụng chính thiết kế ấy để tự xây dựng… mà không phải trả khoản chi phí nào cho lao động chất xám của KTS.’

(Theo lời kể của KTS Đ.Đ.Hải, Công ty Tư vấn Xây dựng và Thiết kế A&D, Hà Nội).

Nghề KTS có thích hợp với phụ nữ hay không?
Hiện nay số lượng các nữ sinh viên học ngành kiến trúc ngày càng đông, trong số đó có nhiều bạn học rất giỏi. Điểm mạnh của họ là thiên hướng “vị nghệ thuật” nên trong các thiết kế luôn mang nét nữ tính, trang nhã và nhẹ nhàng.

Số các nữ KTS thành công cũng không hiếm. Với đề tài “Reload” (tìm lại), nữ KTS Trần Mai Anh, hiện đang là giảng viên tập sự của khoa Quy Hoạch ĐH Kiến Trúc Hà Nội từng đã đạt giả nhất cuộc thi quốc tế với tên ‘Xưởng thiết kế mùa hè Cergy- Pontoise’ tổ chức tại Pháp tháng 9-2005.

Năm 2004, giải thưởng kiến trúc hàng đầu thế giới, Pritzker Architecture Prize, đây là lần đầu tiên trong 25 năm hình thành và tồn tại, đã trao danh hiệu cao quý này dành cho bà Zaha Hadid. Nữ KTS người Anh gốc Iraq này đã làm việc hết sức mình để sáng tạo ra những công trình vĩ đại trên khắp châu Âu.

Qua bài viết này, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài muốn gửi đến bạn đọc những cái hay trong ngành kiến trúc để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nghề này. 

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG

Để đi đến thành công một cách nhanh chóng và muốn thực hiện những ước mơ cháy bỏng của mình, đầu tiên bạn cần phải có sự trải nghiệm và những phẩm chất cần thiết. Trong bài chia sẻ này, nhóm giấy phép lao động sẽ dẫn ra cho các bạn một số điều sau:

Thái độ lạc quan: Với tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua những khó khăn và kết quả công việc sẽ tốt hơn.
giấy phép lao động
Thành công trong công việc
Sự linh động: Trong mọi tình huống, bạn cần phải có sự linh động, đặc biệt là trong cuộc sống phức tạp như ngày nay. Bạn thử tưởng tượng là hôm nay, bạn đang làm những chuyện mà 5 năm trước, bạn không dám nghĩ đến.

Niềm tin: Không có niềm tin sẽ không làm được việc gì cả, niềm tin có sức mạnh vô cùng lớn. Khi bắt tay vào một công việc khó khăn, không được lùi bước mà hãy tự tin là mình có thể làm được và phải làm được. Có như vậy bạn mới thành công một cách nhanh chóng được.

Tôi có thể làm những gì tôi muốn: Bạn hãy làm bất cứ điều gì mà bạn muốn, miễn là đừng làm tổn thương đến người khác. Khi còn bé, Siemens là người trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông vẫn cố gắng theo đuổi việc học và nhà nghiên cứu, một thời gian sau đó, ông đã trở thành một chuyên gia cơ khí và ông được vinh danh đặt tên cho hãng điện tử Siemens nổi tiếng ngày nay.

Tự kỷ thành công của mình: Bạn hãy tự hỏi mình sẽ được gì nếu đạt được mục tiêu đề ra và liệt kê những thành quả tương lai của bạn. Thành công trong tư tưởng sẽ dẫn đến thành công thực sự.

Luôn nuôi dưỡng động lực mọi lúc mọi nơi: Để dễ dàng đạt được những mong ước của mình, hãy ghi lại những mục tiêu mà bạn đã đề ra và luôn mang theo nó bên mình, khi cần thiết bạn có thấy lấy ra xem lại những mục tiêu, việc làm đó sẽ hâm nóng những ước mơ hoài bảo của mình và đó cũng là con đường dẫn đến thành công.

Thất bại: Thất bại là mẹ thành công, nếu người nào đó thành công thì chắc chắn người đó đã từng trải qua không ít thất bại. Bạn phải biết cám ơn thất bại, nhờ nó mà bạn biết được con đường nào đúng, con đường nào sai. Với người thành công, họ đã trải qua nhiều thử thách gian nan, vất vả nhưng họ đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ thất bại.

Thất bại không có nghĩa là thua cuộc, nếu bạn biết tận dụng sự thất bại để rút ra bài học thì thất bại chính là tiền đề của thành công.

Lên danh sách những khó khăn gặp phải: Nếu thất bại, bạn cần biết tại sao mình thất bại và ghi rõ những nguyên nhân dẫn đến thất bại. Sau đó là lên danh sách những việc phải làm để sửa chữa những sai lầm đó, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là lên kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ đó. Cần sắp xếp quỹ thời gian hợp lý để làm việc, hoàn thành nhiệm vụ càng sớm thì con đường thành công càng đến gần với bạn.

Đi tìm những khoảng lặng: Cần phải tập trung suy nghĩ, lên kế hoạch giải quyết vấn đề trong một không gian yên tĩnh. Chỉ có như vậy bạn mới dành thời gian để nghĩ về nó.

Giúp đỡ mọi người: Một mình bạn không thể làm tốt tất cả mọi việc. Vì thế để thành công, cần phải có sự giúp đỡ của mọi người. Làm việc với tinh thần đồng đội không chỉ giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng mà còn có những đồng sự hỗ trợ đắc lực khi bạn gặp khó khăn.

Chính bạn là người quyết định sự thành công hay thất bại. Hãy làm những việc mà mình yêu thích và cố gắng thực hiện những ước mơ đó, thành công sẽ trong tầm tay của bạn.
giấy phép lao động
Làm việc nhóm sẽ dẫn đến thành công
Từ những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng bạn đã tìm được bí quyết để đi đến con đường thành công cho sự nghiệp của mình. Xin chào và hẹn gặp lại.

BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA

Đây là câu chuyện quen thuộc do CEO của Cola muốn gửi gắm đến chúng ta. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Một ngày nọ, thỏ và rùa tranh tài xem ai chạy nhanh hơn, không ai chịu nhường ai nên chúng quyết định mở ra một cuộc chạy đua. Cuộc đua diễn ra, lúc phát hiệu lệnh bắt đầu, thỏ chạy nhanh như bắn và bỏ lại rùa một khoảng cách khá xa. Thỏ nghĩ bụng chắc rùa không đuổi kịp mình đâu nên thỏ ngồi dưới một tán cây để nghỉ mệt và không bao lâu thỏ ngủ thiếp đi. Trong lúc đó, rùa vẫn cố gắng chạy và từ từ vượt qua thỏ rồi cuối cùng rùa tới đích trước, giành chiến thắng.
  • Một bài học được rút ra là chậm nhưng ổn định thì sẽ giành chiến thắng.
giấy phép lao động
Cuộc đua giữa thỏ và rùa
Tiếp theo vẫn là câu chuyện giữa thỏ và rùa:

Sau khi thất bại vì quá tự tin, bất cẩn, thỏ quyết định thách thức rùa thêm một lần nữa. Và lần này thỏ đã rút được kinh nghiệm của lần trước, sau khi xuất phát, thỏ tăng tốc chạy thật nhanh với tất cả sức lực của nó và không dừng lại nghỉ ngơi ở dọc đường. Cuối cùng thỏ dành chiến thắng và bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

  • Bài học rút ra: Chậm và chắc là điều tốt nhưng nhanh và hoàn thành tốt là điều tốt hơn.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được nếu một công ty có hai thành viên, một người làm chậm nhưng đáng tin cậy, nguyên tắc; một người khác làm nhanh nhưng công việc vẫn đáng tin cậy. Có một điều chắc chắn rằng người nhanh và đáng tin cậy sẽ được trọng dụng nhiều hơn.

Câu chuyện không dừng lại ở đó, rùa tự ngẫm lại rằng không có cách nào để thắng được thỏ về tốc độ.

Sau một hồi suy nghĩ rùa quyết định thách thức thỏ thêm một cuộc đua nữa, nhưng lần này đường đua sẽ thay đổi. Thỏ tự tin và đồng ý ngay. Như những lần trước, lần này thỏ chạy thật nhanh và bỏ rùa ở một khoảng cách xa, khi còn cách đích 2 km, thỏ bắt gặp một con sông và không biết qua bằng cách nào. Lúc đó, rùa từ từ tiến tới bờ sông và lội qua bờ bên kia. Cuối cùng rùa dành chiến thắng.
Câu chuyện này mang một thông điệp: Cần xác định rõ ưu thế của mình, lựa chọn sân chơi phù hợp và bạn là người chiến thắng.

Tuy cuộc đua này thỏ thua nhưng kể từ đó, thỏ và rùa trở thành đôi bạn thân thân thiết và nghĩ rằng cần phải kết hợp lại với nhau là một cách để chiến thắng. Sau đó, chúng tổ chức một cuộc đua, thỏ, rùa nằm trong cùng một đội. Sau khi xuất phát, thỏ cõng rùa tăng tốc chạy một mạch đến bờ sông, sau đó, rùa cõng thỏ bơi qua sông, đến bờ sông bên kia, thỏ lại cõng rùa tăng tốc chạy về đích. Kết quả sau cùng, đội của thỏ, rùa dành chiến thắng.
  • Trong bản thân chúng ta ai cũng có những ưu điểm riêng, nếu chúng ta biết cách kết hợp các ưu điểm lại với nhau thì đây sẽ là một điều tuyệt vời. Điều này được áp dụng trong làm việc nhóm, khi mà một người không thể làm toàn bộ dự án.
giấy phép lao động
Tận dụng ưu điểm của nhau để chiến thắng
Qua những câu chuyện trên, ta thấy thỏ và rùa không ai chịu nhường ai và quyết tâm dành chiến thắng. Cả hai đều có những ưu điểm, khuyết điểm và tận dụng những ưu điểm của mình để dành chiến thắng. Khi gặp thất bại trong cuộc sống, chúng ta không được nản chí mà ngược lại cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình, và cũng là cơ hội để bạn tìm một phương án khác. Với câu chuyện thỏ và rùa, thay vì cạnh tranh nhau, chúng ta hãy sử dụng ưu điểm của mình để hợp tác với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Năm 1980, Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola, đối thủ là Pepsi. Mỗi ngày người Mỹ chi 14 ounces cho nước uống, trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Điều này cho thấy đối thủ của họ không chỉ là Pepsi mà còn là cà phê, sữa, nước trái cây, trà. Thế nên ông quyết định tập trung vào việc là tìm cách chiếm thị phần. Lúc đó, mọi người có thể nhìn thấy Coke ở khắp mọi nơi. Chính quyết định này mà doanh thu của công ty ông tăng nhanh chóng và bỏ xa Pepsi.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng các bạn tận dụng những ưu điểm của mình để thành công trong sự nghiệp.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI CẦN NHỮNG TỐ CHẤT GÌ? - PHẦN 2

Trong phần 1, nhóm giấy phép lao động đã giới thiệu cho các bạn tầm quan trọng của khách hàng như thế nào. Ở phần này, tôi sẽ chia sẽ tiếp những tố chất lãnh đạo cần có.

PHẦN 2: Khả năng truyền tải nhiệt huyết.
Phần 1: Luôn tôn trọng khách. Cần phân biệt điều này với việc thu hút người khác. Một nhà tư vấn quản lý, Peter Drucker thấy rằng khả năng lãnh đạo hiệu quả và khả năng thu hút người khác không liên quan với nhau. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Hầu hết các vị giám đốc đều có khả năng làm hết sức mình cho công việc, mục đích là cho công ty và cả bản thân. Họ có niềm tin mãnh liệt về ý tưởng của sản phẩm, quy trình mới và có thể quảng bá niềm tin này với nhân viên của họ.
giấy phép lao động
Truyền tải nhiệt huyết cho nhân viên
Với góc nhìn chiến lược, theo David Glass, những nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định lớn lao nhưng việc này có thể không giúp cho họ ngoại trừ họ là người lãnh đạo có khả năng truyền cảm.

Còn khi công ty gặp khó khăn, theo ông Glass, hầu như các công ty đều gặp trường hợp này, nhưng khả năng lãnh đạo sẽ quyết định sự thất bại hay thành công của một công ty.

Một cộng đồng khách hàng và giữa nhân viên được xây dựng bởi Herb Kelleher, quá trình hợp tác với khách hàng, không được lấy lợi nhuận làm mục tiêu, mà cần quan tâm đến việc phục vụ chu đáo, làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và tiếp tục hợp tác với công ty. Đó là chìa khóa thành công, đặc biệt trong thời kỳ công ty có nhiều khó khăn cần vượt qua.

Kelleher đã thực hành chính những gì mình nói như tất cả các nhà lãnh đạo tài năng khác. Khi bay trên chuyến bay của SA, mọi người sẽ thấy được sự khác biệt với các hãng khác. Chỗ ngồi và bữa ăn được xếp sẵn là một trò đùa vui vẻ và hài hước. Hàng năm, SA đưa ra những cách làm mới nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Để tạo ra nét đặc trưng của SA, Kelleher đã bỏ ra 30 năm. Đây chính là tài sản riêng của ông.

Còn với Jack Welch, chu trình 6 Sigma thành công là kết quả tốt mà ông đã làm cho GE. Ông tận dụng mọi công cụ để truyền bá thông điệp của mình: bổ sung những giải pháp chất lượng hay gửi mail cho nhân viên. Ông đã thực hiện chương trình này cho nhân viêc thuộc tất cả các cấp bậc và quy định dành 40% số tiền cho giám đốc cấp cao dựa vào sự thành công của chương trình. Lãnh đạo tài năng là phải cho mọi người thấy định hướng rõ ràng cho tương lai và khuyến khích mọi người theo định hướng đó.

Năm 1980, Andy Grove, cựu Tổng giám đốc cũng là người sáng lập Intel, đã chuyển toàn bộ sản phẩm từ chíp nhớ sang bộ vi xử lý. Với quyết định quan trọng này, nếu không thuyết phục được Grove thì sẽ không thực hiện được dự án này và mọi người cho rằng ông đã đi đúng hướng, ai cũng ủng hộ ông. Ông cho rằng chỉ cần tỏ ra chắc chắn và hành động chúng, không được chần chừ. Nếu không làm được điều này thì việc dẫn đến thất bại là điều sớm muộn.
giấy phép lao động
Hợp tác lâu dài dẫn đến thành công
Nhiều nhà lãnh đạo tài năng luôn có ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim họ. Không những đưa ra những định hướng chiến lược, mà còn phải có tài thuyết phục mọi người vì mục tiêu chung của công ty.

NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI CẦN NHỮNG TỐ CHẤT GÌ? - PHẦN 1

Khách hàng là một trong những yếu tố góp phần quan trong cho công ty phát triển mạnh mẽ, không có khách hàng sẽ không có doanh nghiệp hay công ty nào cả. Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi nhóm giấy phép la động.

PHẦN 1: Luôn tôn trọng khách hàng, "từ ngoài vào trong" là phương châm tiếp cận của chúng tôi.

Nhiều yếu tố đã làm xáo trộn quy luật kinh doanh trên đất Mỹ vào thập niên 80. Trong sự xáo trộn ấy có những điểm tương đồng giữa các tỷ phú Sam Walton, Herb Kelleher, Bill Gates, Andy Grove, Lou Gerstner, Jack Welch, Michael Dell,…

Nhiều tổng giám đốc giỏi thường khởi đầu từ quan điểm thị trường. Tiếp cận “từ ngoài vào trong” là cách họ hay làm. Thị trường là nơi họ xuất phát, sau đó thiết lập các cơ cấu, tổ chức để đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu khách hàng. Để định hướng cho sản phẩm, họ lấy trọng tâm là khách hàng. Ví dụ tiêu biểu là của Dell Computer. Trong mọi hoạt động, vị trí trung tâm luôn là khách hàng.
giấy phép lao động
Xây dựng thương hiệu vững mạnh
Với mô hình do Michael Dell đề ra, mặc dù ông thấy rằng chẳng có gì đặc biệt, nhưng công ty Dell trở thành một tổ chức trị giá hơn 30 tỷ đôla đã tạo nên nét đặc trưng riêng.

Ít có tập đoàn nào chọn khách hàng làm trung tâm như tập đoàn Dell, sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, công ty được cơ cấu theo từng nhóm khách hàng hoặc từng đối tượng.

David Glass và Sam Walton cùng làm việc với nhau trong nhiều năm, sau đó Sam trở thành Chủ tịch của Wal-Mart và ông có quan điểm thành công khác với Dell. Một cam kết rất táo bạo của Walton là sẽ bán cho khách hàng với giá thấp nhất, đó là lý do giúp cho Wal-Mart thành công trong công việc.

Wal-Mart có thể đánh mất một số tiền khá lớn của khách hàng nếu chi một đôla không hợp lý. Đây là một trong những câu châm ngôn trong kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua kể từ khi người sáng lập công ty qua đời.

Cựu Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner từng thừa hưởng một công ty mà không hề quan tâm đến khách hàng và ông đã mất mối dây liên hệ với thị trường và khách hàng. Công ty đã thua lỗ rất nhiều từ lý do đó. Trong thời đại máy tính cá nhân và những thay đổi quan trọng trong ngành, công ty không nắm bắt được cơ hội và vào đầu những năm 1980, cổ phiếu của công ty bị tuột xuống còn vài chục đôla.

Ông Gerstner chia sẻ, năm 1993, trọng tâm hoạt động của công ty trở lại thị trường là công việc tôi phải làm. Việc đầu tiên làm là nói chuyện với gần như tất cả khách hàng mà tôi gặp trong hai tháng đầu tiên và tuyên bố rằng sẽ có một IBM hoạt động vì khách hàng và chúng tôi sẽ phát triển công ty theo nhu cầu khách hàng”.

Một công ty lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển là General Electric (GE) với tổng giám đốc lừng danh Jack Welch. Vào năm 1999, có nhiều khách hàng không thấy sự hữu ích của chu trình 6 Sigma, ông đã thực hiện nhiều chiến thuật khác nhau, thay đổi giá trị của GE để gia tăng và bảo toàn lượng khách hàng của công ty.
giấy phép lao động
Khách hàng là nguồn sống của công ty
Nhiều nhà lãnh đạo phần lớn thấy rõ số phận của công ty là do khách hàng quyết định. Thế nên, họ đã bỏ ra nhiều thời gian đáng kể để tiếp xúc, nói chuyện với khách hàng (quỹ thời gian họ bỏ ra có thể lên đến một nửa).“Khách hàng chính là ông chủ duy nhất của chúng ta. Ông chủ đó có quyền sa thải tất cả mọi người từ Chủ tịch công ty trở xuống với một hành động đơn giản là chỉ là họ lấy tiền để tiêu hay hợp tác ở công ty khác.”, ông đã đưa ra lời nhận xét.

Qua bài chia sẻ trên, ta thấy khách hàng là yếu tố quan trong để phát triển sự nghiệp, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng các bạn sẽ xây dựng thương hiệu lớn mạnh và thành công.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

PR NGHỀ CỦA CÁC CHIẾN BINH

Nhiều người cho rằng PR là nghề thời thượng, hào nhoáng, rủng rỉnh tiền bạc với những chuyến bay khắp thế giới để tổ chức sự kiện. Nhưng theo các chuyên gia: Nghề PR thu nhập rất cao nhưng áp lực không kém chỉ sau lính cứu hỏa và tỷ lệ nghỉ việc trong ngành này là 50%. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Ngày 2/12 vừa qua đã diễn ra cuộc gặp giữa những chuyên viên PR hàng đầu và SV ĐH Bách Khoa TP.HCM.

Nhiều sinh viên từ các trường khác cũng đã có mặt để tham dự cuộc trò chuyện này. Khách mời là ông Nguyễn Thanh Sơn – giám đốc điều hành và Lâm Văn Hùng – chuyên viên tư vấn của công ty dịch thuật Việt Uy Tín khu vực miền Nam.
giấy phép lao động
Nghề PR
Nhiều SV cho rằng PR là một ngành mới mẻ, thời thượng và hấp dẫn với giới trẻ. Ông Lâm Văn Hùng(thủ khoa khóa K21 marketing ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ: Nhiều sinh viên hay bị ảnh hưởng bởi các trào lưu mới, như mấy năm trước là ngành Tài chính Ngân hàng nay là PR. Nhưng các bạn cần thấy rõ đằng sau những hào quang đó là gì, để những khi bị khách hàng xúc phạm bạn sẽ không quá bất ngờ.

Có những khi khách hàng gọi điện vào 9 giờ khuya chỉ để cằn nhằn rằng bạn vừa viết thừa một dấu phẩy. Anh Hùng ví dụ - Chính vì vậy bạn phải phấn đấu để trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực của mình. Anh khuyên các bạn trẻ nên dành vài năm để kiếm kinh nghiệm trước khi muốn trở thành chuyên gia.

Theo anh Hùng và anh Sơn nhận định, PR là nghề có tương lai rất rộng ở VN nhất là 10 năm tới. Có rất nhiều lĩnh vực cần nhiều chuyên gia PR như nghiên cứu, dự báo, tư vấn và phần quan trọng khác là đối nội – 27% doanh thu của các tập đoàn truyền thông xuất phát từ vấn đề nghiên cứu – anh Sơn cho biết.

Vậy định hướng cho sinh viên để trở thành một PR giỏi là gì? Anh Sơn đưa ra ba chữ: idea (ý tưởng sáng tạo), insight (sự thấu hiểu), influence (sự ảnh hưởng). Còn anh Hùng: - Bạn hãy đối xử với công chúng bằng tấm lòng chứ không phải kỹ xảo. Đạo đức nghề nghiệp là quan trọng và bạn cần tạo ra các giá trị cho khách hàng chứ không chỉ giúp họ bán được hàng.
giấy phép lao động
Nghề PR rất có tương lai
Đến đây thì mỗi SV đã tự có cho mình câu trả lời. Một bạn khẳng định: - Chuyên viên PR vừa  phải là một chiến binh vừa phải như một nghệ sĩ. Vừa phải chịu sức ép liên tục từ nhiều hướng vừa phải khéo léo xây dựng các mối quan hệ và làm thăng hoa thương hiệu.

Anh Sơn khuyên các bạn SV nên theo nghề PR theo cái cách: - Không làm việc cho các công ty, khách hàng mà chỉ phục vụ các thương hiệu mà thôi.

Qua bài viết này, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài xin giới thiệu với các bạn một nghề rất hot, đó chính là nghề PR.

SALE_NGHỀ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NĂNG ĐỘNG

 Nhân viên sales (bán hàng, kinh doanh) thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm sales luôn nỗ lực trong công việc. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Những ‘cỗ máy’ đa tính năng

Nhân viên sales còn được gọi là các seller giống như cỗ máy hoạt động với nhiều tính năng và sức bền. Anh Thành hiện là nhân viên sales chuyên về lĩnh vực thiết bị điện tử chia sẻ: sở dĩ như vậy vì khi giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng, họ phải trải qua rất nhiều khâu chuẩn bị, hiển nhiên là hoàn toàn tự lực cánh sinh. Chẳng hạn như sau khi tìm được đối tượng tiềm năng thì mỗi seller sẽ gửi fax đến. Nếu nhận được hồi âm thì họ sẽ xin một cuộc hẹn, mà điều này thì rất ít xảy ra. Vì vậy, các seller thường trực tiếp tới gặp đối tượng để tác nghiệp.

Thị trường mở cửa cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn, do đó làm thế nào để có được hợp đồng là thước đo năng lực làm việc của seller. Họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Muốn thế thì họ phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Còn "chiêu" phụ nhưng cũng quan trọng không kém đó là các dạng khuyến mãi khi khách hàng đến với công ty.

Thế nhưng, theo anh Quốc Anh (làm về lĩnh vực hoá chất) thì "không phải cứ cho nhiều là người ta nhận, họ e gặp phải của rẻ là của ôi". Bản lĩnh của những seller chuyên nghiệp còn được thể hiện ở khả năng lèo lái trước những đòi hỏi mà theo họ là khá "lươn lẹo" từ phía khách hàng. Khi ấy phải thật bình tĩnh để nhận thấy khách hàng "cáo" quá thì rút lui, không thể "thiệt đơn thiệt kép" được.

Seller mới chập chững vào nghề thường gặp phải trở ngại khi bị khách hàng "quay". Những lúc ấy các bạn thường bối rối nên không những đánh mất tự tin mà còn tỏ vẻ quá "khớp" trước đối tác. Công việc sales cũng không thể thành công nếu không có tính kiên trì, phải chịu khó, không nên suy nghĩ theo kiểu "không được chỗ này thì vẫn còn nơi khác".
giấy phép lao động
Nghề sale- dành cho những người năng động
Mặt khác, vẻ bề ngoài của seller cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng. Thế nên, các seller nữ thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những khách hàng khó tính.

Trồng cây thì hái quả

Thế giới của các seller không êm ả chút nào. Họ cạnh tranh nhau bằng uy tín, bằng năng lực, bằng sự tìm đến của đối tác. Từ trang bị kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, bổ sung và luôn tự làm mới mình, làm mới các phương thức tiếp cận khách hàng... như những tính năng cơ bản nhất được "lập trình" sẵn trong mỗi seller.

Mỗi seller luôn làm giàu cho mình những kỹ năng khác giúp họ gặt hái nhiều thành công hơn nữa: họ tranh thủ thời gian bổ sung vốn ngoại ngữ, học các lớp về tâm lý khách hàng, khả năng phát biểu trước công chúng...

Ngoài khoản thu nhập cố định ra, phần trăm hoa hồng nhận được sau mỗi chữ kí của khách hàng sẽ đem đến cho seller một cuộc sống khá sung túc. Đặc biệt, nhân viên sales thường làm ăn theo mùa nên những lúc vào vụ họ thường không bỏ sót bất kì cơ hội nào.

Với chị S. làm ở bộ phận sales của Công ty Bánh kẹo Kinh Đô thì mùa trung thu nào chị cũng làm "như điên", suốt ngày chạy ngoài đường tới các đại lý bánh kẹo. Nhờ tài ngoại giao và chữ tín trong công việc nên cuốn sổ đặt hàng của chị mỗi lúc một dày thêm. Sự phờ phạc của chị cũng được đền bù một cách xứng đáng với hơn 30 triệu chỉ trong một tháng.
giấy phép lao động
Nghề sale có những điều hay riêng
Công việc sales - bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi seller cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Công sức để trồng và chăm bẵm cho cây chắc sẽ đắng song quả thu được không thể không ngọt.


Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

LẬP CHIẾN LƯỢC CHO CUỘC ĐỜI

‘Mục đích trong 2 năm tới của bạn là gì, 5 năm đến của bạn là gì và cả cuộc đời của bạn là gì?’ Rất nhiều người trong chúng ta, hằng ngày vẫn đang sống và làm việc đôi khi như một thói quen và vì các mục tiêu trước mắt mà không khi dừng lại xác định ‘mình là ai’, "mình thực sự muốn gì" và "mình phải làm gì". Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập ra một ‘chiến lược’ cho chính cuộc đời mình?  Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
giấy phép lao động
Lập chiến lược cho cuộc đời

Hành trình của cuộc đời!

Khi bạn được hỏi ‘Bạn có nghĩ cụm từ “Lập chiến lược cho cuộc đời” là quá to tát hay không?’ Bạn Nguyễn Công Chính sinh năm 1980 đã từng là du học sinh học bổng AusAID của Chính phủ Úc chia sẻ "Có thể ngôn từ làm cho nó trở nên to tát, nhưng tôi nghĩ đó là điều mà ai ai cũng phải làm. Tôi đã có những chiến lược cho cuộc đời mình đã rất lâu. Đó là các định hướng, những

phương châm sống, cách bạn tự đặt mục tiêu và cách bạn thực hiện để có thể hoàn thành những mục tiêu đó. Đối với tôi, cuộc hành trình của cuộc đời chứ không phải cứ đi lang thang mà cần phải có những đích đến, ngắn hạn cũng như dài hạn."

Nguyễn Công Chính cũng chia sẻ thêm mục tiêu trong 10 năm tới là được điều hành một công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam nhằm mục đích giúp người Việt Nam có thể tiếp cận được các tiện nghi của thương mại điện tử và sự phát triển công nghệ trên thế giới. Hiện nay, Nguyễn Công Chính đang xây dựng và đưa vào hoạt động website vdict.com để có thể giúp người Việt Nam sử dụng internet tiếp cận thông tin trên internet dễ dàng hơn, tiếp theo sau đó là các công cụ giúp giao lưu văn hóa và những cầu nối về công nghệ và thương mại.

Lập kế hoạch để không bị trật ‘đường ray’ của cuộc đời.Theo anh Harry Nguyễn, Giám đốc Dự án của FPT, lập chiến lược cho cuộc đời là một việc cần và bắt buộc phải làm, đặc biệt đối với lớp trẻ. Bởi vì sống có mục đích sẽ giúp chúng ta không bị sai đường trong lúc vận chuyển trên đường đời. Ai không có tham vọng trong công việc mình đang làm thì không nên làm công việc đó nữa. Nếu như có tham vọng sẽ làm hết mình và đi đến tận cùng trong công việc – có thế mới vỡ ra được rất nhiều bài học quý giá trong công việc. Trước đây, anh không lên kế hoạch cho cuộc đời gì cả - sống rất thoải mái nhưng bây giờ khi đã trưởng thành, đi nhiều biết nhiều nên anh thấy một cuộc đời bắt buộc phải có một kế hoạch. Ở các nước tiên tiến thì các em bé đã biết phải lập kế hoạch từ khi là học sinh tiểu học. Có kế hoạch thì chúng ta sẽ biết mình ở đâu trong 5 năm nữa, trong 10 năm nữa và không bị mù mờ về ngày mai của mình.
giấy phép lao động
Bản đồ cho cuộc đời

 Chiến lược vì cộng đồng.

Trong khi đó, bạn Ngô Tuấn cùng một thanh niên trẻ thế hệ 8X, hiện đang là Assistant Brand Manager của một nhãn hàng Lipton thuộc tập đoàn Unilever thì tâm sự về một "chiến lược" của mình: "Ý tưởng về một quán cà phê ‘bán lợi nhuận’ và ‘vì cộng đồng’ đã nung nấu trong tôi hơn 2 năm nay, từ lúc thấm dần dần bài hát Imagine của John Lennon và xem các hình ảnh tư liệu của anh lúc còn hoạt động cho hòa bình ở Amsterdam. Và cả chuỗi cửa hàng Oxfam ở Anh-nơi mà người ta hoạt động vì người nghèo, lợi nhuận được tạo ra là để đóng góp cho cộng đồng. Ý tưởng đó làm cho tôi nghĩ về một chuỗi quán cà phê mang phong cách của những nhà phản chiến hiện đại, đậm chất nhân bản.

Không khí chủ yếu của quán sẽ là sự hơi da diết nhưng không bi lụy, nơi mà mọi người đều có thể trải lòng mình ra mà hướng tới một chút nhân văn.Và nghĩ rằng quán sẽ mang tên "Humanist Kafé". Và đương nhiên, lợi nhuận tạo ra từ quán sẽ được trích 50% cho cộng đồng người nghèo địa phương nơi quán hoạt động, đặc biệt là Hội trẻ em mồ côi và khuyết tật. Trên địa chỉ blog cá nhân của mình, Tuấn đang rủ rê mọi người cùng mối quan tâm bắt tay xây dựng chuỗi cà phê Humanist này.

Hãy bắt đầu trước khi mọi việc quá muộn.

Có thể nói trong giới trẻ, bên cạnh những bạn có những chiến lược cuộc đời bình thường chẳng hạn như có một công việc ổn định, thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu một tháng, trong vòng khoảng 2 năm có chồng, có vợ, 3 năm mua được nhà và 5 năm có con... hay là những kế hoạch như mua được xe hơi, nuôi được bố mẹ già ở quê... thì cũng có khá nhiều bạn trẻ cũng có những ước mơ lớn lao và táo bạo. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy trên báo có một bạn trẻ từ bỏ vị trí của một quản lý cấp cao với mức lương hàng ngàn USD để đi lập một công ty mà ban đầu chỉ có từ lỗ tới lỗ... Hay một bạn trẻ tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, không dừng lại về xứ ‘khỉ ho cò gáy’ để làm nhân viên cho một khu cai nghiện. Đó là vì mỗi người đã chọn cho mình một chiến lược cuộc đời khác nhau. Cần phải xác định được mình muốn gì, mình là ai và mình đang như thế nào... sẽ là bước đầu tiên của sự thành công để bạn có thể lập cho mình một ‘chiến lược cuộc đời’ phù hợp.

Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi chúng ta và chỉ cần nhanh tay nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ cũng như khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn.