Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

CÁCH KHIẾN BẠN BỊ MẤT VIỆC

Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
Bị sa thải luôn là nỗi ám ảnh của dân công sở. Hiện nay, có rất nhiều nỗi lo khác đó là giãn việc – thiếu việc. Điều đáng ngại nhất là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoài tầm kiểm soát của bạn. chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế hay như hiệu quả hoạt động của công ty, tuy nhiên không có nghĩa bạn hoàn toàn mất kiểm soát. Trên thực tế nhiều người tự sa thải mình vì các nguyên nhân sau:

1.Không ghi lại thành tích

Giả sử sếp đang cân nhắc nên giữ bạn hay đồng nghiệp ở lại công ty. Ông ấy hỏi bạn: Tại sao tôi nên giữ anh lại? Nếu bạn không có gì để trình bày thì nhiều khả năng bạn là người phải ra đi. Ngoài ra, việc lưu thành tích còn hữu ích khi bạn muốn khoe vào thời điểm xét duyệt tăng lương hàng năm. Hơn nữa bạn không biết khi nào mình phải tìm một công việc mới. Nếu không ghi chép lại bạn sẽ không nhớ nổi khi cần cập nhật hồ sơ.
giấy phép lao động
Mất việc

2.Không học hỏi các kỹ năng mới

Trong thời đại khủng hoảng, giữ được việc là tốt rồi. Muốn vậy, bạn hãy chứng tỏ lợi ích mình mang lại cho công ty. Hãy tích cực rèn luyện các kỹ năng mới để sếp thấy rằng bạn đáng đồng tiền bát gạo, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn.

3.Làm việc không hiệu quả

Nói cho cùng mục tiêu của công ty cũng là lợi nhuận. Nếu bạn không mang lại chút giá trị nào hoặc làm tốn kém chi phí thay vì tạo ra doanh thu. Thì xin chúc mừng đợt cắt giảm nhân lực lần sau chắc chắn bạn sẽ phải ra đi.

4.Không xây dựng các mối quan hệ

Nếu bạn nghĩ e-mail thì tốt hơn với việc nói chuyện trực tiếp thì bạn đã nhầm to. Trong thời đại ngày nay, một trong những điều quan trọng giúp bạn thành công đó là xây dựng được nhiều quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này không thể được nuôi dưỡng qua e-mail hay ĐTDD được.

5.Luôn xem mình là ngôi sao.

Môi trường công sở không có chỗ cho bệnh ngôi sao. Ngày càng có nhiều người tìm việc và chắc chắn trong số đó có rất nhiều người có thể hoàn thành tốt công việc của bạn. Vì thế, nếu bạn nghĩ mình là người duy nhất có thể làm tốt công việc này thì sớm muộn bạn cũng phải ra đi.

6.Tự mãn về kiến thức của mình

Kiến thức là không giới hạn. Vì vậy nếu tự nhận mình là người biết tuốt sẽ khiến sự nghiệp của bạn gặp trắc trở, vì thái độ này sẽ khiến bạn ngừng học hỏi các ý tưởng và phương pháp làm việc mới. Để có thể trụ vững trong thời đại khủng hoảng thì bạn cần học cách cập nhật kiến thức và ý tưởng mới.

7.Tranh công với đồng nghiệp

Nếu bạn nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, thì không nên giành hết công trạng khi công việc hoàn thành. Nếu bạn biết cách tỏ ra biết ơn với những người đã giúp đỡ mình, đồng nghiệp sẽ đánh giá bạn là người có tinh thần tập thể, một yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của một nhóm. Đồng nghiệp của bạn cũng sẽ trân trọng sự giúp đỡ của bạn với họ, như bạn đã từng.
giấy phép lao động
Có nhiều lý do khiến bạn bị mất việc

8.Quảng cáo bản thân

Lãnh đạo thường là những người rất bận rộn và không thể nắm bắt tất cả thành tích nhân viên của mình. Vì thế nếu bạn không nói ra, sếp sẽ không thể biết. Dù rằng, bạn không phải một người khoác loác, nhưng không có nghĩa bạn không thể khoe thành tích của mình ít nhất với đồng nghiệp của mình. Việc này sẽ thực sự hữu ích, nếu bạn không đi quá xa.

9.Tự xem mình là người hoàn hảo

Những người khôn ngoan đều biết rằng dù nỗ lực đến đâu, một lúc nào đó bạn cũng sẽ gặp khó khăn. Khi đó sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp là hết sức quý giá. Ai tự cho mình là hoàn hảo chắc chắn sẽ gặp thất bại. Ngược lại, dám thừa nhận mình có nhiều khuyết điểm sẽ khiến người khác tôn trọng bạn hơn.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào. Công ty dịch thuật Việt Uy Tín với đội ngũ nhân viên chuyên làm giấy phép lao động cho các tập đoàn đa quốc gia sẽ tư vấn tận tình giúp bạn!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

ỨNG VIÊN NHẢY VIỆC TRONG SUY NGHĨ NHÀ TUYỂN DỤNG

Chúng ta thường đổi thay đổi công ty với nhiều lý do khác nhau nhưng có 2 kiểu nhảy việc chính: thứ nhất đổi công ty nhưng vẫn làm cùng lĩnh vực công việc. Thứ 2 là ứng viên tìm công ty mới với công việc khác công việc hiện làm.

Bạn đang gặp rắc rối với việc thay đổi công việc của mình? Bạn lo lắng về cách suy nghĩ của nhà tuyển dụng với mình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những suy nghĩ đó qua những sự chia sẻ của chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực giấy phép lao động sau đây.

ỨNG VIÊN NHẢY VIỆC TRONG SUY NGHĨ NHÀ TUYỂN DỤNG
Khó khăn của ứng viên hay đổi việc
Đối với những ứng viên dạng 1, nhà tuyển dụng sẽ cho điểm thấp vì sự thiếu trung thành và những người này không thể gắn bó lâu dài cho công ty được. Từ đó, họ không dám tuyển vì không biết khi nào ứng viên rời bỏ công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không hoàn toàn gạch tên người đó, ai cũng có cơ hội của mình, nếu ứng viên có thể hoàn thành được công việc đề ra thì nhà tuyển dụng vẫn tuyển dụng. Không phải là họ không lo lắng đến vấn đề là ứng viên có làm việc lâu dài với công ty không. Họ vấn để trong lòng nhưng họ hy vọng là ứng viên gặp được công việc này là ước mơ của họ. Với sự hài lòng trong công việc, ứng viên không còn phải nghĩ đến phải tìm một công việc mới ở công ty khác.

Khi nói đến ứng viên dạng 2, nhà tuyển dụng rất đau đầu là người này phù hợp với công việc như thế nào, lĩnh vực nào phù hợp với họ. Với một ứng viên làm việc ở 3 đến 4 công ty trong những lĩnh vực khác nhau và giữa chúng không có liên quan gì thì ứng viên dạng này gặp khó khăn rất lớn, vì họ cũng không biết là mình phù hợp với công việc như thế nào thì làm sao mà nhà tuyển dụng biết được là kiến thức và kinh nghiệm làm việc chuyên sâu của họ là ở lĩnh vực nào, chưa kể là sự trung thành của họ cũng không được đánh giá cao.

Không nên che giấu khoảng trống thời gian trong hồ sơ

Khi viết hồ sơ tìm việc thì ứng viên thường để trống một vài khoảng thời gian làm việc vì họ không muốn nhà tuyển dụng biết về khoảng thời gian trống đó. Nhà tuyển dụng rất thích ứng viên trung thực, do đó các bạn hãy thẳng thắn trình bày lý do của khoảng thời gian trống đó như là: chưa tìm được công việc mà mình mong muốn, công ty cũ giảm biên chế quá nhiều và bạn là một trong số những người không may đó… 
ỨNG VIÊN NHẢY VIỆC TRONG SUY NGHĨ NHÀ TUYỂN DỤNG
Không nên bỏ trong khoảng thời gian trong hồ sơ
Hầu hết nhà tuyển dụng không muốn biết nguyên nhân có những khoảng thời gian trống đó, những ứng viên vẫn cố tình che giấu nó đi. Thật ra là bạn che giấu cũng vô dụng thôi, nhà tuyển dụng luôn biết cách làm như thế nào để biết được sự thật đằng sau những khoảng trống này. Trung thực, là điều mà người phỏng vấn cần ở bạn, họ sẽ đánh giá cao phẩm chất tốt đó của bạn dù trong trường hợp nào. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm nhất là bạn có đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của công ty.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi công ty Việt Uy Tín, công ty chuyên thực hiện các dịch vụ có yếu tố nước ngoài như dịch công chứng, dịch thuật tiếng anh, dịch vụ visa, giấy phép lao động… 

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

PHƯƠNG PHÁP PHÂN QUYỀN CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho nhân viên, và cho biết thời hạn hoàn thành. Sau đó, bạn phải làm gì tiếp theo? Để nhân viện tự giác hoàn thành công việc của mình và bạn chỉ kiểm tra từng mốc công việc theo thời gian đã định. Hay bạn liên tục yêu cầu người đó gửi email để kiểm tra tiến độ. 

Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, bạn nên xem lại cách lãnh đạo của mình. Một nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết là người cầu toàn và luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ luôn phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình cần phải thúc đẩy mọi người làm việc để đạt đến thành công. Vì thế họ thường không dám phân quyền cho nhân viên. Hậu quả họ mất khả năng tự tin giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Đâu là những dấu hiệu của một nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết và những điểm khác biệt của hai phong cách lãnh đạo này.

Biểu hiện của một nhà quản lý coi trọng tiểu tiết.
  • Không chịu ủy quyền cho cấp dưới.
  • Quá mải mê giám sát người khác
  • Coi trọng những vấn đề nhỏ nhặt hơn là bao quát
  • Thu hồi ngay công việc khi họ gặp sai sót
  • Không cho nhân viên ra quyết định khi chưa hỏi ý kiến mình.
giấy phép lao động
Vị sếp khó tính

Quá coi trọng tiểu tiết – Lợi hay hại?

Những vị sếp này thường đưa ra các lý do thuyết phục để giải thích cho cách quản lý của họ. Đó là nếu họ giao việc cho nhân viên rồi biến mất thì họ sẽ khó hoàn thành công việc của mình. Hơn nữa nếu bộ máy đang ổn định tại sao lại phải thay đổi cách quản lý này.

Sẽ là không sai nếu nhân viên không có khả năng hoàn thành công việc. Nhưng trên thực tế, đa số các nhân viên sẽ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin sau vài dự án, Nhân viên sẽ tự nghĩ – Mình làm gì cũng không vừa ý sếp. Hệ quả họ sẽ liên tục hỏi sếp về cách làm việc, hoặc tự làm nhưng kết quả không tốt. Điều này càng làm sếp tin rằng mình đúng khi can thiệp vào công việc của nhân viên.

Nhưng liệu những kết quả này có chứng minh được giá trị của phong cách quản lý này. Một là quản lý tài năng phải là người tạo điều kiện cho nhân viên phát triển. Trong khi đó nhà quản lý coi trọng tiểu tiết lại ngăn nhân viên tự ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định này. Chúng ta đều biết rằng chính quá trình ra quyết định này giúp con người trưởng thành hơn.

Chỉ có những người lãnh đạo thiếu năng lực mới ôm hết việc vào mình. Một nhân viên không được phân quyền sẽ chẳng tự làm việc gì ra hồn, lúc nào cũng phải trông chờ vào người khác.

Nếu mất quá nhiều thời gian để quản lý một tập thể toàn những người không được việc thì sớm muộn cũng kiệt sức. Vậy làm sao có thời gian thực hiện các việc mang tính chiến lược như lập kế hoạch hoặc hoạch định lâu dài

Đã đến lúc thay đổi!

Nếu đã nhận biết được tác hại của việc quá coi trọng tiểu tiết thì đã đến lúc bạn cần thay đổi, vậy bạn nên làm gì để chấm dứt những hành vi này hoặc tránh sự tổn hại từ chúng(nếu bạn là nhân viên).
Nếu bạn là người lãnh đạo cách tốt nhất để xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhân viên là đối thoại với họ. Bạn sẽ tốn một khoảng thời gian đáng kể để thay đổi vấn đề. Tuy nhiên việc khó nhất là đón nhận những ý kiến đóng góp khách quan từ nhân viên. Sau đó bạn hãy nhận lỗi và tích cực thay đổi ngay lập tức, nghĩa là bạn phải học cách phân quyền hợp lý cho nhân viên. Bạn hãy là người tiên phong trong việc cải cách này.


giấy phép lao động
Sếp quá coi trọng tiểu tiết
Làm việc dưới quyền một người thích bới lông tìm vết và không thích để cho nhân viên tự ra quyết định thì người này có nhiều khả năng đang ngả theo phong cách quá coi trọng tiểu tiết. Quản lý nhân viên theo kiểu này dễ khiến nhân viên bị phụ thuộc và cản trở việc phát triển tài năng một cách độc lập của họ.

Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng tương lai các bạn không trở thành một vị sếp quá coi trọng tiểu tiết. Xin chào và hẹn gặp lại.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC KHỞI ĐẦU THÀNH CÔNG

Kỹ năng tư duy và lập kế hoạch có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất của một nhà quản lý tài năng.Trong các nghiên cứu chỉ ra trong các nhà lãnh đạo từng đưa ra các quyết định sáng suốt nhất, người ta nhận thấy có một điểm chung khiến họ nổi trội hơn người khác đó là – sự chín chắn.

Sự chín chắn có thể hiểu là sự suy xét đến tất cả những hệ quả của một quyết định và hành động đưa ra. Đây chính là nền tảng của một nhà hoạch định chiến lược tài năng. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
giấy phép lao động
Tư duy chiến lược

Vũ khí mạnh mẽ nhất

Khả năng tư duy chính là vũ khí mạnh nhất, trong vai trò một nhà quản lý luôn quan tâm đến công việc của mình. Việc bạn luôn cân nhắc mài bén khả năng suy nghĩ chín chắn trước khi ra một quyết định quan trọng nào đó sẽ giúp bạn thăng tiến bền vững trong sự nghiệp.

Gia tăng hiệu quả làm việc

Đối với cá nhân, hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả công việc, từ đó gia tăng giá trị của bản thân trong công việc nói riêng và cuộc sống nói chung. Muốn có một kế hoạch tốt, bạn cần kết hợp cả trí tuệ và cảm xúc để đạt được kết quả cao nhất cho bạn và cả công ty.
giấy phép lao động
Tư duy chiến lược để thành công

Bài tập về nhà

Có hai bài tập bạn nên thực hiện ngay để rèn luyện khả năng tư duy chín chắn, nhằm tăng hiệu quả làm việc.
  • Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả những việc bạn đã làm và mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Trong đó, việc nào bạn thực hiện hiệu quả nhất? Khi xác định rõ bạn hãy tập trung vào những việc đó.
  • Sau đó, hãy suy nghĩ xem những gì mang lại nhiều lợi ích cá nhân cho bạn, khiến bạn hài lòng và hạnh phúc nhất. Hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức cho nó.

BÍ QUYẾT GIAO TIẾP UỐNG LƯỠI 7 LẦN

Một trong những bí quyết khiến bạn giao tiếp hiệu quả là – uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Hãy luôn ngừng một chút trước khi đưa ra câu trả lời. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!
giấy phép lao động
Giao tiếp tốt để thành công
Một khoảng ngắn dừng lại sẽ mang lại những lợi ích sau:
  • Đầu tiên tránh được các hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ hơi để nói tiếp.
  • Thứ hai, với việc chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn sẽ thể hiện sự thiếu nghiêm túc trước lời nói của người đối diện.
  • Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người khác tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Việc dừng lại một khoảng ngắn trước khi trả lời thể hiện bạn là người biết giao tiếp.

Đặt câu hỏi khi cần thiết

Một cách khiến bạn trở thành người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi làm rõ vấn đề. Đừng bao giờ cho rằng mình hiểu hết những gì người đối diện đang nói. Nếu bạn thắc mắc hãy hỏi lại điều họ vừa trình bày.

Điều này thể hiện bạn đang rất tập trung vào câu chuyện của người nói. Đồng thời khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một cách liền mạch.

Nhắc lại một cách ngắn gọn

Một bí quyết nữa để trở thành người giao tiếp tốt là nhắc lại lời người nói một cách ngắn gọn bằng ngôn từ của chính bạn. Sau đó cười và nói – Ý của bạn là…?

Nhắc lại lời người nói một cách ngắn gọn thể hiện bạn đang thực sự chú tâm đến nỗ lực thấu hiểu cảm xúc của họ. Điều tuyệt vời khi bạn biết lắng nghe, mọi người sẽ cảm nhận bạn là người thực sự cuốn hút và lần sau họ sẽ muốn kể mọi chuyện với bạn đầu tiên.
giấy phép lao động
Bí quyết giao tiếp đơn giản và hiệu quả

Luôn luôn lắng nghe người nói

Lắng nghe luôn là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tự tin. Bạn càng biết cách lắng nghe người khác càng tin tưởng bạn hơn. Ngoài ra việc chăm chú lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ.

Cuối cùng lắng nghe giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật. Do trí óc của bạn chỉ có thể xử lý từ 500 – 600 từ một phút và mọi người thường chỉ có thể nói ở tốc độ 100 – 150 từ/phút nên bạn phải khó khăn mới duy trì sự tập trung khi nghe người khác nói. Nếu đầu óc bạn không có tính kỷ luật bạn sẽ nhanh chóng phiêu du nơi khác. Rèn luyện kỹ năng nghe giúp bạn rèn luyện tính cách và nhân cách của bạn.

Nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ tìm được bí quyết giao tiếp cho riêng mình, từ đó thành công hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

GIẢI QUYẾT LÀM VIỆC “KÉM” HIỆU QUẢ CHO NHÂN VIÊN

Nhân viên làm việc kém! Quét sạn hay đối mặt? đây là vấn đề nóng hổi ở nhiều công ty. Có nhiều lý do khiến một nhân viên làm việc kém, và câu hỏi được đặt ra là chúng ta giải quyết tình trạng này như thế nào, chọn cách đơn giản là sa thải nhân viên hay đối mặt cùng nhau phân tích vấn đề để tìm ra giải pháp? Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

Trong buổi hội thảo – Quản lý nhân viên có hiệu suất làm việc kém, hàng trăm nhà quản lý đã thống nhất chọn ra phương án đối mặt, bởi sa thải nhân viên chỉ là hành động xử lý mang tính tiêu cực và tạm thời.
giấy phép lao động
Tăng năng suất cho nhân viên

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Không hiếm những doanh nghiệp cho nhiều nhân viên nghỉ việc. Có lẽ do công việc quá bận rộn mà các nhà quản lý thường để nước đến chân mới nhảy, chuyện đã không xảy ra nếu chúng ta có những biện pháp phòng ngừa từ sớm. Vậy phải làm thế nào?

Trước khi thực hiện công tác quản lý nhân viên hiệu suất kém, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những nhân viên làm việc kém như:

Tiêu chí chọn nhân viên phải rõ ràng, tìm hiểu thái độ và tính cách nhân viên ngay từ vòng phỏng vấn, và xem xét liệu nhân viên đó có phù hợp với văn hóa công ty không.
Bản mô tả công việc phải thật chi tiết và cụ thể cho từng người.
Nêu rõ những trách nhiệm của nhân viên trong hợp đồng. Xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến hiệu suất công việc kém.

Luôn theo dõi và nhắc nhở nhân viên để họ yên tâm làm việc. Đối xử bình đẳng với các nhân viên không thiên vị ai.

Truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Quản lý cũng là bác sỹ

Nhà quản lý cũng kiêm trách nhiệm bác sỹ trong công ty, khi cần thiết phải luôn sẵn sáng chuẩn mạch đoán bệnh nếu xảy ra tình trạng nhân viên làm việc hiệu quả kém. Để bắt mạch được nhân viên có làm việc kém hay không, ngoài việc nhìn vào hiệu suất làm việc. Người quản lý phải nắm được các dấu hiệu như, mất tự tin, thiếu trung thực, mất tập trung… của nhân viên.

Sau khi bắt mạch các vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân từ bản thân nhân viên cũng như môi trường xung quanh để biết lý do: do năng lực bản thân nhân viên, giao tiếp kém, do bị stress, hoàn cảnh gia đình… hay do các yếu tố khách quan như khối lượng công việc quá sức, môi trường làm việc kém, hay bị cô lập trong công sở… có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Xác định rõ nguyên nhân sẽ khiến bạn đưa ra các giải pháp thích hợp để chữa bệnh.
giấy phép lao động
Bệnh làm việc "kém" của nhân viên
Cách chữa bệnh tùy thuộc rất nhiều vào cá nhân từng người, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể và đánh giá của nhà quản lý. Nếu do năng lực chuyên môn, giao tiếp kém thì người quản lý có thể kèm cặp và hướng dẫn cụ thể. Nếu xuất phát từ chuyện riêng như stress, sức khỏe hay vấn đề gia đình thì công ty nên có hành động giúp đỡ cụ thể.

Còn nếu do yếu tố khách quan như bị giao việc quá sức, quy trình làm việc kém, bị cô lập… thì người quản lý nên coi lại toàn bộ quy trình làm việc của công ty.

Quản lý không phải một việc dễ dàng, nhất là ở các công ty lớn, vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh những trường hợp nhân viên làm việc kém. Một bác sỹ chữa bệnh giỏi sẽ được mọi người yêu mến, còn một bác sỹ biết cách giúp mọi người phòng bệnh thì càng đáng được khâm phục.
Qua những chia sẻ trên nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn sẽ tìm được cách cải thiện hiệu quả công việc của mình, từ đó thăng tiến hơn. Xin chào và hẹn gặp lại!

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CỐ VẤN NGHỀ NGHIỆP TỐT CHO NHÂN VIÊN

Cố vấn là kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo. Bên cạnh việc quản lý và động viên tinh thần làm việc của nhân viên – người cố vấn còn có nhiệm vụ phải học hỏi, phát triển các kỹ năng làm việc hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể thực hiện việc này ngay trong công ty hoặc thông qua mạng lưới quan hệ của bạn. Bài viết này của nhóm giấy phép lao động giúp xác định nghề cố vấn có thích hợp với bạn hay không.

Cố vấn nghề nghiệp là làm gì?

Nghề cố vấn có thể mang lại những trải nghiệm quý báu cho bạn, về cả nhân sự và nghề nghiệp. Bạn có thể rèn giũa khả năng lãnh đạo, truyền đạt và cách nhìn nhận sự việc theo những góc độ mới để vươn tầm trong sự nghiệp và đạt được sự thoải mái về cái tôi trong công việc.
giấy phép lao động
Cố vấn nghề nghiệp cho nhân viên

Tiêu chuẩn của một nhà cố vấn?

Ngay cả khi bạn ý thức được lợi ích mà nghề cố vấn mang lại, bạn cũng cần nhắc nhở xem nó có thực sự phù hợp với mình không. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
  • Bạn có muốn chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của mình với người khác không?
  • Bạn có thích động viên và khuyến khích người khác?
  • Bạn có dễ dàng trả lời các câu hỏi hóc búa?
  • Bạn có muốn đóng góp và thành công của người khác?
  • Bạn có sẵn lòng dành thời gian cho người được cố vấn?
  • Nghề cố vấn có giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp không?
  • Ý thức đóng góp cho cộng đồng của bạn như thế nào?
  • Bạn muốn cố vấn cho lĩnh vực nào?
  • Có lĩnh vực nào bạn e ngại không?

Chuẩn bị trước khi bắt tay vào việc!

Mặc dù bạn có thể muốn nhảy việc ngay, nhưng hãy cân nhắc các điều sau:
  • Tần suất gặp gỡ: bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho một mối quan hệ? Bạn gặp bạn bè sau bao lâu: mỗi tuần, tháng hay nhiều hơn? Bạn có chấp nhận bỏ thêm thời gian cho một mối quan hệ?
  • Cách tiếp xúc: Bạn thích gặp mặt trực tiếp, gọi điện hay gửi email hơn? Bạn thích ai là người chủ động liên lạc trước? Liệu có dịch vụ nào có thể thay thế như Skype hay Massage không? 
  • Thời gian cố vấn: Bạn muốn cố vấn trong thời gian bao lâu? Bạn có cần đánh giá lại hiệu quả sau mỗi lần cố vấn không?
  • Kỹ năng và kiến thức: những kiến thức chuyên môn nào bạn có thể mang vào nghề cố vấn?

Giới hạn của việc cố vấn

Khi xây dựng quan hệ với người được cố vấn, hãy xác định những việc bạn có thể và không thể làm. Hãy tự tin trả lời các câu hỏi để xác định rõ các thắc mắc. Sau đó, khi đã tìm được người cần cố vấn, bạn sẽ hiểu rõ những lĩnh vực nào bạn sẽ làm và không làm.
giấy phép lao động
Nghề cố vấn nghề nghiệp
Kiểm soát các mối quan hệ về lĩnh vực mà bạn chịu trách nhiệm. Hãy chú trọng vào kiến thức chuyên môn của bạn. Nếu gặp một vấn đề ngoài tầm hiểu biết hãy giới thiệu một chuyên gia khác cho người được cố vấn.

Ví dụ, nếu cuộc thảo luận có liên quan đến vấn đề luật lao động hoặc nhân quyền hãy giới thiệu cho người được cố vấn một luật sư mà bạn tin tưởng trong lĩnh vực này. Với vai trò cố vấn, bạn có thể đồng thời là người bạn thân cho người được cố vấn và cho ý kiến khách quan về những vấn đề mà họ gặp phải. Vì thế hãy chuẩn bị trước các xử trí ở những tình huống ngoài chính sự.

Tóm lại, nghề cố vấn sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm bổ ích. Bạn có thể thoải mái thể hiện kỹ năng tư vấn truyền đạt của mình để vươn tầm mới trong sự nghiệp. Việc cố vấn cũng mang lại cho bạn sự thỏa mãn vì bạn biết mình đang giúp một người nào đó thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Qua những chia sẻ trên, nhóm giấy phép lao động hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của nghề cố vấn từ đó có định hướng học tập để có thể trở thành một nhà tư vấn giỏi trong tương lai. Xin chào và hẹn gặp lại!

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

GIÁ TRỊ CỦA BẠN LÀ CHÌA KHÓA ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐT NHẤT

Thể hiện giá trị bản thân trước nhà tuyển dụng là điều kiện tiên quyết để bạn nhận được tấm vé làm việc ở công ty của họ. Đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đàm phán lương một cách suôn sẻ. Tự tin chứng tỏ bạn là ứng viên sáng giá thì không có vấn đề gì là không thể.

Bài viết do nhóm chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
GIÁ TRỊ CỦA BẠN LÀ CHÌA KHÓA ĐÀM PHÁN LƯƠNG THÀNH CÔNG NHẤT
Bí quyết đàm phán lương
Chị Lan từng làm việc cho một công ty dược phẩm với mức lương khá cao và chị là người quản lý tài năng. Gần đây chị được một công ty dược phẩm đa quốc gia mời phỏng vấn.

Công ty này rất ấn tượng và đánh giá cao những kinh nghiệm và thành tích của chị đã trình bày trong hồ sơ. Ngay đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã đặt câu hỏi mức lương trước đây của chị bao nhiêu? Với những gì mình đã đạt được trước đây chị đã không ngần ngại trả lời thành thật là 10 triệu đồng/tháng cùng với sự tự tin về khả năng làm việc xuất sắc. Kết quả của cuộc phỏng vấn ấy chị đã bị loại.

Chị đã rất ngạc nhiên. Và hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng vì sao? Thật bất ngờ chị được rằng ngay từ câu hỏi đầu tiên nhà tuyển dụng đã nghi ngờ tự khai gian thành tích bản thân trong hồ sơ, cho rằng chị đã không trung thực. Họ bảo với những gì chị đang có chị đáng được trả mức lương khởi điểm 20 triệu đồng/ tháng và có thể hơn thế nữa.

Chị Lan đã mắc một lỗi khá nghiêm trọng khi trả lời câu hỏi về mức lương, chị vô tình bị cuốn vào cái bẫy của nhà tuyển dụng khi chưa kịp tìm hiểu rõ tính chất công việc và khả năng của chị với mức lương cũ. Chị đã tự đánh giá thấp bản thân và làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy không phù hợp với thông tin trong hồ sơ. Chị đã tự đánh mất cơ hội làm việc với mức lương mà chị mơ ước.

Bốn nguyên tắc khi đàm phán lương:

Số 1: Bạn nên chuẩn bị tinh thần tự tin trình bày khả năng, kinh nghiệm làm việc của mình. Làm thế nào giúp cho công ty của họ phát triển, thay vì bạn tập trung vào đề cập mức lương.

Số 2: Thay vì trả lời ngay mức lương mong muốn cho nhà tuyển dụng thì bạn nên khéo léo chuyển câu hỏi này vào cuối buổi phỏng vấn, và tập trung vào trình bày khả năng, kinh nghiệm của mình cũng như tìm hiểu chi tiết công việc. Như vậy, bạn đã thành công trong việc chứng minh giá trị bản thân và cũng là chìa khóa giúp bạn trả lời câu hỏi lương với nhà tuyển dụng.

Số 3: Bạn không nên khiêm tốn hay ngại trao đổi vấn đề lương bổng với nhà tuyển dụng nếu đúng thời điểm. Nếu bạn thật sự là ứng viên sáng giá thì họ không tiếc khi trả lương thêm cho bạn vài triệu đồng.
GIÁ TRỊ CỦA BẠN LÀ CHÌA KHÓA ĐÀM PHÁN LƯƠNG THÀNH CÔNG NHẤT
Bí quyết đàm phán lương thành công
Nên trả giá nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương chưa hợp lý, hãy nhớ tìm hiểu một số kỹ thuật khi muốn trả thêm lương.

Số 4: Đừng nên trả lời vội mức lương cũ cho nhà tuyển dụng và không nên đề cập tới vấn đề này nếu như nhà tuyển dụng không hỏi. Nhà tuyển dụng hầu hết có suy nghĩ dựa vào mức lương cũ của bạn để định giá trị khả năng bạn đó. Bạn có thể được hưởng mức lương cao hơn vị trí hiện tại của nhà tuyển dụng nếu bạn trả lời thông minh.

Theo nhóm chuyên gia chuyên cung cấp giấy phép lao động nhiều năm kinh nghiệm thì giá trị thực sự của bạn là chìa khóa mở được vô vàn cánh cửa thành công. Công ty dịch thuật Việt Uy Tín chúc các bạn thành công.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

LÝ DO KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH KHI ĐỌC HỒ SƠ ỨNG VIÊN

Với việc phát triển internet như hiện nay thì tìm việc không còn là mối lo ngại cho nhiều người nữa, chỉ cần vào các trang web tìm việc làm bạn có thể tìm kiếm được công việc mà bạn mong muốn. Thế nhưng vì quá lạm dụng vào cách điền hồ sơ theo mẫu của từng website tuyển dụng nên một số bạn thường hay mắc một số lỗi khá nghiêm trọng và bị nhà tuyển dụng loại bỏ hồ sơ ngay không chần chừ. Bài viết do nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài sưu tầm và chia sẻ, hy vọng giúp các bạn khắc phục các lỗi khi viết hồ sơ xin việc.

1. Câu chữ không rõ ràng, sai chính tả, sai ngữ pháp

Viết tùy tiện chữ hoa, chữ thường, sai lỗi chính tả, viết câu không có mục đích nhằm vào người đọc là những lỗi thường gặp nhất khi bạn viết đơn ứng tuyển trực tuyến. Đó là điều tối kỵ nhất cho những sinh viên mới tốt nghiệp ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, ngoại ngữ, thế nhưng các bạn lại cũng mắc những lỗi không thể chấp nhận này.
ĐIỀU GÌ LÀM NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH KHI ĐỌC HỒ SƠ ỨNG VIÊN
Câu chữ không rõ ràng, thiếu chủ đích làm cho bạn không có cơ hội được ứng tuyển ở nơi bạn muốn.

Theo thống kê thì có 55% nhà tuyển dụng loại bỏ ngay lập tức những CV có cách trình bày rối rắm.

2. Pha trộn nhiều ngôn ngữ

Nhiều bạn thường có thói quen nói chuyện với nhau và chêm thêm vài từ tiếng anh để thể hiện bản thân, vì thế mà khi viết đơn ứng tuyển các bạn cũng không ngần ngại thêm vài từ tiếng anh vào. Làm cho nhà tuyển dụng rất khó chịu.

Cách viết như thế còn gọi là nửa nạc nửa mỡ, đó là điều bạn cần tránh nếu không muốn nhà tuyển dụng gạt bỏ hồ sơ ngay lập tức. Một hồ sơ như vậy sẽ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về bạn, cho thấy bạn rất cẩu thả, vô tư trong cách dùng từ ngữ, cũng là yếu tố cho thấy bạn rất cẩu thả trong công việc.

3. Lương cao “ngất ngưỡng”

Có ứng viên ghi trong hồ sơ ứng tuyển như sau: “Lương hiện tại 5 triệu đồng/tháng; lương mong muốn 12 triệu đồng/ tháng…” Khi đưa ra mức lương mong muốn của mình, bạn nên cân nhắc thật kỹ liệu rằng có xứng đáng với năng lực của bạn chưa? Với kinh nghiệm 5 triệu đồng/ tháng thì bạn cần cân nhắc khi đưa ra mức lương gấp đôi như vậy.
ĐIỀU GÌ LÀM NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG THÍCH KHI ĐỌC HỒ SƠ ỨNG VIÊN
Nhà tuyển dụng ngán ngẩm
Nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng đánh giá bạn là không biết cách nhìn nhận vấn đề trong công việc và họ sẽ nghĩ rằng bạn quá vô lý khi đưa ra mức lương ngất ngưởng như vậy. Họ sẽ không chọn bạn và tiếp tục đi tìm ứng viên thích hợp hơn.

4. Không chú ý, câu chữ không logic

Một ứng viên trình bày hồ sơ ứng tuyển vào Công ty X như sau: “Kỹ năng nói tiếng anh – trung bình”, thế nhưng viết trong mục ưu điểm là: “Khả năng giao tiếp với người nước ngoài thành thạo”. Vì quá vô ý, bạn đã làm cho nhà tuyển dụng lắc đầu và nghi ngờ trình độ tiếng anh của bạn và cũng sẽ nghi ngờ những điều bạn trình bày trong hồ sơ bao nhiêu phần trăm là thật.

5. Trình bày dài dòng, dư thừa

Nhiều ứng viên thường xuyên bị mắc lỗi viết câu không súc tích, ngắn gọn. Làm cho nhà tuyển dụng một phen xem đọc dài cổ vì không biết đâu là điểm mạnh của bạn cho vị trí của công ty. Bạn cố gắng dài dòng kể sự tích đời mình mà quên rằng điều quan trọng là bạn phải trình bày được kinh nghiệm và khả năng làm việc của mình có thể giúp được gì cho sự phát triển của công ty họ.

Bạn nên nhớ rằng hồ sơ là hình ảnh đầu tiên của bạn trước nhà tuyển dụng, bạn nên đầu tư thật kỹ từng câu văn. Như vậy hồ sơ của bạn mới thật ấn tượng và được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhóm giấy phép lao động chúc bạn thành công.