Nhân viên làm việc kém! Quét sạn hay đối mặt? đây là vấn đề nóng hổi ở nhiều công ty. Có nhiều lý do khiến một nhân viên làm việc kém, và câu hỏi được đặt ra là chúng ta giải quyết tình trạng này như thế nào, chọn cách đơn giản là sa thải nhân viên hay đối mặt cùng nhau phân tích vấn đề để tìm ra giải pháp? Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
Trong buổi hội thảo – Quản lý nhân viên có hiệu suất làm việc kém, hàng trăm nhà quản lý đã thống nhất chọn ra phương án đối mặt, bởi sa thải nhân viên chỉ là hành động xử lý mang tính tiêu cực và tạm thời.
Tăng năng suất cho nhân viên |
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Không hiếm những doanh nghiệp cho nhiều nhân viên nghỉ việc. Có lẽ do công việc quá bận rộn mà các nhà quản lý thường để nước đến chân mới nhảy, chuyện đã không xảy ra nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ sớm. Vậy phải làm thế nào?Trước khi thực hiện công tác quản lý nhân viên hiệu suất kém, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những nhân viên làm việc kém như:
Tiêu chí chọn nhân viên phải rõ ràng, tìm hiểu thái độ và tính cách nhân viên ngay từ vòng phỏng vấn, và xem xét liệu nhân viên đó có phù hợp với văn hóa công ty không.
Bản mô tả công việc phải thật chi tiết và cụ thể cho từng người.
Nêu rõ những trách nhiệm của nhân viên trong hợp đồng. Xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến hiệu suất công việc kém.
Luôn theo dõi và nhắc nhở nhân viên để họ yên tâm làm việc. Đối xử bình đẳng với các nhân viên không thiên vị ai.
Truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Quản lý cũng là bác sỹ
Nhà quản lý cũng kiêm trách nhiệm bác sỹ trong công ty, khi cần thiết phải luôn sẵn sáng chuẩn mạch đoán bệnh nếu xảy ra tình trạng nhân viên làm việc hiệu quả kém. Để bắt mạch được nhân viên có làm việc kém hay không, ngoài việc nhìn vào hiệu suất làm việc. Người quản lý phải nắm được các dấu hiệu như, mất tự tin, thiếu trung thực, mất tập trung… của nhân viên.Sau khi bắt mạch các vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân từ bản thân nhân viên cũng như môi trường xung quanh để biết lý do: do năng lực bản thân nhân viên, giao tiếp kém, do bị stress, hoàn cảnh gia đình… hay do các yếu tố khách quan như khối lượng công việc quá sức, môi trường làm việc kém, hay bị cô lập trong công sở… có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Xác định rõ nguyên nhân sẽ khiến bạn đưa ra các giải pháp thích hợp để chữa bệnh.
Bệnh làm việc "kém" của nhân viên |
Còn nếu do yếu tố khách quan như bị giao việc quá sức, quy trình làm việc kém, bị cô lập… thì người quản lý nên coi lại toàn bộ quy trình làm việc của công ty.
Quản lý không phải một việc dễ dàng, nhất là ở các công ty lớn, vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh những trường hợp nhân viên làm việc kém. Một bác sỹ chữa bệnh giỏi sẽ được mọi người yêu mến, còn một bác sỹ biết cách giúp mọi người phòng bệnh thì càng đáng được khâm phục.
Qua những chia sẻ trên nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ tìm được cách cải thiện hiệu quả công việc của mình, từ đó thăng tiến hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét