Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Để Có Thể Cạnh Tranh Lành Mạnh Trong Công Việc

Cạnh tranh lành mạnh chính là động lực chính cho sự phát triển. Trong môi trường làm việc ở doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh chính là văn hóa giúp nhân viên thể hiện bản thân cũng như để học tập, trui rèn. Nhưng ranh giới giữa cạnh tranh và thù ghét rất mỏng. Do đó, bất cứ ai cũng nên giữ cho mình những nguyên tắc riêng để tránh nhưng xung đột không cần thiết.
Nên khôn ngoan để tránh xung đột trong công sở.

Đâu là cạnh tranh lành mạnh, đâu là cạnh tranh tiêu cực

Để phát triển được thì phải cạnh tranh, đó là điều tất yếu. Nhưng cạnh tranh lành mạnh thể hiện mong muốn phát triển của bản thân, thể hiện bản thân nhằm phát triển doanh nghiệp. Nhìn theo cách khác, cạnh tranh sẽ giúp đáp ứng lợi ích của tập thể, tổ chức cá nhân đó làm việc.

Những cá nhân cạnh tranh không lành mạnh sẽ đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên. Điều này sẽ bị các nhà lãnh đạo sáng suốt nhìn thấu được qua quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, qua thái độ làm việc. Họ sẽ thường xuyên đưa ra những so sánh tiêu cực thành quả của mình với những nhân viên khác, sự tiêu cực này càng thể hiện rõ hơn khi họ cố gắng tạo mối quan hệ với cấp trên để trở thành người được ưu tiên trong doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đề cao văn hóa cạnh tranh không lành mạnh, năng suất làm việc của các nhân viên sẽ luôn ở mức độ thấp nhất vì họ không tập trung vào công việc mà chỉ biết chờ đợi “cơ hội”. Họ cho rằng những nỗ lực của bản thân sẽ không thể nào sánh bằng những “tiểu xảo” của các đồng nghiệp khác, điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến công ty, thậm chí là gây hại cho chính doanh nghiệp.

Từ bỏ cái tôi để cạnh tranh lành mạnh

Có thể thấy cạnh tranh không lành mạnh không hề đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo sự thù địch giữa các nhân viên. Vậy làm sao để mỗi cá nhân có thể từ bỏ cái tôi của mình để có thể phát huy năng lực của mình?

Một nhân viên lựa chọn cạnh tranh lành mạnh là người có nhận thức tích cực, cũng như văn hóa cá nhân tốt. Thể hiện qua tính thẳng thắn và trung thực. Đó là trung thực với bản thân, không bao giờ phải xấu hổ trước sếp và đồng nghiệp vì những việc đã làm. Còn thẳng thắn thừa nhận lỗi sai, thẳng thắn phê bình. Điều này rất quan trọng khi đấu tranh với những người thích dùng “tiểu xảo”.

Tuy nhiên, tồn tại một khó khăn mà đa phần nhóm người này hay gặp phải: tại sao tôi cạnh tranh lành mạnh, còn anh ta xu nịnh sếp…lại được thăng tiến hơn tôi? Theo các chuyên gia, một người lựa chọn các chiêu trò thay vì dựa vào năng lực mình họ đã tự thừa nhận mình thua so với những người khác, chính là tự ti. Do đó khi bạn hoàn thành công việc chính là thể hiện bản thân. Luôn tâm niệm rằng “luôn đối xử tốt với kẻ thù”, chính là đề cao sự công bằng, mình bạch với những nhân viên giỏi khác.

Cạnh tranh với chính bản thân

Nếu bạn muốn tạo một con đường thăng tiến vững vàng trong sự nghiệp, mong muốn được công nhận thông qua cống hiến cho công ty, thì tốt nhất bạn hãy cạnh tranh lành mạnh với những đồng nghiệp khác một cách minh bạch, ngoài ra còn phải cạnh tranh với bản thân mình hôm qua. Điều đó thể hiện qua: phấn đấu hoàn thành công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục mối quan hệ với các đồng nghiệp…

Cụ thế nhất là không được nản chí khi thất bại. Hầu hết mọi người khi cạnh tranh  đều sợ thất bại, dẫn đến dần dần lựa chọn con đường “sai trái”. Các nhà tuyển dụng cho rằng, họ đánh giá cao những nhân viên biết nhìn nhận khuyết điểm bản thân, để từ đó hoàn thiện chính mình. Trung bình một cá nhân cần 2 năm để làm quen với mội trường làm việc tại doanh nghiệp. 
Một người cần 2 năm để có thể thích nghi với môi trường công việc.
Sau khi vượt qua thời gian này thì họ có thể phát huy tiềm năng của mình. Hãy dùng những thất bại để phát triển chứ không phải là sự ghen ghét với người khác. Ngoài ra thì đừng ngại làm những việc không phải trách nhiệm của mình. Những người thành công đã công nhận rằng, họ đạt được nó nhờ vào quá trình dốc sức làm ngoài giờ, để học hỏi tích lũy thêm nhiều kiến thức mới. 

Bạn sẽ được thưởng xứng đáng với những gì đã bỏ ra khi cạnh tranh lành mạnh. Những giá trị trên sẽ giúp bạn vượt trội hơn những người khác. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn làm việc trong một môi trường mà mọi người đều chỉ biết ghen tị, đấu đá lẫn nhau.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Làm Thế Nào Để Không Bị Sa Thải?

Với tình hình biến động mạnh hiện nay trên thế giới khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Vì thế, để duy trì nguồn tài chính của công ty, các nhà lãnh đạo không còn cách nào khác ngoài việc cắt giảm nhân lực. Nếu như không may công ty bạn rơi vào tình trạng này sẽ thế nào? Cách tốt nhất là chuẩn bị một nền tảng thật tốt cho tương lai ngay tại công ty bạn, để cho dù công ty rơi vào hoàn cảnh nào bạn cũng nằm ngoài danh sách “những người xấu số”.

Nhìn theo một hướng khác, để không bị sa thải bạn phải trở thành người “không thể thay thế” tại công ty. Làm sao để làm được điều đó? Chúng tôi có một vài gợi ý nho nhỏ sẽ có ích cho bạn trong trường hợp bạn rơi vào tình trạng này.
Cần làm gì để không bị sa thải?

Siêng năng và chăm chỉ

Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu suất làm việc của bạn. Tuy nhiên không phải cứ siêng năng với công việc được giao mà phải tự tìm kiếm cơ hội thể hiện bản thân và hoàn thành những công việc được giao tốt nhất trong thời gian quy định. Không công ty nào chấp nhận một nhân viên lười biếng và họ sẽ nằm trong danh sách bị sa thải đầu tiên.

Sẵn sáng giúp đỡ trong mọi tình huống 

Có thể bạn nghĩ rằng giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc không phải của mình sẽ rất phiền phức. Tuy nhiên, phải luôn quan niệm rằng “không có công việc nào vô ích cả”. Việc giúp đỡ thể hiện chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc hay thông minh của tâm hồn) của bạn cao. Vì thế cho nên nếu được đề nghị giúp đỡ, hãy chắc chắn rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến công việc của bạn. Chủ động đề nghị giúp đỡ càng tốt, nó giúp bạn chiếm tình cảm của đồng nghiệp và biết đâu trong tương lai việc sa thải được xác định qua bỏ phiếu thì bạn sẽ chắc chắn có được phiếu phản đối đến từ họ.

Ngày càng tiến bộ hơn

Mặc dù làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhưng bạn vẫn không tiến bộ được. Có thể ở vạch xuất phát ai cũng như ai, nhưng sau một thời gian làm việc mà bạn vẫn không có gì khác với khi mới vào làm thì chắc chắn đến 80% là bạn bị sa thải sớm. Do đó, bên cạnh việc hoàn thành khối công việc được giao thì bạn phải chú tâm đến việc phát triển bản thân hàng ngày, dựa vào việc tìm tòi, học hỏi để phát triển trong lĩnh vực nghề nghiệp của bản thân.

Phải có chính kiến rõ ràng

Nếu bạn luôn tán thành theo ý kiến của số đông sẽ không bao giờ lọt vào mắt xanh của sếp. Trong các cuộc họp hoặc thảo luận, việc đưa ra ý kiến cá nhân và củng cố nó sẽ giúp chứng minh rằng trong mỗi vấn đề bạn sẽ có những cách nhìn nhận và giải quyết riêng biệt, không giống với các nhân viêc khác. Ý kiến riêng không phải lúc nào cũng có ích hơn số đông nhưng nó thể hiện giá trị của bạn? Điều đó giúp bạn tách biệt khỏi đám đông và chứng minh cái “tôi” của mình.
Những gợi ý giúp bạn không bị sa thải.

Góp ý với sếp thường xuyên hơn

Đôi khi do tính chất môi trường làm việc khác biệt với sếp sẽ khiến họ không nắm bắt được tình hình công việc của cấp dưới. Do đó, khi phát hiện ra vấn đề dù nhỏ nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty, thay vì bàn tán với các đồng nghiệp khác thì hãy góp ý thẳng thắn với sếp của mình. Những chia sẽ chân thành đó sẽ được đánh giá rất cao khi nhìn từ vị trí lãnh đạo, thể hiện bạn hết lòng cống hiến với công ty mình từ đó giúp bản thân không bị sa thải.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Bí Quyết Tìm Và Giữ Nhân Tài

Trong bối cảnh đang khát nhân lực hiện nay, nhằm đứng vững và phát triển trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều tranh nhau tung ra những chính sách thu hút nhân tài nhưng tuyển dụng đã khó, để giữ chân nhân tài được còn khó hơn rất nhiều.

Cách nhận dạng và tuyển dụng nhân tài

Phải công nhận rằng, nhân tài hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là những chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn nắm giữ vai trò chủ chốt trong các công ty lớn, hoặc có thể là sinh viên tài giỏi tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước…
Nhân tài chính là nhân tố quyết định của doanh nghiệp.
Theo những đánh giá từ các chuyên gia, nhân tài thật sự là những người làm việc với một niềm say mê, nhiệt huyết, họ tự mình vạch ra chiến lược cho bản thân và nếu nó hòa hợp với chiến lược phát triển của công ty thì chắc chắn sẽ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ, lâu dài, vững chắc đến từ hai phía. Đôi khi chính những nhân tài này lại đưa ra những “yêu sách” khó khăn khi gia nhập công ty, nhưng nhìn chung những thành quả họ mang lại cho công ty rất xứng đáng với những gì họ đòi hỏi.

Những nhân tài này rất thông minh, họ ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn môi trường phát triển sự nghiệp cho bản thân. Theo nhửng công bố từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, trước đây với mức độ tăng lương dưới 30%/năm sẽ khiến nhân tài nghĩ đến nhảy việc, tuy nhiên ngày nay con số đó đã có thể lên tới 50%/năm. 

Chính những người làm ngành có thời gian linh hoạt như thiết kế, truyền thông…cũng cho biết rằng khi chuyển sang công việc mới họ cũng không chắc sẽ làm lâu dài mà chỉ làm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Chính vì thế, để đảm bảo sự phát triển lâu dài và liên tục của doanh nghiệp thì giữ chân nhân tài là điều cần thiết nhất.

Bí quyết giữ chân nhân tài

Những yếu tố như lương hay chế độ thưởng chưa phải là điều những người tài quan tâm. Để giữ được họ có 4 yếu tố quan trọng tuần tự như sau:

Khả năng lãnh đạo

Người ta thường nói, người lãnh đạo tốt là người tạo cảm hứng và tiếp sức cho các thành viên. Nhiều người thừa nhận rằng lý do họ theo đuổi một công ty không hẳn là do lương bổng mà chính vì sự hài lòng với người sếp mà họ cống hiến cho. Ngoài người lãnh đạo giỏi ra thì ai có thể truyền những ý nghĩa làm việc thật sự cho nhân viên? Không những thế, đối với những người “lắm tài, nhiều tật” việc giữ chân nhân tài đòi hỏi sự kiên trì và khả năng thu phục lòng người đến từ nhà lãnh đạo rất nhiều.

Môi trường làm việc tốt

Đó là nơi phải đảm bảo tính lành mạnh, công bằng và nơi đấu tranh thực sự cho các nhân viên. Không nhân tài nào muốn tài năng của mình bị bó hẹp, hạn chế và ganh ghét. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn và tạo ra một hệ thống làm việc chuyên nghiệp. Hiểu theo một cách khác thì môi trường làm việc tốt còn có nghĩa là một nơi làm việc thoải mái, không gây khó chịu.

Chương trình tập huấn

Nó không chỉ giúp ích việc thu hút nhân tài từ bên ngoài mà còn giúp tạo những nhân viên xuất sắc từ trong công ty. Các tập đoàn lớn như: Pepsi, Cocacola, Unilever…đều có kế hoạch đào tạo nhân viên hàng năm. Nhưng có lẽ nhiều doanh nghiệp còn đắn đo bởi vì sợ các nhân tài sẽ mang theo những kiến thức sau khi tập huấn đi mất. Từ đó dẫn đến yếu tố cuối cùng – Lương bổng.
Cần tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên.

Lương bổng

Trong bối cảnh kinh tế còn đang từng bước phục hồi như hiện nay, các doanh nghiệp sẵn sàng chi mạnh tay để giữ chân nhân tài. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên chú tâm đến nguyện vọng của các nhân tài trong vấn đề thu nhập, khả năng thăng tiến trong công ty cũng như chế độ phúc lợi kèm theo.

Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp lựa chọn nguồn lực từ bên ngoài (outsource) để tiết kiệm chi phí, mà chưa chú tâm đến việc chuyên nghiệp hóa các hoạt động này bằng chính nguồn lực trong chính công ty. Điều này chứng minh cho các nhân viên thấy sự trọng dụng của công ty đối với họ, giúp họ tạo thêm thu nhập cũng như giúp doanh nghiệp quản lý được các hoạt động sản xuất của mình hoàn hảo.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Ngành Nào Được Săn Đón Nhiều Trong Tương Lai?

Khi thế giới ngày càng không ngừng phát triển thì việc tìm hiểu nhu cầu xã hội trước khi chọn một ngành học nào đó là rất cần thiết. Điều này không chỉ quyết định sau khi tốt nghiệp bạn có dễ dàng tìm được một công việc thích hợp để phát triền và thăng tiến hay không mà đó còn là tương lai của bạn. 

Một ngành được coi là có hội việc làm cao khi xã hội có nhu cầu nhiều nhưng nguồn lao động trên thị trường chưa đáp ứng đủ. Song, đến một giai đoạn nào đó, công việc này cũng sẽ bị bão hoà do có cầu sẽ có cung, khi đó nguồn cung sẽ quá tải. Vậy làm sao dể biết được ngành “thời thượng” hiện nay có đảm bảo được lâu dài và giới trẻ ngày nay đang lựa chọn những ngành nào?
Xu hướng những ngành nào sẽ "hot" trong tương lai?

Kinh tế - đồng hành cùng Công nghệ thông tin

Dựa vào số liệu tuyển sinh trong những năm gần đây của các trường Cao đẳng Đại học thì các ngành Kinh tế và Công nghệ thông tin có sức hút rất lớn với các bạn trẻ. Trong khi đó, những ngành xã hội không được nhiều thí sinh lựa chọn vì cho rằng có ít cơ hội việc làm cũng như phát triển. Đây là điều tất yếu trong thời buổi kinh tế thị trường, khi Việt Nam đang vươn mình hội nhập với thế giới. 

Tuy ngành CNTT của Việt Nam có xuất phát điểm chậm nhưng nó đang ngày một phát triển và tiến nhanh hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Ngày nay, bất kì doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức nào cũng cần đến CNTT từ việc cơ bản nhất như soạn thảo văn bản, báo cáo dữ liệu, đến những việc đòi hỏi kĩ năng cao hơn như thiết kế website, vẽ bằng đồ hoạ, lập trình... Hiểu xu hướng đó, biết được xã hội cần gì, không ít nguời đã chọn học ngành này và đã thành công. Do vậy, những lớp thế hệ tiếp nối cũng đổ xô đi theo con đường với mơ ước được nhiều nhà tuyển dụng săn đón.

Song, thực tế cho thấy nguồn cung của ngành này đang trở nên dư thừa do tình hình kinh tế hiện nay của nước ta đang khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phải giảm tải lao động hoặc thậm chí giải thế. Nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chưa nhìn thấy được điều này. Họ từ bỏ công việc mơ ước của mình để chạy theo các ngành “xu hướng”, chính số đông đã góp phần làm cho mảng CNTT trở nên quá tải và khó có việc làm trong tương lai.

Tưởng ít nhưng lại nhiều cơ hội – các ngành xã hội

Từ trước giờ, các công việc mang tính chất xã hội – đặc thù là khối C luôn được rất ít người chọn lựa và ngày một trở nên khát thí sinh. Trong buổi mà kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, cuộc sống ngày càng vội vã hơn thì việc lựa chọn học thơ văn có vẻ quá tách biệt với thực tế. 

Cho dù đây năng khiếu và mơ ước nhưng không ít người vẫn từ bỏ để đua theo các ngành “thời thượng”, song vẫn không đảm bảo sẽ có được việc làm do số lượng cung ngày một nhiều. Điều này đã làm cho nguồn nhân lực của các khối xã hội thiếu hụt và tương lai sẽ còn khan hiếm hơn khi đầu vào ngày một ít như hiện tại. Do vậy, đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn đam mê muốn dấn thân vào những ngành này. 

Hiện tại và trong những năm tới đây, chắc chắn sẽ không khó để xin các công việc như báo chí, luật sư, sư phạm... Ngoài ra, đây cũng là các nghề thiết yếu không thể thiếu trong bất kì xã hội nào, chứ không xa vời thực tế hay quá mơ mộng như nhiều người vẫn thường quan niệm khi nghĩ về các ngành học của khối C. Từ đó, có thể thấy trong tương lai không xa đây không phải là một ngành ít cơ hội như mọi người thường nghĩ.

Tìm hiểu xã hội  - săn đón cơ hội

Để làm được điều này không khó, nhưng mọi người lại thường hay bỏ qua yếu tố quyết định thành công này. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp không may do bỏ qua bước này mà chỉ làm theo xu hướng nhất thời, như trong lúc không ai nghĩ đến thì có người nông dân đã can đảm nuôi nhím, cho đến khi thấy được lợi nhuận to lớn mà nó đem đến mọi người lại sẵn sàng bỏ tất cả để ùa theo nuôi nó, tạo nên một cơn sốt. 

Nhưng như đã nói, việc gì cũng sẽ đến giai đoạn bảo hoà, khi một cặp giống trước kia có thể trị giá vài chục triệu đồng thì cũng đến lúc bị tồn đọng, không còn giá trị. Lúc này, đa số đều thất bại trừ những người tiên phong hoặc một vài người kiên trì còn giữ lại đến khi thị trường không còn nhiều người kinh doanh thì nó lại trở nên khan hiếm và tạo ra nhiều lợi nhuận. Cứ thấy việc nào “hot” thì cùng nhau đua theo đến khi nó bảo hoà, dù biết nhưng mọi người vẫn cứ làm theo. Đây chính là vòng tuần hoàn mà bất kì người kinh doanh nào cũng đều bị luẩn quẩn chưa tìm được lối ra.

Qua những điều trên ta phát hiện ra một điều, muốn thành công bạn phải khác biệt, một là người tiên phong dẫn đầu xu hướng, hai là bạn phải nhẫn nại theo đuổi đến cùng, tuyệt đối không được nhất thời theo đám đông. Thực tế thị trường nghề nghiệp ngày này cũng không khác thực trạng kinh doanh ngày nay là mấy, tâm lý các bạn trẻ hễ thấy ngành nào “thời thượng” là đua nhau học dù không phải sở trường hay mơ ước của mình cho đến khi nguồn lao động quá tải vượt quá nhu cầu xã hội. 
Không nên chạy theo những nghề thời thượng.
Do đó, lời khuyên chân thành cho những bạn đang chạy theo xu hướng mà bỏ mặc ước mơ, đam mê của mình là hãy can đảm, mạnh dạn đi trên con đường mà mình đã chọn, những bước đầu có thể chưa thấy được sự sôi nổi ồ ạt nhưng đừng nản chí, đầu vào của những ngành xã hội hay bất kì ngành nào đó có thể không nhiều nhưng đó chính là cơ hội hoàn hảo cho bạn sau khi tốt nghiệp ra trường. 

Mỗi người có một sở thích và năng khiếu khác nhau, chính điều này mới tạo nên cuộc sống muôn màu và hoàn thiện. Không có công việc nào là không có ích cho xã hội. Hãy theo đuổi những gì mà xã hội sẽ cần hơn là đang cần và đừng quên quay lưng lại với mơ ước và khả năng của bản thân mình. Đây chính là bí quyết đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đem lại thành công cho những người áp dụng nó.

Nguồn: Công ty du học Nhật Bản

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Lợi Thế Của Lao Động Có Trình Độ Chuyên Môn Nhiều Kinh Nghiệm

So với những năm trước đây, kể từ đầu năm 2013 tình hình lao động nước ta đã có nhiều bước chuyển biến tích cực hơn. Không còn tình trạng thiếu hụt lao động trước và sau tết nữa, người lao động (NLĐ) cũng chấm dứt xu hướng nhảy việc. Hiện nay, so với việc tuyển dụng ồ ạt, các doanh nghiệp (DN) đã ưu tiên những lao có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đủ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Lao động có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hơn.

Các hình thức tuyển dụng gắt gao

Để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh ổn định, các DN ngày nay đã nghiêm ngặt hơn trong công tác tuyển dụng lao động, kể cả các nhân viên thời vụ và lao động phổ thông. Chính sự đổi mới này đã góp phần giúp nhiều DN vượt qua khó khăn, không còn phải mất nhiều thời gian cho việc ổn định sản xuất sau tết cũng như kinh phí cho tuyển dụng.

Phó giám đốc trung tâm Thông tin thị trường lao động và Dự báo nhu cầu nhân lực TP HCM, ông Trần Anh Tuấn cho biết: chất lượng của lao động HCM năm 2013 đã được phát triển; do DN luôn hướng đến một đội ngũ nhân lực có tay nghề để hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ đạt hiệu quả cao, nên những NLĐ không có kỹ thuật trình độ, tay nghề ắt phải đối diện với nguy cơ bị đào thải. 

Theo số liệu khảo sát thị trường lao động năm 2013, có đến 30% DN không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Do đó, ở các khu công nghiệp – khu chế xuất năm nay khá yên ắng, không có các hoạt động tuyển dụng, thu hút lao động như vẫn thấy sau mỗi dịp tết.

Một dấu hiệu khác cho thấy sự ổn định của các DN năm 2013 là: tỷ lệ NLĐ trở lại làm việc sau tết đạt 95%, có DN đạt đến 98%. Với con số này, các DN không còn gặp tình trạng thiếu hụt lao động như nhiều năm trước. Khoảng trống lao động nhỏ nên DN cũng không cần phải tuyển dụng ồ ạt và gấp gáp để lấp vào lỗ hổng. 

Ngoài ra, nhu cầu tuyển thời vụ cũng giảm đáng kể. Do đó, khi DN chủ yếu chỉ tuyển dụng khi cần thay thế những lao động nghỉ việc do thai sản hay bệnh nên NLĐ lại gặp khó khăn và phải chờ đợi để có việc làm. Hơn nữa, điều kiện tuyển dụng lại ngày một kỹ lưỡng: từ trình độ văn hoá ít nhất phải hết PTTH, đến tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm làm việc để phù hợp với tính chất công việc của DN.

Như vậy, có thể thấy rằng từ đầu năm 2013 đến nay, không phải bất kỳ ai ứng tuyển cũng được nhận vào làm, mà chỉ những lao động thật sự có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có kinh nghiệm mới có cơ hội được tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN  vẫn có nhưng không nhiều, yêu cầu cũng cao hơn không còn dễ dàng như nhiều năm trước. 

Người lao động cần thay đổi tư duy để chủ động hơn

Hiện nay, do nhu cầu tuyển dụng của các DN ngày càng gắt gao, tình hình kinh tế lại khó khăn, để tìm kiếm được công việc trong giai đoạn này, đòi hỏi hỏi NLĐ phải có kiến thức, kỹ năng. Để đạt được yêu cầu mong muốn của các DN, NLĐ cần phải thay đổi tư duy, chủ động và tích cực hơn trong việc hoàn thiện bản thân bằng sự hiểu biết chuyên môn cũng như hiểu biết về pháp luật để bảo vệ bản thân cùng với việc tích luỹ kinh nghiệm.

Theo một khảo sát gần đây, nước ta có khoảng 77% người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực tế lao động ngày nay vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chủ động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề cũng như tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. 

Dựa vào dự báo của các chuyên gia kinh tế, năm 2013 vẫn là một năm còn khá vất vả với nhiều DN, nhất là những DN thuộc mảng sản xuất, dệt may và xây dựng nói chung. Tuy vậy, trong số đó vẫn có nhiều DN đang cần nhiều lao động có trình độ cao. NLĐ phải biết rằng: dù vẫn còn phải cố gắng tìm kiếm việc làm, nhưng cơ hội dành cho họ không phải là ít nếu nắm bắt được yêu cầu của các nhà tuyển dụng về chuyên môn cũng như kinh nghiệm. 

Do đó, để không phải phụ thuộc vào khoản trợ cấp thất nghiệp như mọi năm, hay không phải nằm trong danh sách bị đào thải của DN do thiếu trình độ kỹ thuật thì NLĐ cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc tự trang bị cho mình không chỉ kiến thức chuyên môn, pháp luật mà còn những kỹ năng cơ bản như: ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin...

Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện cho lao động học nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh việc NLĐ thay đổi tư duy chủ động hơn, những người làm công tác đào tạo cũng cần quan tâm đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy sao cho theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp cũng như phù hợp với NLĐ để giúp họ luôn đáp ứng được yêu cầu công việc của DN. Song song đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ NLĐ học nghề, có việc làm phù hợp và am hiểu hơn về pháp luật, đặc biệt là những luật định liên quan đến lĩnh vực NLĐ đang và sẽ làm.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết: trong những thas tiếp 
theo, nhu cầu về lao động của các DN vẫn sẽ tiếp tuc tăng đặc biệt là nhu cầu về lao động có trình độ. Nhưng như đã nói trên, yêu cầu tuyển dụng vẫn sẽ khá cao nên đây sẽ là lợi thế cho những lao động có trình độ và nhiều kinh nghiệm. Thông tin này khá quan trọng cho thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên có thật sự hữu ích hay không còn tuỳ thuộc vào ý thức của NLĐ.