Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

NÊN HAY KHÔNG TRONG NHẢY VIỆC

Trong cuộc sống hiện nay nhảy việc hầu như không còn xa lạ nữa. Nhiều người thường xuyên nhảy việc vì rất nhiều lí do khác nhau: cơ hội làm việc tốt, mức lương hấp dẫn và không còn phù hợp với sếp cũ, chế độ đãi ngộ không còn phù hợp...Với sự phát triển hiện nay thì không còn việc phải gắn bó duy nhất với một việc đến suốt đời ở một công ty. Tuy nhiên khi nhảy việc chúng ta được và mất gì?
Hôm nay nhóm giấy phép lao động xin đưa ra một số ưu thế và bất lợi của nhảy việc, cùng tham khảo nhé!

Ưu thế của người “nhảy việc”

1. Trước nhất được đánh giá là ứng viên có nhiều kinh nghiệm:

Các ứng viên từng trải qua hai ba công việc thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao và có có kinh nghiệm hơn so với các ứng viên chưa đi làm. Vì nhà tuyển dụng cho rằng bạn từng trải qua và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Nếu bạn có thể hãy trình bày những công ty bạn từng làm và phụ trách lĩnh vực nào, lúc này bạn sẽ được chú trọng hơn so với những người còn lại, nhiều cơ hội sẽ đến với bạn.
nhảy việc
Có nhiều sự lựa chọn khi nhảy việc

2. Đạt được thành tích ở nhiều lĩnh vực:

Nếu bạn khéo léo và biết cách trình bày các thành tích của bạn ở công ty cũ, bạn sẽ nhanh chóng thuyết phục được nhà tuyển dụng tin rằng bạn phù hợp cho vị trí họ cần. Vì vậy việc trình bày được những thành tích, đóng góp của bạn cho công ty trước sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân.

3. Được đánh giá là người có tinh thần cầu tiến:

Với những quan điểm tích cực nhà tuyển dụng đánh luôn đánh giá cao những người nhảy việc vì họ có tính cầu tiến. Họ cho rằng bạn không ngần ngại thay đổi, chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để tạo cơ hội phát triển cho bản thân. Điều này sẽ rất cần cho công ty họ, bạn sẽ là việc hết mình giúp công ty họ phát triển.

Bạn nên nhớ:

  • Không nên liệt kê rõ tên những công ty bạn đã từng làm mà nơi đó bạn đạt thành tích không tốt hay không nổi bật
  • Tìm cách chứng minh các kinh nghiệm trước đây để họ tin tưởng và giúp cho việc đang ứng tuyển.

Bất lợi của người nhảy việc
Nhảy việc sẽ giúp bạn đến gần với nhà tuyển dụng, tuy nhiên nếu bạn ghi trong hồ sơ 1 năm nhảy việc 4- 5 lần thì quả là chóng mặt lúc này họ sẽ cho bạn là:
nhảy việc
Thường được xem như đứng núi này trông núi nọ khi nhảy việc

1. Đứng núi này trông núi nọ

Họ sẽ e dè trước những thành tích nhảy việc của bạn. Những người nhảy việc thường bị cho là dễ dàng chấp nhận bất cứ việc gì đồng thời dễ từ bỏ nó khi có một cơ hội nào tốt hơn. Nói tóm lại họ là những người không trung thành, không đáng tin cậy để làm việc lâu dài với công ty.

2. Về chuyên môn, tính cách:

Nhà tuyển dụng liên tục đặt câu hỏi liệu bạn nhảy việc thường xuyên như thế thì bạn có khả năng gì không? Hay nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của bạn khiến công ty không chấp nhận? Hoặc tính cách gì khiến công ty cũ không giữ bạn ở lại?

3. Khó khăn trong việc hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường mới

Hàng loạt các công việc vị trí bạn liệt kê ra có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người khó hòa đồng với đồng nghiệp, môi trường xung quanh. Vì vậy trong hồ sơ của bạn nếu có nhảy việc thì ít nhất ở một công ty bạn có thời gian làm việc 2-3 năm.

Bài viết được chia sẻ bởi giấy phép lao động cho người nước ngoài, xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết sau. 

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

BẠN LÀM THẾ NÀO KHI ĐƯỢC GIỮ LẠI

Khi bạn thông báo với sếp bạn xin nghỉ việc vì đã nhận được công việc mới. Nhưng trong lúc này sếp đề nghị tăng lương hoặc tạo cơ hội cho bạn thăng chức nếu bạn ở lại. Bạn cảm thấy thích vì sếp cũng trân trọng khả năng của bạn.

Nhưng thực tế có phải như bạn nghĩ không? Chưa hẳn là như vậy. Nếu quả thật sếp và công ty hiểu được tầm quan trọng giá trị của bạn, họ khiến bạn phải vất vả để tìm kiếm công việc mới trong suốt thời gian qua. Khi đã quyết định ra đi không có một lí do nào khiến bạn phải nuối tiếc cả. Chính vì không hài lòng với công việc hiện tại, tiền lương chưa thỏa đáng, chẳng có cơ hội cho bạn thăng tiến, các mối quan hệ không tốt giữa các đồng nghiệp. Vì thế lời khuyên của nhóm giấy phép lao động đối với bạn khi được đề nghị ở lại với công ty cũ bạn không nhất thiết phải cân nhắc.

Bạn sẽ thật vui khi được thừa nhận là một phần quan trọng của công ty và thấy được sự quan tâm từ sếp. Nhưng khi bạn quyết định ra đi thì việc chấp nhận lời đề nghị ở lại công ty sẽ có thể đem lại cho bạn những bất lợi
Làm thế nào khi được giữ lại
Bạn được đề nghị ở lại làm việc cho công ty 
Thứ nhất, bạn đã đánh mất niềm tin tưởng của công ty bạn chuẩn bị chào đón bạn. Sếp mới sẽ thất vọng và đánh giá bạn là người không nghiêm túc. Điều này đồng nghĩa bạn đã loại công ty này trong tương lai nếu bạn có ý định thay đổi công việc mới, thật đáng tiếc nếu bạn từ chối một công ty tiềm năng.

Thứ hai, niềm tin nơi công ty bạn đang làm việc đối với bạn càng giảm sút khi bạn chấp nhận một mức lương cao, chức danh nào đó hay chế độ đãi ngộ khác mà công ty đưa ra đề nghị bạn ở lại. Điều này có thể làm mất đi hình ảnh tốt của bạn trong mắt mọi người. Nếu được đề nghị tăng lương sếp có thể thấy bạn làm việc chỉ vì tiền, nếu được thăng chức liệu đồng nghiệp các nhân viên trong công ty có đồng ý không?

Thứ ba, khi đánh mất niềm tin ở công ty mới bạn có thể không còn được giao nhiều trọng trách nữa vì sếp lo không hết lòng với công việc và một ngày nào đó bạn có điều không hài lòng về công ty thì bạn lại quyết định ra đi.
Làm thế nào khi được giữ lại
Những đề nghị hấp dẫn từ sếp 
Cuối cùng, việc tăng lương hay thăng chức có giải quyết được vấn đề trong lòng bạn không khi bạn đã bỏ ra biết bao nhiêu thời gian để tìm đến một công ty khác mà nơi đó đang chờ đón bạn. Và nếu bạn ra đi vì có những mối quan hệ rạn nứt giữa các đồng nghiệp, khách hàng hay sếp thì việc bạn ở lại là không nên. Bạn cứ tiếp tục làm việc tại nơi không vui vẻ thì rất ảnh hưởng đến tinh thần, giảm khả năng lao động, thậm chí bạn còn làm việc ngày càng tệ hơn. Và trong trường hợp bạn ở lại với điều kiện có một khoản tiền nào đó thì mọi người sẽ nghĩ về bạn như thế nào?

Dựa trên nguyên tắc một khi đã quyết định ra đi, bạn không nên ở lại với công ty cũ. Bạn hãy gửi đến sếp những lời cảm ơn vì đã tin tưởng, trân trọng bạn, nhưng bạn hãy theo đuổi con đường bạn chọn. Cuộc sống đang chờ đón bạn ở những nẻo đường khác, và có thể một ngày nào đó bạn sẽ quay lại với công ty nhưng không phải ngay lúc này.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

NHÂN VIÊN MARKETING GIỎI

Trong số những bạn yêu thích âm nhạc thì không xa lạ với sản phẩm iPod của Apple, nó đã trở thành cơn sốt cách đây vài năm. Bên cạnh công nghệ vượt trội thì iPod là thành quả của cả một chiến lược marketing lớn mang quy mô toàn thế giới. Hướng tới sự năng động, linh hoạt và đúng thị hiếu của giới trẻ mang lại thành công cho Apple. Cũng như các công ty khác trên thế giới Apple thì Marketing luôn đóng vị trí quan trọng đầu trong các hoạt động, là mấu chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản phẩm hay thương hiệu. Nhiều lúc bạn cũng tự hỏi : Marketing là gì? Làm thế nào trở thành nhân viên Marketing giỏi? Hãy cùng giấy phép lao động tham khảo bài viết sau:

nhân viên marketing
Chiến lược và tư duy để làm marketing giỏi
Đơn giản nếu Marketer là người đầu tiên cho thế giới và công chúng biết đến một sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường. Nhưng để tạo được ấn tượng và sự tin tưởng lâu dài, tiếng vang cho công ty đó là việc không đơn giản. Chiến dịch Marketing thành công khi đánh đúng vào tâm lí của khách hàng.

Marketing đòi hỏi bạn có tư duy và sự sáng tạo trong các chiến lược để đưa sản phẩm đi đúng hướng, phát triển lâu dài và xây dựng được vị thế thương hiệu trong người tiêu dùng. Nghề Marketing thú vị nhưng đầy thách thức, phải tìm ra phương án ngắn nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất nếu có thể để đến gần hơn với người tiêu dùng, kích thích được nhu cầu của họ trong sản phẩm, dịch vụ. Nhân viên Marketing thành công khi tạo được danh tiếng thương hiệu sản phẩm trong lòng khách hàng.

nhân viên marketing
Nghiên cứu phân tích đánh vào tâm lý khách hàng
Ngoài ra để làm tốt Marketing thì bạn cần biết và nghiên cứu thị trường, phân tích các số liệu, quảng cáo hấp dẫn đến khách hàng phụ. Bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành này. Nếu nhận thấy khả năng bản thân đủ thử thách với công việc, hội tụ được các yếu tố và niềm đam mê cho Marketing thì bạn là một ứng viên nổi bật đó. Thành công của bạn phụ thuộc vào tính năng động làm chủ được khả năng và sẵn sàng học hỏi để thăng tiến.

Hy vọng sau những chia sẻ bạn có thể hiểu được nghề marketing, nhóm giấy phép lao động cho người nước ngoài xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

LÀM THẾ NÀO KHI BẠN BỊ MẤT VIỆC?

Dù bạn bị sa thải hay giảm biên chế thì phản ứng đầu tiên khi bị mất việc là rất sốc, giận dữ. Một số bạn có khuynh hướng nhào đến tranh cãi với sếp và điều đó không làm thay đổi được gì, thậm chí còn làm sếp nóng giận hơn. Hãy bình tĩnh chấp nhận trong im lặng và bạn có thể làm theo một số gợi ý từ giấy phép lao động sau để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

1. Thương lượng số tiền bồi thường.

Mỗi công ty có chính sách khác nhau, có nơi bồi thường cho bạn hai tuần lương, có nơi bồi thường đến một năm tùy vào bạn bị sa thải hay giảm biên chế. Nếu có thể hãy cố gắng liên lạc với những người đồng nghiệp bị cho nghỉ việc trước đây và hỏi xem công ty trả cho họ bao nhiêu tiền khi nghỉ. Bằng cách này bạn có thể biết mình có được đối xử công bằng hay không.
khi bị mất việc
Thương lượng các vấn đề khi bị mất việc

2. Yêu cầu giấy giới thiệu

Sếp của bạn hay ban lãnh đạo các công ty bạn đã từng làm việc thì họ sẵn sàng chứng cho bạn một tờ lý lịch tốt hay viết thư giới thiệu cho bạn. Hãy tạo cho sếp cảm giác thoải mái, ấn tượng tốt thì không lý do gì sếp lại đánh giá không tốt về bạn chỉ trừ khi bạn đã từng bị buộc tội gì đó. Bạn cũng có thể đề nghị được tự viết giấy giới thiệu rồi cho sếp ký giúp.

3. Ra đi với danh dự

Có thể bạn thấy mình bị đối xử không công bằng và việc bạn bị thôi việc là không đáng. Nhưng hãy ngẩng cao đầu, luôn giữ nụ cười trên môi và nói lời cảm ơn với sếp vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc tại công ty. Sau đó đi ra khỏi cửa không bao giờ quay lại hay nhìn tới nhìn lui.

Sếp bạn sẽ ngưỡng mộ bạn khi thấy bạn đương đầu với tình huống khó khăn này. Và bạn sẽ làm cho sếp nghĩ ông ấy đã đánh mất đi một nhân viên tốt. Biết đâu sau này bạn sẽ gặp và làm việc với ông ấy tại công ty khác. 
làm gì khi bị mất việc
Ra đi trong danh dự

4. Tận hưởng thời gian rảnh rỗi

Trước khi bắt đầu tìm việc mới, hãy để những thời gian này giúp bạn thư giãn và tìm lại năng lượng cho bản thân. Bạn có thể di du lich, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè, người thân. Hãy tận hưởng những điều bạn đang có để tiếp tục đến với công việc mới mà trước giờ bạn chưa có được.

5. Bắt đầu chiến dịch tìm việc

Chuẩn bị hồ sơ và lý lịch hoàn chỉnh cho công cuộc tìm kiếm việc. Ngoài việc gửi lý lịch đến các công ty bạn ứng tuyển, bạn có thể gửi các thông của mình lên các trang web giới thiệu việc làm, các nhà tuyển dụng sẽ tìm đến bạn. Khi được mời phỏng vấn hãy chuẩn bị thật tốt và tránh nhắc đến vấn đề bạn từng bị sa thải. Không phải bạn không thành thật nhưng đừng tự khai hay kể lể tại sao bạn rời bỏ công việc trước. Nếu học có hỏi vấn đề này thì bạn có thể cho họ biết công ty bạn đang giảm biên chế hay bộ phận bạn đang làm việc đã ngừng hoạt động. 

6. Sử dụng thời gian này để trau dồi bản thân

Trong lúc tìm việc bạn có thời gian rảnh rất nhiều vì thế hãy cố gắng dành thời gian này để trao dồi bản thân, làm những điều có ít, tránh các hoạt động vô bổ, mất thời gian như xem tivi, nhậu nhẹt…
khi bị mất việc
Trao dồi khả năng học hỏi thêm kiến thức
Bạn có thể học thêm ngoại ngữ để nâng cao khả năng tìm việc. Hay tham gia các khóa học giao tiếp trước công chúng nhằm nâng cao khả năng diễn thuyết. Tham gia các sự kiện có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp của bạn vì ở đây bạn có thể gặp gỡ với những người am hiểu đến tuyển dụng. Bạn có  thể xin thực tập không lương tại một công ty mà bạn quan tâm. Điều đó có thể là tiền đề giúp bạn trở thành nhân viên chính thức nếu bạn làm tốt.

Để đối mặt với những thử thách bạn cần có một sức khỏe tốt vì thế hãy chú ý đến sức khỏe bằng cách tập thể dục và ăn uống điều độ, không nên ủ rũ, buồn phiền. Điều này giúp đầu óc bạn minh mẫn, tập trung cho vấn đề tìm việc. Hãy thay đổi cách nghĩ cũng như tạo một hình ảnh chuyên nghiệp. Bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn thôi.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÚT LUI TRONG CÔNG VIỆC ÊM ĐỀM

Mặc dù hiện nay việc thay đổi công việc được chấp nhận hơn trước kia thì vấn đề bạn nghỉ việc cũng không khác gì. Một trong những lý do khiến bạn muốn rời bỏ công việc vì phong cách chuyên nghiệp vì bạn quen với sự chuyên nghiệp trong mọi công việc, do đó nghỉ việc bạn cũng muốn thực hiện đúng đắn nhất nếu có thể.

Dưới đây là một số việc mà nhóm giấy phép lao động đưa ra nhằm giúp bạn có thể làm để giữ một hình ảnh tốt cho mình khi quyết định rời khỏi công ty đến với một công việc khác.
rút lui trong công việc
Viết đơn xin nghỉ việc và nộp trực tiếp với sếp
  • Đầu tiên viết một đơn xin nghỉ việc thật ngắn gọn và gửi trực tiếp đến sếp. Người đầu tiên nhận thông tin bạn nghỉ việc phải là sếp chứ không phải từ việc nhốn nháo của đồng nghiệp trong công ty.
  • Bạn cần lựa chọn thời điểm thích hợp để xin nghỉ điều này bạn có thể dựa trên nội quy công ty. Hoặc theo quy định thông thường nghỉ trước 2 tuần nếu lương của bạn trả theo giờ, xin nghỉ trước 1 tháng trong trường hợp lương được trả theo tháng.
  • Trong khả năng của mình bạn hãy hoàn tất tất cả công việc của bạn đã được giao trong dự án. Và nếu không hoàn tất thì hãy liệt kê những công việc bạn chưa thực hiện xong để người khác dễ dàng thay bạn làm những việc dang dở.
  • Liệt kê những người mà bạn thường liên hệ công tác thông báo đến họ bạn sắp nghỉ việc và ghi rõ ngày cuối cùng bạn ở công ty. Đề nghị với họ những người có thể thay thế bạn.
  • Đề nghị công ty tìm người thay thế bạn để bạn hướng dẫn việc cho họ và cập nhật danh sách mô tả chi tiết công việc nếu cần thiết.
  • Xem lại nội quy công ty dành cho nhân viên và kiểm tra lại có cần bổ sung vào hồ sơ giấy tờ nào hay không
Một số lưu ý bạn nên tránh
  • Nghỉ việc ngay lập tức và không có thông báo trước.
  • Kể tội sếp hay nói xấu, chê bai đồng nghiệp có thể điều này làm cho bạn dễ chịu nhưng bạn không nên làm như vậy.
  • Bạn huênh hoang và tự hào về công việc sắp tới, hết lời ca ngợi công ty mới.
  • Lấy đi bất cứ tài liệu,tài sản hay phá hỏng cơ sở dữ liệu gì của công ty.
rút lui trong công việc
Trao đổi một số vấn đề trước khi nghỉ việc
Nếu muốn trao đổi vấn đề mang tính chất xây dựng thì bạn hãy liên hệ với trưởng phòng nhân sự hoặc gặp sếp để trò chuyện. Đây được xem là thời điểm thích hợp để trao đổi lý do vì sao bạn quyết định rời công ty.
Nếu công ty mới đưa ra chế độ lương khá hơn cho cùng một công việc như công ty hiện tại thì bạn có thể trao đổi với trưởng phòng nhân sự. Thông tin này sẽ hữu ích cho công ty của họ.

Nghỉ việc đúng mực luôn, mang lại kết quả tốt, để lại ấn tượng với công ty. Khi rời công việc với phong cách chuyên nghiệp thì hình ảnh của bạn như một người chiến thắng và nếu bạn có quay trở lại với công ty thì chắc rằng họ sẽ tạo cơ hội cho bạn.


Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

Em mới tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang tại trường đại học Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh, loại khá. Thời gian qua em đang cố gắng tìm kiếm công việc đúng chuyên ngành nhưng vẫn chưa có kết quả nào khả quan. Về mặt kỹ năng trong nghề thì em có khả năng cắt và tạo mẫu thời trang đang thịnh hành, bên cạnh đó em còn sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong ngành như photoshop, corel. Xin hỏi lý do gì mà thời gian qua em đã tìm kiếm nhưng vẫn chưa được công việc như ý, cơ hội việc làm cho ngành này ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều không và em những việc phải làm để thuyết phục nhà tuyển dụng. Em xin cảm ơn.

Chào bạn,
Nhóm thấy bạn có thắc mắc trên trang Tuổi Trẻ, với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nên nhóm giấy phép lao động xin chia sẻ cho bạn cũng như tất cả các bạn sinh viên đang theo đuổi ngành học này một số thông tin sau:

1. Nhu cầu công việc

Theo thống kê của các chuyên gia trong lĩnh vực thì thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa có tiềm năng phát triển ngành thiết kế thời trang nói riêng và cơ hội việc làm nói chung. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm cho những doanh nghiệp chuyên sản xuất về may mặc, hoặc làm stylist, design cho các công ty thiết kế thời trang…
Mỗi người đều có nhu cầu về việc làm
Nhu cầu công việc

2. Yêu cầu cho một chuyên viên thiết kế thời trang

- Yêu vẻ đẹp của con người
- Có khả năng vẽ tay tốt, tạo hình, thẩm mỹ cao và tư duy sáng tạo tốt.
- Tư duy thiết kế tốt và thực tế.
- Khéo tay, tính kiên trì và bền bỉ, tinh thần cầu tiến.
- Có khả năng làm việc độc lập.
- Chủ động, có khả năng chịu áp lực cao và tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Ngoại ngữ giỏi là một lợi thế, yêu nghề và vốn văn hóa sâu rộng.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như: Photoshop, auto cad, corel draw, illustrator và diễn họa 3D.

Ngoài những yếu tố trên thì một chuyên viên thiết kế cần hội tụ đủ 3 yếu tố then chốt: Kỹ thuật cắt may, năng khiếu thẩm mỹ và công nghệ chế tạo các vật liệu.

Về cơ bản, thì bạn có một kiến thức nền tảng khá tốt. Nếu bạn muốn phát triển và gắn bó lâu dài với ngành thì bạn cần tích lũy thêm kiến thức qua sách, báo, tạp chí để nâng cao khả năng lẫn kiến thức chuyên môn. Bạn nên làm giàu kiến thức thực tế của mình bằng cách tự tay thiết kế các sản phẩm, học cách phân loại chất liệu vải, tham gia vào các chương trình về thời trang để học hỏi thêm kinh nghiệm. Rèn luyện ngoại ngữ và kỹ năng mềm cần thiết.
Những yêu cầu của nghành thiết kế
Thiết kế thời gian

3. Tiếp cận nhà tuyển dụng

Đầu tiên bạn nên tạo cho mình một CV xin việc thật ấn tượng, với một sinh viên ngành thiết kế thời trang chúng tôi tin rằng bạn sẽ biết cách tạo một CV hợp lý về bố cục lẫn nội dung. Sau đó, đăng tải trên các website tuyển dụng trực tuyến, hoặc nhờ các mối quan hệ xung quanh để liên lạc, tìm hiểu nhu cầu và nộp trực tiếp vào các công ty chuyên về thiết kế thời trang.

Lời khuyên, với niềm đam mê và khả năng bản thân,. nhóm giấy phép lao động khuyên bạn nên kiên trì vì thời gian đầu có thể rất khó khăn, với những chia sẻ trên bạn bồi dưỡng thêm những gì còn thiếu sót cho một chuyên viên thiết kế thời trang, từ đó cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ sớm đến với bạn. Chúc bạn thành công.

SAU BUỔI PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN NÊN LÀM GÌ?

Chào các chuyên gia em tên là Nga, gần đây em có 2 buổi phỏng vấn tại 2 Công ty mà em rất mong muốn làm việc. Trong buổi phỏng vấn em trả lời khá suôn sẻ các câu hỏi, kết thúc buổi phỏng vấn và nhận lời hẹn phản hồi sau từ nhà tuyển dụng, đã 2 tuần trôi qua em vẫn giữ liên lạc thường xuyên thông qua mail và nói về mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty, nhưng vẫn không nhận được hồi âm nào. Vậy theo các chuyên gia thì việc gửi mail của em có sai không? Và em còn thiếu sót gì hay cần làm gì để rút kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn sau. Em xin cảm ơn.

Chào Nga,

Đầu tiên, nhóm giấy phép lao động của công ty Việt Uy Tín gửi đến bạn lời chúc sức khỏe. Với câu hỏi của bạn nhóm đưa ra một số chia sẻ và lời khuyên như sau.

Thêm cơ hội được trúng tuyển sau buổi phỏng vấn:

Lời cảm ơn không bao giờ là thừa. Vì vậy, bạn hãy tận dụng nó thật tốt, sau buổi phỏng vấn bạn nên gửi một lá thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng, kèm vào đó bạn hãy trình bày thêm một số thông tin đã quên hoặc thiếu sót cho những câu trả lời mà bạn cảm thấy chưa thuyết phục trong buổi phỏng vấn vừa qua, bạn cũng có thể nhắc lại những điểm mạnh của mình trong thư.
ỨNG VIÊN NÊN LÀM GÌ SAU BUỔI PHỎNG VẤN?
Tăng cơ hội việc làm với thư cảm ơn
  • Thời điểm tốt nhất để gửi thư là trong 24h sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, như vậy nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ quên những gì bạn đã thể hiện trước đó.
  • Thông thường, các công ty chưa thật sự cần bổ sung gấp nhân sự thì mất khoảng từ 10 đến 20 ngày để đưa ra quyết định chọn ứng viên nào. Vì thế, trong khoảng thời gian này bạn đừng quá lo lắng và nôn nóng tìm cách dò hỏi tin tức từ nhà tuyển dụng, như vậy sẽ không có kết quả gì mà làm bạn càng lo lắng và mệt mỏi thêm. Nếu qua thời gian chờ đợi mà vẫn chưa có hồi âm thì bạn có thể chủ động gọi điện thoại hoặc gửi mail đến công ty mà hỏi kết quả.
Có thể do một số trục trặc kỹ thuật về đường truyền nên mail kết quả từ nhà tuyển dụng chưa đến với bạn, nhưng dù kết quả như thế nào thì bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý và đón nhận, rút kinh nghiệm cho những đợt phỏng vấn sau.

Hãy kiên nhẫn chờ đợi và áp dụng cách trên, kết quả sẽ rất hiệu quả. Chúc bạn thành công trong tìm việc, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến tuyển dụng của nhóm giấy phép lao động bạn nhé.

CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGÀNH ĐIỆN TỬ TIN HỌC

Em là sinh viên năm cuối ngành Điện tử tin học, tại trường đại học kỹ thuật miền Trung. Theo em thấy thì kiến thức mà em được học trên giảng đường chỉ là kiến thức căn bản, không biết áp dụng như thế nào và nó hầu như không có ý nghĩa gì vào thực tế gì cả? Trong thời gian gần đây, để chuẩn bị cho công việc em có tìm hiểu trên một số trang web tuyển dụng, thì các website có rất ít công việc liên quan đến ngành học của em. Do vậy, em rất hoang mang không biết sau khi tốt nghiệp thì cơ hội việc làm cho ngành em có dễ tìm không? Em cũng tìm hiểu một số công việc khác mà em nhận thấy mình có thể làm được nhưng không đủ điều kiện mà nhà tuyển dụng đưa ra, cho em hỏi em có nên ứng tuyển vào những vị trí như vậy không? Xin các chuyên gia tư vấn và cho em lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, nhóm giấy phép lao động cùng các chuyên gia tư vấn xin chia sẻ cho bạn một số thông tin liên quan đến ngành và định hướng nghề nghiệp cho bạn như sau:

1. Kiến thức tích lũy

Đúng như bạn nhận định rằng kiến thức trên giảng đường chỉ là kiến thức căn bản. Dĩ nhiên, đó là kiến thức nền tảng giúp bạn có cơ hội tìm việc làm tốt hơn, với một kỹ sư tin học mà không có kiến thức cơ bản thì rất khó khăn cho ai muốn tuyển dụng bạn. Bởi vì thế, theo bạn nhận định nó không có ý nghĩa với thực tế thì thật sự sai lầm, bởi nếu muốn làm một kỹ sư điện tử tin học thì trước tiên bạn phải có kiến thức nền, sau khi tốt nghiệp bạn chứng minh khả năng mình với tấm bằng tốt kèm theo các kỹ năng mềm cho nhà tuyển dụng. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ đào tạo và hướng dẫn bạn áp dụng lý thuyết thực tiễn vào công việc cho bạn.
kiến thức cơ bản
Kiến thức tích luỹ

2. Cơ hội nghề nghiệp

Với ngành điện tử tin học bạn có thể làm việc theo hai hướng điện tử và tin học. Vì được đào tạo các kiến thức liên quan đến vi xử lý, thiết kế hướng đối tượng, ngôn ngữ lập trình… nên công việc cụ thể mà bạn có thể đảm nhận: Kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư điện điện tử, kỹ sư tự động hóa, kỹ thuật viên… tại các công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cơ sở kinh doanh về quy hoạch mạng lưới điện, khu công nghiệp cao… nếu bạn yêu thích kinh doanh có thể trở thành nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực điện tử tin học.

3. Ba yếu tố then chốt giúp bạn tìm việc như mong muốn

- Nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức căn bản, để từ đó tập trung trau dồi và cố gắng học tập thật tốt mới có thể chinh phục nhà tuyển dụng về thành tích học tập, khả năng tiếp thu công nghệ và yêu công nghệ thông tin. Chủ động cập nhật tin tức công nghệ từ thầy cô, các trang diễn đàn, chương trình hội thảo liên quan…

- Luôn tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng từ nhà tuyển dụng để từ đó đánh giá nhận xét bản thân xem còn thiếu sót những gì và lập kế hoạch bổ sung. Kèm theo một số kỹ năng mềm như tiếng anh là không thể thiếu, thuyết trình, làm việc độc lập cũng như hội nhóm, thái độ làm việc nghiêm túc, chịu áp lực cao, giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn
Tìm việc mông muốn
- Nếu muốn phát triển cơ hội nghề nghiệp thì bạn nên đến các trung tâm phát triển về công nghệ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… thì cơ hội việc làm rất tiềm năng và phong phú.

Nếu bạn muốn dự tuyển vào các công việc khác nhưng lại không đáp ứng đủ các điều kiện nhà tuyển dụng yêu cầu. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển nếu bạn thật sự yêu thích công việc đó và muốn theo đuổi nó thì bạn hãy trình bày những lợi thế của bạn, bạn làm được những gì. Còn vấn đề bằng cấp bạn hãy khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn chấp nhận tham gia vào các khóa học ngắn hạn liên quan, nếu công ty nhận bạn.

Với những chia sẻ vừa rồi, nếu có thắc mắc bạn hãy để lại bình luận bên dưới. Nhóm giấy phép lao động luôn mong muốn đáp ứng yêu cầu và cùng bạn phát triển. Chúc bạn thành công!

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH NGƯỜI BÁN HÀNG GIỎI

Chào chuyên gia, em năm nay 23 tuổi. Em tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, do đam mê kinh doanh nên em đã xin vào làm việc cho công ty Sell Web. Trong công ty em là một seller nhỏ nhất, một số anh chị rất nhiệt tình chỉ bảo em nhưng bên cạnh đó cũng có một số người xem thường mặc dù doanh thu trong tháng của em không đến nổi tệ. Bây giờ em phải làm thế nào để trở thành một người bán hàng thành công nhất, xin các chuyên gia tư vấn giúp em. Xin cảm ơn ạ!

Chào bạn,
Qua trình bày của bạn, tôi thấy bạn là người bán hàng tài năng. Rất can đảm khi xác định và lựa chọn, đi theo nghề nghiệp mà mình đam mê, quan trọng hơn hết bạn đã lập ra mục tiêu cho tương lai là trở thành người bán hàng thành công nhất. Nhóm giấy phép lao động xin chia sẻ cũng như tư vấn giúp bạn để trở thành người bán hàng giỏi.

1. Đánh giá lợi thế bản thân

Bạn là nhân viên trẻ tuổi nhất công ty, trong bán hàng bạn vẫn luôn đạt được doanh số, đây là điều đáng tự hào ở bạn. Bạn bày tỏ rằng đồng nghiệp xem thường bạn, chúng tôi không biết thật hư như thế nào? Nhưng theo chúng tôi thì tuổi trẻ là một ưu thế lớn, bởi bạn không có nhiều hoài bão, ước mơ nhiều hơn, bạn có sức khỏe, không vướng bận gia đình và có thời gian nhiều hơn cho công việc. Rõ ràng không phải ai cũng có lợi thế như bạn. Vì thế, bạn nên tự tin vào điều này, luôn cố gắng để thành công. Sống chan hòa với mọi người bạn sẽ được điều mình mong muốn.
Ưu điểm của bản thân
Tự đánh giá bản thân

2. Làm thế nào để trở thành người bán hàng thành công nhất?

Theo bạn nghĩ thì thành công nhất là như thế nào? Mỗi người có một định nghĩa thành công khác nhau. Hãy xác định câu trả lời cho chính mình, sau đây là những chia sẻ chung nhất bạn hãy đọc và phân tích thêm để tìm hướng phát triển cho bản thân.

Bạn nên bắt đầu học hỏi từ những đàn anh/chị trong chính công ty của bạn để rút ra kinh nghiệm bán hàng như thế nào là tốt nhất. Sau đó bạn nên tham gia một khóa học về bán hàng ngắn hạn, tìm kiếm thông tin trên báo, sách vở hoặc trên mạng những nhà bán hàng giỏi trong và ngoài nước, đó là kinh nghiệm thực tiễn nhất mà họ đã đúc kết được trong quá trình làm việc. Sẽ có những thất bại ai cũng phải gặp, vì thế bạn nên lạc quan và phân tích rút ra kinh nghiệm từ đó.
Bí quyết bán hàng
Người bán hàng thành công
Thái độ là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công cho một người bán hàng giỏi, bạn nên tiết chế cảm xúc, rèn luyện thái độ làm việc tích cực, phù hợp và chuyên nghiệp.
Bạn đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình, thì hãy cố gắng và rèn luyện thái độ tích cực với khách hàng, đồng nghiệp. Chúng tôi chắc chắn rằng trong tương lai không xa bạn sẽ nhanh chóng đạt được thành công, với những chia sẻ trên của nhóm giấy phép lao động nếu có thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn nhanh nhất.

CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGHỀ LUẬT SƯ

Chào chuyên gia, em tên là Hoàng Vũ Minh. Hiện tại, em mới tốt nghiệp ngành Luật trường đại học Luật Hà Nội, loại trung bình – khá, được một năm. Em đang tìm việc, nhưng rất khó tìm dù đã nộp đơn khá nhiều nơi nhưng chưa được gọi phỏng vấn. Hiện em rất muốn đi làm để phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống, bạn bè cùng tốt nghiệp với em cũng đã đi làm nhưng lương cũng rất thấp từ 2 đến 2,5 triệu/tháng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng tháng nào là tiền phòng, ăn ở, đi lại… Chỉ mong mức lương từ 3 đến 4 triệu/tháng, mong chuyên gia tư vấn giúp em, với tấm bằng cử nhân luật em phải xin việc ở đâu và cần chuẩn bị những gì để được nhà tuyển dụng chú ý? Xin cảm ơn!

Chào bạn,
Do bạn trình bày chưa rõ bạn đã học chuyên ngành gì của Luật, nên nhóm giấy phép lao động khó có thể tư vấn chính xác giúp bạn. Có thể những thông tin sau đây nhóm chia sẻ hy vọng sẽ giúp được bạn trong việc tìm việc sắp tới.

1. Luật dân sự

Nếu bạn học ngành luật dân sự thì sau khi tốt nghiệp có thể làm ở các công ty tư vấn pháp luật, viện kiểm sát nhân dân, tòa dân sự, sở tư pháp, các trung tâm tư vấn luật hôn nhân, gia đình, cơ quan công an, đơn vị kinh doanh bất động sản và bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
Luật hành chính
Luật dân sự 

2. Luật hành chính

Nếu học chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm chuyên viên ở các cấp ủy ban nhân dân phường, xã, huyện, hoặc cấp tỉnh, công ty có bộ phận pháp luật.

3. Luật thương mại

Nếu bạn theo ngành này thì sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm tư vấn cho lãnh đạo những lối đi, cách làm và thủ thuật đối với các hoạt động kinh doanh để vừa tuân thủ được luật pháp, vừa có thể bảo vệ doanh nghiệp trước những “bẫy thương mại” của đối thủ.

Còn rất nhiều chuyên ngành luật khác nữa, nhu cầu cho ngành luật cũng rất nhiều. Cơ hội việc làm không chỉ gói gọn ở các tòa án, sở tư pháp, cơ quan nhà nước, viện kiểm soát… mà còn phát triển ở một số công ty, doanh nghiệp tư nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh, đầu tư… Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đều chú trọng đến luật pháp.
Mức lương mong muốn
Luật thương mại
Về vấn đề lương, nhà tuyển dụng sẽ trả mức lương xứng đáng với năng lực của bạn. Do vậy, để có thể được mức lương xứng đáng ngoài kiến thức cơ bản trên giảng đường bạn cần bổ sung một số kiến thức liên quan, cập nhật thông tin luật thường xuyên khi có thay đổi, bổ sung kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, thuyết trình, tin học phù hợp, ngoại ngữ. Một số kỹ năng khác nữa như: phân tích chính sách, phát hiện, xử lý vấn đề nảy sinh, thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực, chịu khó học hỏi, kiên nhẫn…

Để có được mức lương như mong muốn, bạn cần phải học hỏi nhiều hơn những kinh nghiệm sách vở. Với một sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm thực tế là yếu tố quan trọng nhất, nên giai đoạn đầu có thể bạn sẽ nhận được mức lương chưa như mong muốn, nhưng hãy kiên nhẫn, chịu khó học hỏi, chăm chỉ cơ hội sẽ nhanh chóng đến với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm việc làm trên tất cả các phương tiện, bạn bè, người thân và chấp nhận mức lương thấp một xíu, công việc tương đối phù hợp.

Một điều vô cùng quan trọng đó là hồ sơ ấn tượng gửi đến nhà tuyển dụng. Tuy bạn không có kinh nghiệm nhưng bạn có nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ, hãy trình bày điều đó đến nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ và một lá thư xin việc thật hoàn chỉnh. Bạn có thể tham khảo cách viết hồ sơ ấn tượng của nhóm giấy phép lao động, chúc bạn thành công.!

CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Xin chào,
Tôi năm nay 23 tuổi, tốt nghiệp ngành quản lý đất đai và hiện đang làm việc cho một phòng Tài nguyên ở tỉnh Lâm đồng, với mức lương hàng tháng 2 triệu/tháng, không đủ cho tôi trang trải cuộc sống. mong chương trình tư vấn giúp tôi ngoài công việc hiện tại tôi có thể tìm công việc nào liên quan đến tấm bằng kỹ sư quản lý đất đai và tôi phải nộp hồ sơ ở đâu thì có kết quả nhiều nhất? Mức lương tôi mong muốn là trên 7 triệu. Xin cảm ơn chương trình!


Chào bạn,
Qua những chia sẻ của bạn nhóm giấy phép lao động của công ty dịch thuật Việt Uy Tín tư vấn cho bạn một số thông tin cũng như lời khuyên như sau:

1. Kiến thức có được từ ngành quản lý đất đai

Khi học ngành quản lý đất đai bạn được trang bị những kiến thức nền tảng liên quan đến quản lý nhà nước về tài nguyên đất, phân hạng đất, đánh giá, lập bản đồ, nghiên cứu đưa ra giải pháp kinh tế kỹ thuật, giải quyết tranh chấp, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, đền bù đất nông thôn và thành thị.
Kinh nghiệm từ việc quản lý
Kinh nghiệm quản lý

2. Cơ hội làm việc

Với ngành này, hiện tại nhu cầu tuyển dụng cũng khá cao. Bạn có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, phòng tài nguyên môi trường, sở tài nguyên môi trường, các trung tâm kỹ thuật địa chính, trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, trung tâm lưu trữ, trung tâm nghiên cứu đất, ban quản lý đô thị hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại trường có ngành đào tạo liên quan… Ngoài ra bạn có thể làm ở các công ty kinh doanh bất động sản, công ty môi giới, trung tâm kinh doanh địa ốc, ban quản lý các dự án liên quan đến sử dụng đất.

3. Kỹ năng và tìm việc

Tùy vào tính cách, sở thích của bạn có thể chọn những công việc có đặc trưng phù hợp, để nâng cao khả năng tuyển dụng bạn nên bổ sung một số kiến thức cũng như kỹ năng liên quan: giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt, giải quyết vấn đề nhanh chóng, khả năng làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, tinh thần trách nhiệm cao.
việc làm phù hợp
KInh nghiệm tìm việc làm
Để nâng cao mức lương cũng như gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, bạn cần tìm việc ở những thành phố, địa bàn phát triển mạnh về vấn đề quản lý đất đai và vì thế mức lương cũng sẽ cao hơn, bạn có thể tìm kiếm việc làm trên các kênh tuyển dụng như: website tuyển dụng, sách báo, truyền thông, người quen… Đọc kỹ mô tả công việc để trình bày hồ sơ xin việc hoàn chỉnh và ấn tượng.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm phù hợp. Chúc bạn thành công, bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan đến trình bày hồ sơ ấn tượng trên website của nhóm giấy phép lao động.