Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

NHỮNG BÀI HỌC TỪ VỊ SẾP KHÔNG GIỐNG AI

Trong công việc không chỉ những vị sếp tốt mới để lại những bài học tốt về cách lãnh đạo, mà chúng ta có thể học được những bài học từ những vị sếp không giống ai. Tất nhiên bạn thấy và học được những điều này để bạn tránh không hành xử phản tác dụng đó. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ!

1. Thích bới lông tìm vết

Một vị sếp khi đưa ra yêu cầu không đặt ra những mục tiêu cụ thể phân công cho công việc. Ông ta chỉ phân công chung chung và giao mọi việc cho nhân viên, việc của ông ta là chỉ ngồi đó và chờ kết quả.

Khi dự án sắp hoàn thành thì ông ta bắt đầu sửa lỗi, tìm mọi cách để chỉ trích nhân viên. Mục đích của ông ta tìm lỗi đơn thuần là oai trước mặt nhân viên để cho họ thấy ông ấy có kỹ thuật và sự quản lý. Nói và tìm lỗi bao giờ cũng dễ hơn so với việc bắt tay vào làm cụ thể.


Những bài học từ vị sếp
Sếp thích bới lông tìm vết
Bài học: Khi bạn phân công việc cho nhân viên hãy đưa ra những yêu cầu cụ thể và truyền đạt đến nhân viên của mình kết quả mà bạn mong muốn họ đạt được. Tìm hiểu và lắng nghe ý kiến từ nhân viên xem họ sẽ tiếp cận công việc như thế nào, những ý tưởng nào mà họ muốn khám phá. Nếu phát hiện có nhân viên nào có kỹ năng chưa tốt hay đang có nguy cơ đi lệch hướng hãy cảnh báo để họ tránh phạm sai lầm.

2. Thích đầu cơ tích trữ

Vị sếp này có đam mê tích trữ thông tin và nắm quyền lực. Học không bao giờ muốn hoặc chia sẻ thông tin từ các buổi họp của ban giám đốc và những thông tin chỉ rò rỉ thông của các mẫu tin nhỏ. Bạn có thể có được vài mẩu bánh nhưng nhưng toàn bộ bánh là của sếp. Chắc hẳn công việc sẽ rất khó giải quyết vì thông tin bị manh mún và bạn không biết đâu mà lần.

Bài học: Nếu là nhà quản lý bạn cần chia sẻ nhiều thông tin về công việc đến nhân viên để họ có thể tiếp thu dễ dàng đồng thời họ sẽ cảm thấy gần gũi với bạn hơn. Mọi người sẽ hài lòng khi nhận dự án từ bạn vì họ biết bắt đầu giải quyết công việc từ đâu. Họ sẽ nhiệt tình đưa ra ra ý kiến, góp phần xây dựng dự án của bạn thành công, động lực và hiệu suất làm việc cũng được nâng cao.

3. Thích la hét quát tháo

Đó là những sếp suốt ngày la mắng nhân viên, xem việc la mắng nhân viên là sở thích của mình. Mọi người sẽ tìm mọi cách để né tránh vị sếp có tính cách khó ưa này. Kể cả vào những ngày đẹp trời, sếp trở nên dịu dàng thì những nhân viên trước đây từng bị la mắng cũng không dám lại gần hay đưa ra ý kiến một cách trung thực. Vì họ sợ rằng sếp lại nổi tính cách lên và la hét vào mặt bạn.
Những bài học từ vị sếp
Một vị sếp luôn quát tháo
Bài học: La hét hay quát vào người khác là việc làm không nên, hoàn toàn phản tác dụng và không có giá trị nào cả. Nếu một ai đó sai phạm lỗi, việc la hét om sòm cũng chẳng giúp họ sửa lỗi được. Hành động đó chỉ làm cho nhân viên bất an và xa lánh sếp của họ. Để có công việc ổn định nhiều nhân viên vẫn cố chấp nhận làm việc và chẳng đưa ra ý kiến nào.

4. Thích thể hiện

Dạng sếp này thích phô trương vị trí và thành tích của mình. Họ luôn thể hiện mình là nhất, không ai có thể sánh bằng họ. Với cách nhìn đời bằng nửa con mắt họ không tôn trọng hay nể một ai. Bạn đừng nghĩ đến việc chứng minh hay chỉ ra cái sai để cải thiện công việc của họ.

Bài học: Tính cách khoe khoang khiến những sếp này thường sa lầy và bị nhân viên chê cười. Đừng bao giờ nghĩ bạn giỏi hơn ai, núi cao còn có núi cao hơn, trong tổ chức luôn có sự cạnh tranh vươn lên. Các nhà lãnh đạo thành công giỏi luôn hiểu rằng sự khiêm tốn là chìa khóa thành công cho việc lãnh đạo, là tấm gương để nhân viên noi theo, tạo nên tổ chức vững mạnh và hiệu quả. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét