Là một nhân viên chăm chỉ và tận tình trong công việc, bỗng một ngày bạn nhận ra công việc bấy lâu nay không phù hợp với mình. Bạn bắt đầu chán ngẩm khi hằng ngày phải đến công ty mỗi ngày. Bạn muốn thay đổi công việc nhưng ngại bắt đầu với công việc mới từ đầu.
Hiện nay rất nhiều người rơi vào tình trạng chung như thế và đó là điều không ai mong muốn. Đừng nản lòng, ngoài cuộc sống còn rất nhiều cơ hội cho bạn. Bạn hoàn toàn có thể lập cho mình kế hoạch hợp lý, thêm chút kiên nhẫn và quyết định thay đổi thì sự nghiệp của bạn chắc rằng sẽ có trong tay một giấy phép lao động tốt hơn hiện tại.
1. Bắt đầu từ một vị trí thấp hơn.
Bạn có thể chưa có kinh nghiệm trong công việc mới, nên việc đầu tiên bạn nên bắt đầu từ vị trí thấp hơn công việc hiện tại đang có. Nghe có vẻ khó khăn với bạn nhưng đó là nền tảng là cơ hội để bạn phát triển vì bạn có cơ hội làm việc với những đồng nghiệp trẻ tuổi bạn sẽ nổi trội hơn họ về kinh nghiệm và vốn sống. Bao giờ khi thay đổi người ta cũng gặp khó khăn ban đầu, vạn sự khởi đầu nan mà.
2. Chứng minh bạn phù hợp với công việc mới.
Khi được mời phỏng vấn, bạn cần chứng minh được năng lực của mình có thể phù hợp với công việc mới.
Chứng minh được năng lực bản thân |
3. Trình bày thuyết phục về thành tích của bạn
Khả năng trình bày các thành tích của ứng viên đóng vai trò rất quan trọng vì nhà tuyển dụng dành rất ít thời gian cho việc đọc hồ sơ xin việc. Vì thế bạn cần trình bày súc tích, lưu loát những kỹ năng và thành tích nổi bật của bạn. Dạng hồ sơ được viết theo trách nhiệm công việc rất hiệu quả, ấn tượng trong trường hợp này. Bạn cần lưu ý trình bày những kỹ năng nào thật sự phù hợp với công việc, lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Thay đổi nghề để thành công |
Nhà tuyển dụng rất muốn biết lý do bạn chuyển nghề để họ đánh giá xem bạn có phù hợp và toàn tâm toàn ý với công việc hay không. Nếu bạn mong muốn mức lương cao, hãy nói cho họ biết bạn muốn ổn định tài chính, vì điều đó có nghĩa bạn muốn có công việc ổn định, lâu dài. Đừng thành thật đến nỗi nói rằng bạn muốn mức lương cao hơn công ty hiện tại. Hãy nhớ nói rằng bạn mong muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty họ. Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn bạn giúp họ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét