Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

VÌ SAO BẠN KHÔNG ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG CHỌN?

Rất nhiều bạn đi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng những không nhận được sự hồi đáp. Bạn có biết vì sao họ không gọi bạn? Hồ sơ như thế nào thì họ chọn? Có một cuộc trao đổi giữa bộ phận giấy phép lao động của Việt Uy Tín và chị Kim Anh – trưởng bộ phận tuyển dụng của công ty Thành Phát sẽ giúp các bạn hiểu về cách mà nhà tuyển dụng chọn hồ sơ phù hợp.

Việt Uy Tín: Chào chị Kim Anh. Chị phụ trách bộ phận tuyển dụng ở công ty Thành Phát, xin chị cho biết có những khuôn mẫu nào để chọn lọc ứng viên?

Chị Kim Anh: Ở công ty tôi mỗi ngày nhận được hơn 120 hồ sơ của ứng viên và tôi dành thời gian khoảng 16 phút để đọc một hồ sơ. Do đó trong những hồ sơ này tôi chủ yếu sẽ xem phần kỹ năng và kinh nghiệm làm việc xem có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn. Tôi ưu tiên đọc những hồ sơ mà cách trình bày kinh nghiệm theo thời gian
VÌ SAO BẠN KHÔNG ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG CHỌN?
Khuôn mẫu để chọn ứng viên
Khi thấy hồ sơ thích hợp, sẽ có một cuộc phỏng vấn và tôi sẽ chú ý vào những điểm mà ứng viên nhấn mạnh trong hồ sơ. Tôi rất ấn tượng với những ứng viên tự tin, vì ở họ tôi có thể thấy rằng, họ có thể chịu trách nhiệm với công việc được nêu trong hồ sơ. Trái ngược với điều trên thì những người thiếu tự tin và lúng túng khiến tôi đánh giá thấp họ.

Việt Uy Tín: Chị có xem xét mục tiêu nghề nghiệp của họ không?

Chị Kim Anh: Tất nhiên rồi. Trong phần mục tiêu nghề nghiệp thì tôi chú ý đến 2 điều. Thứ nhất, phải có sự phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp với vị trí ứng tuyển. Người ứng tuyển có thể theo đuổi mục tiêu của họ đến cùng không.

Sau đó, tôi phải xem trong phần hồ sơ của họ, mục tiêu nghề nghiệp có phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của họ hay không. Như trường hợp, một sinh viên mới ra trường không thể đặt chỉ tiêu là trong 1.5 năm sẽ trở thành một người quản lý. Như vậy, tôi nghĩ các bạn có thể không nghĩ mục tiêu nghề nghiệp nhưng nếu ghi thì bạn phải đảm bảo được 2 điều trên.

Việt Uy Tín: Sự cảm nhận dành cho ứng viên có làm ảnh hưởng đến sự phán đoán của chị trong việc tuyển dụng không?

Chi Kim Anh: Theo tôi, với việc tuyển dụng thì bạn không chỉ chọn lọc một cách logic mà bạn cần phải phân tích, phán đoán và cảm nhận xem họ có phù hợp không. Không biết người khác thế nào chứ đa phần dựa vào cảm nhận của mình. Để chắc là cảm nhận của mình đúng thì tôi dành khá nhiều thời gian tìm hiểu. Trong hồ sơ bạn có thể biết là ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp nhưng có thể họ không thích ứng được với văn hóa của công ty hoặc với nơi họ làm việc.

Việt Uy Tín: Như thế nào là một hồ sơ tốt và nó chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong sự thành công của ứng viên?

Chị Kim Anh: Trước khi gặp mặt phỏng vấn thì hồ sơ tìm việc sẽ là sự tiếp cận đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Do đó, theo tôi thì hồ sơ chiếm khoảng 38% và cuộc phỏng vấn chiếm 62% thành công của người tìm việc. Tôi thường chú ý đến những hồ sơ được trình bày rõ ràng, liền mạch, súc tích và đầy đủ. Về độ dài hồ sơ thì khoảng 2 trang là đủ, điều quan trọng là hồ sơ phải thể hiện được rõ ràng và gây ấn tượng với tôi. Để viết một hồ sơ thì cần trình bày được 3 điểm quan trọng: thông tin cá nhân, trình độ học vấn và cuối cùng là kinh nghiệm làm việc. Khi viết bạn phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được thông điệp bạn muốn gửi đến.
VÌ SAO BẠN KHÔNG ĐƯỢC NHÀ TUYỂN DỤNG CHỌN?
Vẫn có cơ hội cho ứng viên hay đổi việc

Việt Uy Tín: Những hồ sơ của người hay đổi việc có được bạn quan tâm không?

Chị Kim Anh: Theo tôi nghĩ thì không có nhà tuyển dụng nào thích ứng viên thường xuyên thay đổi công việc như 1.5 năm mà đổi đến 5 đến 7 lần. Tôi cũng vậy, thời gian chấp nhận được để đổi việc là một năm một lần. Với những dạng ứng viên này thì tôi phải kiểm tra kỹ là họ đổi việc vì chuyển ngành hay chuyển chuyên môn. Đối với ứng viên chuyển chuyên môn, tôi sẽ chú ý đến chuyên môn và kiến thức xem họ có có phù hợp với vị trí ứng tuyển. Còn trường hợp còn lại thì tôi xem xét kỹ họ có kiến thức phù hợp với vị trí ứng tuyển không. Một điều cuối cùng tôi cần nhắc bạn, Thư tìm việc có vai trò quyết định xem nhà tuyển dụng có thể tìm đến bạn hay không, cho nên bạn cần chuẩn bị thật kỹ Thư tìm việc.

Nếu bạn có bất cứ vấn đề hay thắc mắc nào về bài này? Hãy liên hệ với bộ phận giấy phép lao động.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét