Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

CÓ KINH NGHIỆM VẪN THẤT BẠI?

Đã có nhiều nhà quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả, đạt được những thành công nhất định nhưng họ lại thất bại trong điều hành tổ chức. nguyên nhân có thể xuất phát từ những thói quen không tốt của họ. Sau đây là một số nguyên nhân giấy phép lao động đưa ra nhằm giúp bạn khắc phục được những sai lầm.


1.Tâm lý tự tin thái quá

Rất nhiều nhà quản lý chưa nhận ra điểm yếu của mình, lúc nào cũng cho rằng mình chính là tâm điểm của tổ chức. Họ lãnh đạo nhưng không theo sát, muốn ra lệnh là thành công ngay. Có trường hợp những nhà quản lý tự tin đến nỗi cho rằng thành công của tổ chức có được là thành công bằng năng lực của họ chứ không phải sự cố gắng nỗ lực chung của nhân viên. Chính vì thế nhân viên thường thiếu cố gắng vì họ hiểu rằng dù có cố gắng thì người được hưởng lợi lại là sếp.
Có kinh nghiệm vẫn thất bại
Tâm lý tự tin thái quá
2. Áp dụng mãi những kinh nghiệm xưa cũ

Thực tế cho thấy những thành công có được nhờ vào một số cách giải quyết hiệu quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ mãi đưa ra những cách giải quyết xưa cũ thì nhà quản lý sẽ tiếp tục thành công. Những chiêu thức này dần quen thuộc với các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ tìm cách đánh bại các nhà quản lý. Vì vậy các nhà quản lý không chỉ nắm được thời cuộc mà cần tìm tòi đổi mới nhiều hơn để đưa ra những ý tưởng, cách giải quyết mới.

3. Nghĩ mình biết tuốt

Trong thời cuộc hiện nay, thị trường doanh nghiệp luôn có chuyển biến, dù tự tin và có kinh nghiệm phong phú thì cũng không ai có thể cho rằng mình nắm được mọi vấn đề. Cách suy nghĩ biết tuốt này quả thật nguy hiểm nó sẽ làm bạn đắm chìm trong vinh quang ảo, mà không hề hay biết rằng thế giới đang biến động từng ngày, từng giờ. Nếu cứ mãi sống với những ý nghĩ cổ hủ đó thì sớm hay muộn nhà quản lý sẽ bị tụt hậu.
Có kinh nghiệm vẫn thất bại
Luôn cho rằng bản thân biết tuốt
4. Khăng khăng giữ lấy ý kiến của mình

Thực tế, khi các nhà quản lý cứ giữ khư khư ý tưởng của mình, không chấp nhận ý kiến từ mọi người thì đa phần họ sẽ mang cái hại nhiều hơn cái lợi cho công ty. Ý kiến cá nhân không được dung hòa với ý kiến tập thể thì ý kiến sẽ không có giá trị vì nó không đưa ra phương án phù hợp, linh hoạt, năng động với mô hình của tổ chức.

5. Chờ nước đến chân mới nhảy

Một số nhà quản lý cứ đánh giá cao bản thân cho rằng những thách thức đối với họ là đơn giản. Thế là họ giao việc chỉ đạo cho cấp dưới giải quyết. Và việc của họ là ngồi đó đợi cho đến khi có sự việc không hay xảy ra họ mới tham gia vào. Lúc này thì đã trở tay không kịp và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của blog giấy phép lao động cho người nước ngoài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét