Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

CÂN BẰNG CUỘC SỐNG VỚI QUY TẮC PERMA

Ai cũng mong có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Khi hạnh phúc, bạn làm việc hiệu quả hơn, bạn duy trì quan hệ với mọi người xung quanh tốt hơn và bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật tuyệt vời. Quy tắc PERMA chỉ ra rằng bạn cần 5 yếu tố cần thiết để sống cân bằng, tích cực hơn từ đó cảm thấy hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Bài viết được nhóm giấy phép lao động sưu tầm và chia sẻ.

Quy tắc này được Martin Sigman một nhà tâm lý học nổi tiếng công bố trong quyển Flourish của ông – một quyển sách có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành tâm lý học xuất bản năm 2011, PERMA gồm 5 yếu tố sau.
giấy phép lao động
Cân bằng cuộc sống

1. Cảm xúc tích cực (Positive Emotions - P)

Những cảm xúc tích cực có thể kể đến như hạnh phúc, thỏa mãn, bình yên, vui vẻ, tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này luôn mang lại cho bạn một nguồn năng lượng tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống. Vì vậy nếu chưa nếm trải đầy đủ những cảm xúc này mỗi ngày, hãy ngừng lại và hỏi tại sao.

Đầu tiên, về khía cạnh nghề nghiệp. Bạn đã phát huy hết tài năng, thế mạnh của bạn trong công việc. Bạn chỉ hạnh phúc với công việc khi làm đúng việc mà mình phù hợp và yêu thích. Hàng ngày bạn hãy dành chút thời gian để xác định xem điều gì đó hay ai đó mang lại cho bạn niềm vui. Ví dụ bạn là người thích thiên nhiên để cảm nhận sự bình yên. Vậy tại sao không tạo ra một mảng xanh trong bàn làm việc để được hạnh phúc hơn.

2. Sự gắn kết (Engagement - E)

Chỉ khi bạn thực sự gắn kết với việc đang làm, bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Cách tốt nhất để tạo sự gắn kết với công việc là hãy yêu thích công việc đó. Điều bạn cần làm là tìm những khía cạnh trong công việc mà bạn yêu thích như những môi trường làm việc, những người đồng nghiệp thân thiện hay những điều bạn học được từ công việc đó. Nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi - Bạn thích gì ở công việc hiện tại? thì đã đến lúc lên đường tìm cho mình một công việc mới.

3. Những mối quan hệ tích cực (Positive Relationships - P)

Con người là những thực thể xã hội, và những mối quan hệ chính là cốt lõi của thành công. Thông thường, những người có nhiều mối quan hệ tích cực sẽ hạnh phúc hơn những người không có được điều đó.

Những mối quan hệ đồng nghiệp của bạn hiện tại như thế nào? Đó đơn thuần là các mối quan hệ bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp. Phần lớn trong thời gian làm việc tại công ty, các mối quan hệ đồng nghiệp sẽ hỗ trợ rất nhiều giúp bạn cân bằng cuộc sống nơi công sở.

4. Ý nghĩa cuộc sống(Meaning - M)

Ý nghĩa cuộc sống xuất phát từ việc phục vụ các mục đích lớn lao. Mỗi người luôn có những cảm nhận khác nhau về ý nghĩa cuộc sống, nó có thể xuất phát từ mong muốn tốt đẹp cho mọi người hay niềm tin tôn giáo. Bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa cho từng việc trong cuộc sống riêng mình. Đây chính là bí quyết giúp bạn làm tốt công việc của mình hơn. Ngoài ra dành thời gian cho gia đình, tham gia các hoạt động từ thiện, tất cả điều này đều giúp bạn sống một cách ý nghĩa hơn.
giấy phép lao động
Cân bằng cuộc sống để thành công hơn

5. Thành tích (Accomplishment / Achievement

Chúng ta luôn phấn đấu nhằm hoàn thiện bản thân theo một cách nào đó, có thể là một cuộc thi, một kỹ năng hay một mục tiêu thăng tiến công việc. Thành tích chính là mục tiêu mọi người mong muốn đạt được trong cuộc sống. Trả lời một số câu hỏi sau sẽ giúp bạn:
  • Điều gì tạo nên giá trị trong cuộc sống của bạn là gì?
  • Ngay lúc này, mục tiêu nào là quan trọng nhất với bạn?
  • Nếu bạn biết mình chỉ còn sống trong 6 tháng, bạn sẽ làm gì với khoảng thời gian còn lại?
  • Bạn sẽ làm gì nếu trúng 1 triệu đôla tiền mặt?
  • Giả sử bạn biết mình sẽ thành công, điều vĩ đại nhất bạn nghĩ tới là gì?
Tuy nhiên, việc quá thúc ép bản thân đạt được nhiều thành tích sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi áp lực khiến bạn dần mất cân bằng trong cuộc sống. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái này hãy tập trung lại và nhìn vào các yếu tố khác theo quy tắc PERMA.

Qua những chia sẻ trên nhóm giấy phép lao động hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào cân bằng cuộc sống để làm việc hiệu quả và thành công hơn. Xin chào và hẹn gặp lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét