Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

ỨNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP-TỪ CHỐI ĐÚNG CÁCH

Sau khoảng thời gian tìm việc, cuối cùng điều bạn mong đợi nhất cũng đến đó chính là nhận được thư mời vào làm việc chính thức. Nhưng khi mọi vui mừng tạm lắng xuống, bạn lại cảm thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình. Đến phút chót, bạn có thể thay đổi quyết định và không muốn nhận công việc này nữa, bạn phải làm sao? Cách gì sẽ giúp bạn từ chối mà không làm buồn lòng nhà tuyển dụng (NTD)? Bài viết cuối cùng trong loạt bài ‘Ứng viên chuyên nghiệp’ lần này sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết ổn thỏa tình huống trên. Bài viết này do nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Bạn không phải là ứng viên duy nhất rơi vào hoàn cảnh ‘từ chối một lời mời làm việc’. Vì vậy, vấn đề cách từ chối như thế nào để NTD không có ấn tượng xấu gì về bạn và sau này họ không thẳng tay ‘loại’ tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên nếu như bạn muốn ứng tuyển tiếp vào công ty đó. Và một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay cho NTD để họ tìm ứng viên khác.

Nhiều NTD than phiền rằng ứng viên hiện nay không biết cách từ chối một cách lịch sự. NTD đã mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên nhưng đến khi gởi thư mời làm việc thì không nhận được phản hồi nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên hệ nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc đỡ hơn là sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo rằng đã tìm được công việc khác. Cũng có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc nhưng cũng chỉ được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép. Những cách ứng xử như trên không khác gì việc tự ghi tên mình vào ‘sổ bìa đen’ của NTD.
giấy phép lao động
Ứng viên từ chối như thế nào là đúng cách
Các chuyên gia tư vấn cho rằng, một khi muốn từ chối một công việc, hãy sớm báo với NTD đồng thời giải thích một cách lịch sự tại sao bạn không nhận việc này. Giữ được mối quan hệ tốt với NTD sẽ giúp ích rất nhiều cho đường tìm công việc của bạn sau này. Hơn nữa, những NTD thường quen biết lẫn nhau vì vậy bạn cần giữ và tránh gây ‘tì vết’ tên tuổi của mình.

Bạn nên từ chối qua thư cho NTD biết bạn rất cảm kích vì họ đã dành cho bạn thời gian và cơ hội việc làm này cho bạn và nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như vậy vào lúc này. Bạn có thể nói công việc này đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác trong khi bạn phải lo cho việc gia đình. Nhưng dù bạn nêu lý do gì thì bạn cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng, lịch sự.

Tốt hơn nữa, nếu bạn có người quen hoặc bạn bè nào phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, thì hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp NTD thoát được thế ‘bị động’ và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.
giấy phép lao động
Cách ứng viên chuyên nghiệp từ chối
Thông qua bài viết cuối cùng này, một lần nữa khẳng định thái độ cũng như cách ứng xử của bạn là yếu tố giúp định hình thành công trong tương lai. Ngay khi bạn từ chối, nhưng với cách trả lời nhẹ nhàng, lịch thiệp thì bạn sẽ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong mắt NTD. Ngược lại, với một thái độ im lặng, mập mờ sẽ khiến bạn có nguy cơ mất đi những cơ hội mới trong một tương lai không xa.

Loạt bài tư vấn ‘Ứng viên chuyên nghiệp’ tạm khép lại tại đây. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ đúc kết được những thông tin hữu ích cho bản thân và áp dụng chúng vào quá trình tìm việc của mình để tên bạn luôn nằm trong ‘bảng vàng’ của NTD!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét