Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

ĐỂ GÂY ÂN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

Khi phỏng vấn bạn có trình bày chi tiết ưu điểm nhưng nói qua loa về khuyết điểm hay không? Bạn có giải quyết được những câu hỏi của nhà tuyển dụng? Bạn có muốn tạo cái nhìn tốt từ nhà tuyển dụng? Khi đi phỏng vấn có phải bạn có nhiều điều mong muốn và không mong muốn? Sau đây blog giấy phép lao động giới thiệu đến các bạn những chia sẻ chân thành từ ông Nguyễn Lâm (Giám đốc nhân sự - công ty Thành Phát Việt Nam) để bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề khi phỏng vấn.

Cách trình bày về ưu điểm, khuyết điểm


Nếu bạn là một người cẩn thận thì khi bạn ứng tuyển vào vị trí công việc kế toán công nợ, sự cẩn thận đó của bạn là một khuyết điểm vì công việc đòi hỏi nhanh nhẹn. Trong trường hợp này hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được là bạn hơi chậm nhưng mà chắc chắn trong công việc. Bạn thấy đó, hãy biến những khuyết điểm của mình thành ưu điểm như trên.
 ĐỂ GÂY ÂN TƯỢNG VỚI NTD
Biết cách trình bày ưu khuyết điểm
Trước khi đi phỏng vấn thì sự chuẩn bị là rất cần thiết. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì? Bạn không cần đoán nhưng hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết trình bày là được.

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi khó hoặc những câu hỏi mà bạn chưa chuẩn bị? Bạn lúng túng, nói lắp, thiếu tự tin… trong trường hợp này không? Để khắc phục thì bạn cần hỏi những người thân quen chỉ cho bạn thấy ưu – khuyết điểm của mình.

Khi nói về ưu điểm của bản thân thì bạn chỉ nên tập trung những ưu điểm trong học tập lẫn kinh nghiệm mà nó có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nhấn mạnh nhưng đừng nói quá lâu và sâu vào nó, vì nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu hỏi đi sâu vào điều đó nhưng bạn không trả lời tốt được. Một điều nữa là khi trình bày ưu điểm thì hãy làm nổi bật nó bằng những thành tích đạt được, tránh nói những câu chung chung.

Khi nói về khuyết điểm, bạn nên thể hiện theo hướng giảm dần chúng, cần nói những cách khắc phục điều đó và kết thúc nó bằng những ưu điểm của bản thân.

Giải pháp cho những câu hỏi khó

Trong cuộc đối đầu với nhà tuyển dụng, bạn hãy thể hiện sự tự tin, tập trung quan sát và lắng nghe cẩn thận. Bạn có thể bỏ qua những điều quan trọng nếu bạn không tập trung. Tìm hiểu về những yêu cầu của nhà tuyển dụng là một lợi thế trước những ứng viên khác.

Trong thực tế hiện nay, có hơn 85% ứng viên không xử lý được những tình huống trên và cuối cùng là thất bại. Mỗi nhà tuyển dụng có cách phỏng vấn khác nhau nhưng mang đến cho sinh viên khó khăn nhất là phỏng vấn áp lực. Nếu bạn chưa biết gì về cách phỏng vấn này thì có thể bạn sẽ bị “stress” cao khi rơi vào tình trạng trên.

Trong kiểu phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn nhiều câu hỏi khó khăn và không thể trả lời được. Khi bị dính những câu hỏi này các bạn thường thiếu tự tin, bối rối thậm chí là nói lắp, cuối cùng thất bại.

Để tổ chức một đợt tuyển dụng nguồn nhân lực mới thì doanh nghiệp, công ty phải tốn rất nhiều chi phí. Do đó họ sử dụng kiểu phỏng vấn áp lực này không phải để làm khó bạn. Trong cuộc phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ xem cách bạn xoay sở, xử lý tình huống thế nào. Nếu bạn đang bị phỏng vấn thế này thì vị trí ứng tuyển này đang rất quan trọng và họ cần những ứng viên có tâm lý, tự tin đối đầu với những thách thức.
 ĐỂ GÂY ÂN TƯỢNG VỚI NTD
 Biết cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn kiểu này được nhà tuyển dụng sử dụng thường khó hoặc đả kích ứng viên… Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào thông tin hồ sơ của bạn để đưa ra những câu hỏi khó nhưng không liên quan đến những câu hỏi nhạy cảm. Cũng có những trường hợp nhà tuyển dụng không biết nên đã đưa ra câu hỏi nhạy cảm. Nếu bạn gặp trường hợp này thì bạn chỉ việc đề nghị họ đưa ra những câu hỏi khác vì câu hỏi này không phù hợp.

”Gieo hạt giống” trong lòng nhà tuyển dụng

Kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng căn cứ vào thông tin liên lạc trong hồ sơ sẽ gửi thư thông báo trúng tuyển hay không. Nếu không được chọn, bạn cũng đừng im lặng và buông xuôi, hãy viết thư cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng vì đã phỏng vấn. Khi viết thư này thì bạn hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn cùng một số điều bạn rút ra được trong cuộc gặp đó. Kết thúc bức thư là việc đưa ra mong muốn được họ lưu ý trong tuyển dụng tiếp theo. Cách này sẽ giúp bạn có ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Ứng viên được trúng tuyển thì chưa chắc là được làm việc chính thức, vì họ có thể bị loại trong quá trình thử việc. Nhà tuyển dụng sẽ cần tuyển dụng người mới để lấp vào những chỗ đó. Nếu bạn đã tạo ấn tượng tốt với họ thì họ sẽ nhớ đến bạn và liên hệ với bạn trước tiên. Vậy nếu bạn luôn cố gắng thì cơ hội luôn đến với bạn, từ đó bạn sẽ nhận được tấm giấy phép lao động từ công ty.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét