Trợ giúp giám đốc trong các việc hàng ngày, phối hợp cùng các phòng ban thực hiện các hoạt động PR và hậu cần cho ban giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ do tổng giám đó giao… đó là nhiệm vụ của các trợ lý. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.
Trợ thủ đắc lực
Sự khác biệt giữa trợ lý và thư ký giám đốc là thư ký không thể làm được các yêu cầu của vị trí trợ lý, trong khi trợ lý thì hoàn toàn có thể.Người trợ lý không chỉ đơn thuần là giúp việc cho giám đốc, xem xét, đánh giá tình hình mà còn đóng góp ý kiến để giúp giám đốc có nhiều chọn lựa hơn. Trong một số trường hợp, trợ lý còn là người trực tiếp giải quyết các vấn đề được giám đốc ủy quyền.
Anh Nguyễn Lâm (trợ lý giám đốc) chia sẻ công việc hàng ngày của mình: phát triển, thực hiện các ý tưởng kinh doanh, đề xuất giải pháp bán hàng, làm việc với các trưởng bộ phận để giải quyết các vấn đề phát sinh, bàn luận với các đơn vị quảng cáo để phát triển các chiến lược đạt hiệu quả cao nhất…
Không có thời gian rảnh rỗi, khi giám đốc nghỉ họ vẫn phải làm việc. Thế nên rất khó khăn để mời được anh Phan Sơn – trợ lý giám đốc điều hành một công ty điện tử của Singapore tại Việt Nam. Anh nói: Trong các công ty lớn các nhà đầu tư nước ngoài mới cần trợ lý, nên phải có trình độ ngoại ngữ tốt, hiểu rõ như tiếng mẹ đẻ.
Trong nghề trợ lý giám đốc, nữ giới chiếm một phần lớn. Họ có những đức tính mà nam giới khó lòng đạt được như khéo léo, cẩn thận, dịu dàng… Đôi khi phái nữ còn là nhân tố giúp làm dịu những cái đầu nóng khi gặp chuyện căng thẳng.
Công việc của một trợ lý giám đốc |
Yếu tố để thành công
Yêu cầu của vị trí này rất cao. Mỗi công ty kinh doanh đều tuyển vị trí trợ lý giám đốc với các yêu cầu: tốt nghiệp chuyên ngành loại giỏi, trên 2 năm kinh nghiệm về các ngành liên quan, tiếng anh lưu loát và am hiểu về tình hình công ty. Bên cạnh đó phải có sự tự tin, năng động, xử lý tình huống nhanh và đặc biệt là khả năng tham mưu.Trợ lý giám đốc |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét