Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC ẤN TƯỢNG

Trong mỗi lần cần tuyển dụng nhân viên mới thì bộ phận giấy phép lao động của Việt Uy Tín nhận rất nhiều hồ sơ xin việc (resume), sau đây chúng tôi xin tư vấn các điểm cần lưu ý đối với một CV ấn tượng như là: có bao nhiêu mục thông tin? Cách trình bày như thế nào? Trong hồ sơ cần thể hiện những gì?

Muốn có cơ hội nhận được việc làm thì hồ sơ tìm việc (resume) là thứ không thể thiếu được. Có nhiều lúc, chỉ cần Nhà tuyển Dụng (NTD) xem hồ sơ tìm việc của bạn 30 giây thì đã có thể quyết định chấp nhận ứng viên đó vào vòng phỏng vấn. Đến với bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu cho những thông tin về một bộ hồ sơ mẫu, qua đó các bạn có thể đưa ra những thông tin cần thiết và tạo cho riêng mình một bộ hồ sơ gây ấn tượng.

QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC
Quá dễ để có một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng

1. Thông tin cá nhân trong hồ sơ xin việc

Đây là phần quan trọng nhất nhưng nó lại là dễ viết nhất trong bộ hồ sơ. Bạn muốn NTD có thể liên lạc với mình mọi lúc mọi nơi thì không thể thiếu mục này được. Thông tin cá nhân cần có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ email, giới tính.

Khi ghi số điện thoại và địa chỉ email trong hồ sơ xin việc thì bạn cần lưu ý 2 điểm: hãy lưu số điện thoại di động mà bạn thường sử dụng nhất, với địa chỉ email thì bạn nên chọn những tên càng trung tính càng tốt (Lam_Nguyen@gmail.com hoặc Kim.Ngan@yahoo.com) vì NTD thường ưu tiên chọn những ứng viên trưởng thành hơn là những người có email như là trẻ con (Gau_Con@gmail.com hoặc nhoc_na@yahoo.com).

2. Mục tiêu nghề nghiệp.

Các bạn ứng viên thường hay lẩn lộn ở mục này, mục tiêu nghề ngiệp là một mục tiêu mà chúng ta phải theo đuổi và là đích đến trong tương lai dài hạn (3 hoặc 5 năm). Trong phần mục tiêu nghề nghiệp mà các bạn chỉ ghi công việc bạn muốn ứng tuyển thì bạn đang đi sai hướng và NTD sẽ không chọn bạn vì bạn chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng.

3. Kinh nghiệm làm việc

Khi nói đến kinh nghiệm làm việc thì NTD cần bạn nói rõ những gì bạn đã trải qua trong quá trình làm việc đó chứ không phải làm những thông tin bạn làm gì. Nếu viết: “Từ 2006 đến 2008 thì tôi làm nhân viên bán hàng của công ty Thành Phát” thì nhà tuyển dụng sẽ không muốn xem hồ sơ của bạn, do đó sẽ không có một buổi phỏng vấn nào dành cho bạn.

Bạn hãy theo dõi một kinh nghiệm làm việc mẫu, trong đó đã được ghi rõ trách nhiệm của công việc và thành tích bạn đã đạt được:

Tháng 9/2005 – Tháng 11/2007: Nhân viên kinh doanh dự án của công ty Thành Phát
Thành Phát là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử - điện lạnh trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ:

  • Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới quan hệ mới với khách hàng là các doanh nghiệp.
  • Giới thiệu với khách hàng những sản phẩm mới , sau đó tư vấn và thuyết phục họ sử dụng chúng.
  • Chuẩn bị và chịu tránh nhiệm về hồ sơ thầu để giành lấy gói thầu đó.
  • Thỏa mản được khách hàng hiện tại để duy trì doanh thu hiện có.
  • Luôn theo dõi thị trường để có thể đưa ra những kế hoạch kịp thời. • Theo định kỳ lập báo cáo để tổng kết kết quả đạt được và xây dựng mục tiêu tiếp theo.
  • Giúp bộ phận Marketing đưa ra những thông tin xây dựng thương hiệu và gia tăng quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng.

Thành tích:

  • Liên tục vượt chỉ tiêu doanh số trong 9 tháng đầu năm 2007
  • Đoạt giải Best Sales (Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất) trong 5 tháng liên tiếp của năm 2007
  • Có một lượng khách hàng thân thiết lên đến 100
  • Đã dành được giải thưởng cho nhân viên kinh doanh đạt được 300% chỉ tiêu doanh số của năm.
Bạn cần lưu ý là khi ghi thì cần sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian từ mời nhất trở về trước và có quá nhiều công việc để liệt kê thì bạn chỉ nên ưu tiên cũng cấp những kinh nghiệm có liên quan cộng việc bạn muốn ứng tuyển.

Những sinh viên mới ra trường thường là chưa có nhiều kinh nghiệm thì kinh nghiệm và thành thích đạt được rất hạn chế. Do đó trong hồ sơ các bạn hãy ghi những thành tích có được khi học tập và những hoạt động ngoại khóa liên quan đến cộng việc bạn ứng tuyển. Nhưng đừng vì điều này mà vội nản lòng, các bạn đang là người sở hữu những điểm mạnh mà những người dày dạn kinh nghiệm thường không có đó là năng lượng dồi dào, có tinh thần vươn lên, sự tươi mới và cởi mở trong tư duy. Bạn hay thể hiện những điều này trong hô sơ để NTD đánh giá cao về bạn.

4. Kỹ năng

Ở phần này, các bạn thường viết chung chung chứ không ghi rõ ràng. Trong khi NTD cần biết bạn làm được những gì thì bạn chỉ ghi thông tin một cách sơ sài như là: “Tôi biết tin học văn phòng và tiếng Anh”. Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số kỹ năng mẫu bạn cần ghi rõ ràng:
  • Sử dụng tốt Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Power Point…
  • Có thể viết và giao tiếp tiếng Anh tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt.
  • Khả năng hợp tác và phối hợp tốt khi làm việc nhóm.
  • Đam mê tìm kiếm, tìm hiểu, khám phá những sản phẩm điện tử viễn thông & các sản phẩm công nghệ cao.

5. Học vấn

QUÁ DỄ ĐỂ CÓ MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC
Thể hiện học vấn và thành tích trong hồ sơ
Trong phần này, các bạn hãy liệt kê bằng cấp và nơi bạn học tập, từ đó NTD sẽ thấy được kiến thức bạn được học thông qua ngôi trường bạn đã học. Ví dụ: “Cử nhân Công nghệ thông tin, Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM (1999-2003)”.

Hiện này bạn sẽ thấy có rất nhiều những khóa học liên quan đến công việc cũng như những khóa học nâng cao kỹ năng mềm. Nếu bạn tham gia vào những khóa học này và nó phù hợp với công việc ứng tuyển thì hãy ghi vào để NTD thấy bạn đầu tư vào công việc.

Bạn chỉ nên chọn những bằng cấp mới và liên quan với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ xin việc, bỏi vì NTD họ không muốn tốn thời gian để đọc những thông tin không cần thiết dù chúng có ấn tượng đến đâu chăng nữa.

Để viết một hồ sơ tìm việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần đưa ra những phần căn bản, tìm hiểu thông tin về công ty ứng tuyển, đưa ra những thông tin phụ hợp bản thân và bạn sẽ có trong tay một hồ sơ có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể tìm kiếm và tham khảo thêm các hồ sơ mẫu của công ty Việt Uy Tín trên blog giấy phép lao động. Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mình!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét