Khi bạn đi tìm việc thì mục tiêu quan trọng nhất là tìm được công việc thích hợp. Nhưng để hoàn thành mục tiêu đó có thể phải xảy ra quá trình kéo dài từ ngày này sang tháng nọ. Bạn muốn có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng thì cần gây ấn tượng và thể hiện sự chuyên nghiệp qua những lần tiếp xúc. Không nên suy nghĩ là nhà tuyển dụng sẽ nói cho bạn những điều cần sửa chữa. Công việc của nhà tuyển dụng là tìm kiếm ứng viên tiềm năng và nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu thì họ sẽ loại bạn ra khỏi danh sách.
Trong bài học về thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn hôm nay, nhóm dịch vụ giấy phép lao động sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ buổi phỏng vấn đầu tiên.
Thái độ chuyên nghiệp khi phỏng vấn |
1. Không quan tâm đến buổi phỏng vấn
Không có điều gì khiến nhà tuyển dụng bực mình hơn việc phải phỏng vấn một ứng viên mà người này không quan tâm và chỉ trả lời qua loa. Cuối cùng ứng viên mới nói là chỉ đến để biết công ty như thế nào để rồi cân nhắc cho chấp nhận làm không. Ví dụ, anh Lâm đã từng phải chờ ứng viên hết cả 25 phút trước khi biết là người này đi lòng vòng trong công ty để tìm hiểu tình hình làm việc của công ty trước khi gặp nhà tuyển dụng. Và thế là ứng viên này bị gạch tên vô thời hạn.2. Sử dụng điện thoại khi phỏng vấn
Ngọc được nhà tuyển dụng đánh giá là ứng viên tốt cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Nhưng đến cuối cùng chiếc ghế trưởng phòng lại được người khác nhận và phải đi tìm việc ở nhiều công ty khác nhau. Lý do nhà tuyển dụng từ chối là do Ngọc thường nhắn tin trong một buổi phỏng vấn.Đừng bao giờ nghe điện thoại trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang chờ để nhận cuộc gọi khẩn cấp và bắt buộc phải nghe điện thoại thì hãy hỏi ý kiến nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu phỏng vấn. Bạn chỉ nên nghe điện thoại khi nhận được sự đồng ý của họ và phải kết thúc cuộc gọi nhanh chóng. Nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp xúc với nhiều ứng viên nên họ không đủ thời gian nếu bạn cứ dài dòng trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong trường hợp khẩn cấp nào thì hãy nên tắt điện thoại trước khi vào phòng phỏng vấn.
3. Nói sai ý
Nhà tuyển dụng rất sợ khi phải hỏi ứng viên là hãy cho biết về bản thân bạn, những câu hỏi này không hỏi không được. Khi nghe câu hỏi này ứng viên nói quá nhiều về tiểu sử bản thân, thói quen và sở thích của mình. Những điều này nhà tuyển dụng không cần biết quá nhiều, còn những điều như là họ cần biết về công việc, những điều bạn thích khi làm việc, những gì động viên bạn làm việc chăm chỉ… thì không được nói đến.Khi phỏng vấn thì không nói quá nhiều về bản thân |
4. Quá khoe khoang về bản thân
Bạn có quyền nói về những thành tích mà mình có được sau nhiều năm làm việc nhưng hãy thể hiện nó một cách khiêm tốn. Bạn nên nói: Tôi không tự nhận là người giỏi nhất, nhưng qua sự cố gắng và nỗ lực của mình tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi xxx. Bạn không nên nói: Sau khi vượt qua mặt 3 ứng viên đăng ký cho ghế trưởng phòng và thắng luôn ứng viên sáng giá cho bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Trưởng phòng kinh doanh tại công ty yyyy đương nhiên trở thành của tôi.Có một số ứng viên chọn cách phóng đại thành tích của mình nhằm làm cho lý lịch của mình sáng giá hơn. Bạn không nên làm điều này, vì nhà tuyển dụng có nhiều cách để xác nhận là thành tích này có chính xác không. Không có gì tốt hơn nếu bạn nói đúng sự thật và khiêm tốn.
Bạn mới ra trường và không biết tìm việc nên bắt đầu từ đâu? Bạn có nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai? Hãy đến gởi những thắc mắc đó đến đội ngũ dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài của công ty Việt Uy Tín để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét