Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Đừng Chạy Trốn Thành Công

Hai từ “Khởi nghiệp” khá đặt nặng vấn đề thành công, vậy cần chuẩn bị những gì để xác suất thành công cao hơn người khác, hãy tạo ra sự khác biệt của bản thân bằng tìm hiểu những bài học kinh nghiệm.

Cậu bé Ryan Allis mới 11 tuổi cậu đã mang về cho mình một triệu đô la khi khởi nghiệp bằng phần mềm máy tính và cậu thuộc top 10 người thành công trẻ tuổi nhất ở Mỹ, và sau đây là những gì cậu đã đúc kết được qua thành công của bản thân.

1. Thích là làm

Bước vào con đường kinh doanh bạn sẽ gặp phải rất nhiều bất ngờ cản trở bạn, khoan vạch ra những khó khăn làm nhược chí hãy thử làm và vượt qua khó khăn đó.

Đừng chạy trốn thành công

2. Đừng nghĩ ai đó sẽ nâng đỡ bạn.

Nhiều người nghĩ rằng các mối quan hệ làm họ cảm thấy tin tưởng hơn vào sự thành công. Nhưng các mối quan hệ có thật sự bền vững khi bạn gặp thất bại. Đừng dựa dẫm vào người khác.

3. Hoạt động liên tục.

Luôn suy nghĩ làm sao cho công ty duy trì sự hoạt động liên tục và có kết quả là một quá trình khó khăn nhưng phần thưởng đắt giá không bao giờ dễ lấy, các nhà đầu tư sẽ vui vẻ rót vốn vào công ty khi họ nhận ra năng lực của bạn.

4. Khen ngợi cổ vũ tinh thần làm việc cho nhân viên.

Khen ngợi không nhất thiết phải là những phần thưởng vật chất,nên công nhận những đóng góp của nhân viên, thể hiện sự quan tâm một cách chân thành nhất với nhân viên của mình.

5. Gặp trở ngại. ghe gì ? làm gì?

Ngoài những lời động viên thì bạn nên lắng nghe những ý kiến đối lập để khắc phục đúng điểm yếu của mình để bắt đầu với mục tiêu và những thành công mới

6. Dự trù rủi ro.

Khi dang thành công rực rỡ không có nghĩa là rủi ro không gõ cửa doanh nghiệp bạn. Đặt ra chiến lược quản trị rủi ro ngay cả khi công ty đã nắm chắc phần thắng.

7. Đúng người , đúng vị trí.

Nên có một tiêu chí tuyển dụng rõ ràng.

8. Đầu tư vào chiến lược mới.

Chiến lược mới sẽ khiến 1 nhóm đối tượng khách hàng cảm thấy hài lòng?, lấy ý kiến và hoàn thiện chiến lược trước khi đầu tư rộng rãi.

9. Đặt ra mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định

Người lãnh đạo nên đặt các mục tiêu cho từng phòng ban để họ có định hướng làm việc, và đừng quên thời gian cụ thể nhé. Đó là cách các nhân viên của bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn.

10. “Liều” trong kinh doanh

Kinh doanh như một trò chơi, căng não và quyết liệt, Bạn nên “Liều” có cơ sở, đừng liều một cách mù quáng.

Cập bến thành công với 12 bước

11. Kế hoạch dài hạn.

Những công ty lớn là những công ty biết công ty mình 10 năm nữa làm gì và có gì.

12. Đứng trên vị trí vinh quang rồi đừng quên đáp lễ những người sát cánh bên bạn.

Lắng nghe những kinh nghiệm của từng thế hệ đi trước để bước chân không dẫn bạn chạy trốn thành công. Đôi khi bạn nghĩ những kinh nghiệm cũ không còn phù hợp với thế hệ start-up hiện tại, nhưng cuộc sống muôn màu, việc kinh doanh luôn luôn biến động, cho nên những kinh nghiệm không bao giờ cũ đi mà chỉ càng nhiều thêm.

Start-Up Thành Công Từ Vốn Đầu Tư Của Gia Đình Và Bạn Bè

Thu hút nhà đầu tư hỗ trợ cho ý tưởng khởi nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng, để trở thành start-up thành công từ vốn đầu tư của gia đình và bạn bè bạn phải học cách bày tỏ sự khó khăn về vốn với gia đình bạn bè sao cho có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Chỉ khi nào bạn hiểu rằng nếu bạn nỗ lực và thành công, thành quả bạn đạt được sẽ có ý nghĩa cả về mặt tài chính lẫn xã hội, tất nhiên đối với những ai đầu tư cho bạn cũng sẽ có phần lợi nhuận trong đó.

Những vấn đề liên quan đến tiền đều khá nhạy cảm nhưng nếu biết cách tận dụng một số cách diễn đạt khéo léo thì không nên bỏ qua ngồn vốn từ gia đình và bạn bè.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt.

Start-up thành công.
Đừng áp dụng một chào cho tất cả mọi người, hãy tìm hiểu họ thích gì? Lợi ích và tầm quan trọng của họ với bạn ra sao?

1. Tiếp cận bằng tin nhắn

Qua email, messenger, tin nhắn điện thoại,… tránh gửi trùng nhau và bạn phải chắc chắn là họ sẽ đọc được thử của bạn. Bạn nên bày tỏ ngắn gọn về sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, đừng phóng đại mọi thứ lên mà phải dựa trên cơ sở bạn nghiên cứu được. Gửi cho họ một bản hợp đồng hợp tác kinh doanh và đừng quên mở lời kêu gọi chuyển tiếp tin nhắn này đến những người quan tâm hợp tác.

2. Tổ chức một buổi kêu gọi hợp tác.

Với một chút đồ ăn thức uống nhẹ hãy mời tất cả những ai quan tâm đến tham dự. bạn sẽ có cơ hội thuyết trình bày tỏ mong muốn góp vốn với gia đình, bạn bè. Đây là phương pháp hiệu quả mang lại cái nhìn thiện cảm từ các nhà đầu tư mà cũng không làm khó xử đến người khác.

3. Hỏi trực tiếp

Trong đối với một số người đã từng đầu tư vốn làm ăn chắc chắn họ hiểu được vấn đề của bạn bây giờ bạn không cần giải thích quá nhiều đi thẳng vào vấn đề cùng đưa ra thống nhất cuối cùng là hợp lý nhất.

4. Nhà đầu tư cuối cùng chính là bạn

Bạn muốn mọi người đầu tư vốn mặc dù đã vẽ ra viễn cảnh khả thi, minh bạch, rõ ràng và sẽ có khả năng sinh lợi cũng như ít gặp rủi ro nhưng bạn không hề có một khoản vốn. Bạn nên là người trao tất cả trí lực cho công ty của mình cho họ thấy được bạn đã phải bỏ thời gian công sức, năng lực của như thế nào.

Sau khi mở lời với tất cả những người quen biết có khả năng đầu tư cho bạn tiếp theo bạn nên:

1. Cần sự đảm bảo trên giấy tờ đúng luật pháp.

Nếu không rõ về những vấn đề này bạn nên thuê một luật sư. Đảm bảo thỏa thuận đầu tư không mang phiền toái hay tình cảm cá nhân bị ảnh hưởng.

Start-up thành công từ vốn đầu tư của gia đình và bạn bè

2. Coi họ là những nhà đầu tư thật sự và nghiêm túc sử dụng vốn

Cho dù nhà đầu tư của bạn không hiểu kinh doanh là gì thì bạn cũng nên chứng minh một cách dễ hiểu cho họ thấy tiền của họ được sử dụng và sinh lời như nào, tổ chức một buổi giới thiệu sản phẩm, quy trình làm việc trong tương lai, kết quả hoạt động theo từng tháng… làm cách nào đó để tất cả họ nhận ra chính họ cũng có trách nhiệm với công ty của bạn.

Sau khi gom gần đủ số vốn đầu tư của gia đình và bạn bè  bạn có thể đi vay ngân hàng hoặc quỹ đầu tư phát triển ở địa phương, Nên nhớ rằng tiền không thể giải quyết tất cả mọi khó khăn chỉ có gia đình và bạn bè luôn là những người giúp bạn vượt lên khó khăn hãy trân trọng những nhà đầu tư ấy.

Khởi Nghiệp Kinh Doanh Thành Công Chỉ Với 50 Bước

Chọn bước đi đúng ngay từ đầu hay ngồi đợi thất bại để thành công, các bước sau đây sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển bền vững. Khởi nghiệp thành công khá đơn giản chỉ với 50 bước, nhưng nếu không biết các bước này chắc chắn bạn sẽ phải gặp những rắc rối trong quá trình khởi nghiệp đấy.

Khởi nghiệp thành công
  1. Bạn yêu thích và mong muốn gì ở bản thân: là người có lập trường rõ ràng thêm một vài mục tiêu “nho nhỏ”, chắc chắn bạn sẽ liên kết tất cả những mong muốn của mình thành một chuỗi giá trị đáng để trải nghiệm. 
  2. Cách tạo ra sản phẩm của bạn. 
  3. Xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết: giúp bạn bước đầu hình dung được viễn cảnh tương lai của mình. 
  4. Tham khảo trị trường bằng cách khảo sát khách hàng. 
  5. Xác định các công ty đối đầu trong ngành bạn kinh doanh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và các đối thủ trong tương lai. 
  6. Đăng kí thành lập công ty: bước đi quyết định của bạn trở thành một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời. 
  7. Thu hút vốn đầu tư bằng cách giới thiệu sản phẩm của công ty. 
  8. Tạo mục tiêu khởi nghiệp. 
  9. Đặt lợi ích của khách hàng vào sứ mạng tầm nhìn của công ty. 
  10. Cần một người cùng điều hành công ty đáng tin cậy có kinh nghiệm dẫn dắt trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. 
  11. Lập một tài khoản ngân hàng. 
  12. Cần một luật sư cố vấn luật cho công ty: tránh bị công an kinh tế “sờ gáy” doanh nghiệp nên hiểu tường tận luật pháp trong phạm vi kinh doanh của công ty. 
  13. Lập các hợp đồng lao động phù hợp với chính sách nước Việt Nam 
  14. Kí giấy chứng nhận cổ phần 
  15. Lập quỹ đầu tư 
  16. Tạo thẻ ghi nợ 
  17. Xây dựng hệ thống nhận diện đặc trưng: gây ấn tượng bước đầu với khách hàng chính là Logo 
  18. Xây dựng giá trị vô hình với khách hàng: cảm nhận đầu tiên của khách hàng về sản phẩm quyết định sự sống của sản phẩm trên thị trường. 
  19. kế toán quản lý tài sản. 
  20. Thiết kế website bán hàng cho công ty 
  21. Đăng kí tên miền 
  22. Chọn thuê ngoài hay lập nhà xưởng sản xuất, xác định chi phí sao cho phù hợp: tùy vào từng hình thức kinh doanh mà bước này có thể thay đổi. 
  23. Chọn địa điểm đặt văn phòng: đặt chỉ dẫn địa lý rõ ràng cũng là một trong những thành phần cho khởi nghiệp kinh doanh thành công
  24. Các thiết bị văn phòng đáp ứng nhu cầu hoạt động doanh nghiệp. 
  25. Xác định vị trí nhân sự phù hợp. 
  26. Mức lương-thưởng cho nhân viên. 
  27. Chuẩn bị hàng trong kho. 
  28. Xây dựng chính sách về giá, và khuyến mãi, hậu mãi cho các sản phẩm. 
  29. Sản xuất sản phẩm mẫu để chào hàng đến các chi nhánh lẻ. 
  30. Ra mắt sản phẩm. 
  31. Thu thập phản hồi tốt của khách hàng: hình ảnh, video, Comment….. 
  32. Sử dụng tất cả các hình thức PR sản phẩm. 
  33. Chọn ra các loại hình quảng cáo phù hợp tiếp cận được nhiều khách hàng nhất mà vẫn đảm bảo chi phí dự kiến. 
  34. Thu thập và phân tích số liệu của khách hàng đối với từng hình thức quảng cáo 
  35. Tính số vốn cần đầu tư để thu hút khách hàng mới: nguồn vốn bỏ ra sẽ ít hao phí hơn nếu như bước này được tính toán kĩ. 
  36. Hợp đồng chào bán sản phẩm với các kênh phân phối lẻ. 
  37. Xem lại thành quả trong 1 tháng so sánh kết quả với mục tiêu và bản kế hoạch kinh doanh xem bạn có đi đúng hướng hay không? cần bổ sung những gì? Nên tổ chức và đặt ra các mục tiêu mới như nào cho phù hợp với số vốn đầu tư? 
  38. Phát phiếu đánh giá sản phẩm thu thập tất cả phản hồi tích cực và tiêu cực từ khách hàng nhằm đánh giá lại chất lượng sản phẩm. 
  39. Đánh giá, theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng kênh bán hàng: phân tích tình hình từng khu vực. 
  40. Chính sách đãi ngộ chăm sóc nhân viên: giúp họ làm tốt công việc của mình cũng là giúp công ty phát triển. 
  41. Tạo giá trị kết nối giữa nhân viên và ban quản trị 
  42. Xác định các hình thức chăm sóc khách hàng: lập danh sách khách hàng thân thiết vì họ sẽ là những người không bỏ doanh nghiệp mà còn có thể lên tiếng bảo vê doanh nghiệp. 
  43. Chủ động lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn. 
  44. Tìm một trợ lý sắp xếp công việc khoa học. 
  45. Nên tham dự các buổi gặp gỡ doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, xác định tình hình phát triển của công ty sau đó tìm nhà đầu tư tiếp theo. 
  46. Thu hút thêm vốn đầu tư khi đã nắm chắc những hoạt động sinh lợi cho công ty: nhằm khẳng định vị thế trên thị trường đồng thời nâng cao khả năng sản xuất đáp ứng thị trường mục tiêu. 
  47. Trình bày nguyên tắc hợp tác và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc đó.
    Hợp tác kinh doanh thành công
  48. Kí kết hợp tác với nhà đầu tư. 
  49. Sử dụng vốn hợp lý và thực hiện đúng theo nguyên tắc đã đặt ra. 
  50. Nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong 1 năm qua rút ra những bài học cho bản thân.
Thành công luôn mỉm cười với những có sự kiên trì, cố gắng. dám nghĩ dám làm tức là bạn đã thành công một nửa rồi đấy. "Vạn sự khởi đầu nan" hãy tạo cho mình một khởi đầu thuận lời và không bao giờ kết thúc, chỉ với 50 bước có lẽ là chưa đủ nhưng sẽ giúp bạn phần nào hình dung được những gì bạn cần để khởi nghiệp thành công.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Phụ Nữ Làm Giàu Có Khó Không?

Không chỉ có cánh đàn ông có thể làm giàu mà ngày nay có rất nhiều chị em là chủ những  doanh nghiệp lớn. Họ mạnh dạn trên thương trường khiến cánh mày râu phải nể phục. Vậy phụ nữ làm giàu có khó không? Sau đây mình xin chia sẻ về một trường hợp khởi  nghiệp của chị Ngọc, một doanh nhân rất thành công hiện nay.

Khởi nghiệp với lòng đam mê công việc

Sau khi học xong khoa quản lý doanh nghiệp, trường Thương Mại, chị xin làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Trong một lần đi làm từ thiện tại Huế, chị thăm một phụ nữ mới sinh con. Ở đây chị gặp bà Tôn Thị Mơ, vừa là bà đỡ đẻ vừa là người giúp phục hồi sức khỏe và sắc đẹp cho chị này.  Chị Ngọc nhận thấy quan điểm về cách chăm sóc phụ nữ sau sinh ở Huế khác hoàn toàn với ở miền Bắc. Ở Huệ họ tập trung vào chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho người mẹ. Sau sinh, người mẹ thường xuyên được đắp mặt nạ trứng gà với nghệ. Do đó, chỉ trong 1 tháng sau khi sinh, da mặt người mẹ không còn sạm đen, sám xịt mà trắng hồng tự nhiên.
Chân dung chị Ngọc- người phụ nữ đã khởi nghiệp thành công
Chân dung chị Ngọc- người phụ nữ đã khởi nghiệp thành công
Nhớ lại hồi trước khi sinh, chị Ngọc cảm thấy “hoang mang”. Ở Hà Nội sau khi sinh chị phải kiêng một tháng không được tắm. Chị phải ăn thật nhiều để lấy sữa cho con, có lúc cân nặng của chị lên tới 70 kg. Lúc đó chị đã có ý định mở dịch vụ gội đầu khô cho các bà đẻ nhưng ý định đó chưa thực hiện được. Chuyến đi từ thiện ở Huế đã giúp cho ý tưởng về dịch vụ chăm sóc phụ nữ sau sinh trỗi dậy. Thời điểm đó chị tham gia vào tổ chức phi chính phủ có dự án về sức khỏe các bà mẹ và em bé. Tại đây, chị được gặp và tiếp xúc với các bạn nước ngoài, chị được biết thêm về cách chăm sóc phụ nữ sau sinh ở các nước tiên tiến trên thế giới. Sau khi học hỏi được các kinh nghiệm kỹ thuậ chăm sóc phụ nữ sau sinh của nhiều nơi và chị nhận thấy hiện tại ở Việt Nam chưa có dịch vụ này, chị đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch thành lập công ty. 

Mọi thứ chị đã chuẩn bị đầy đủ nhưng còn điều quan trọng chị vẫn còn thiếu đó là một bài thuốc để phù hợp với các bà mẹ Việt Nam. Không sợ khó khăn, chị lại một mình lên các vùng núi Tây Bắc, nơi nổi tiếng với các bài thuốc dân gian. Chị cũng đến các hiệu thuốc nam để tìm cho mình một phương thuốc có công dụng tốt nhất. Hơn nửa năm nghiên cứu tìm tòi, chị cũng quyết định bắt tay vào việc chế tạo thuốc.

Người đầu tiên được sử dụng dịch vụ của chị là một người bạn tại tổ chức phi chính phủ. Chỉ sau gần 1 tháng trị liệu, nước da của chị đã hồng hào, eo thon trở lại. Sau đó chị này đã giới thiệu cho bạn bè, họ hàng đến sử dụng dịch vụ của chị Ngọc. Mỗi lúc khách hàng lại tìm đến một đông hơn. Chị Ngọc quyết định thành lập công ty dịch vụ chăm sóc gia đình Triều Gia vào năm 2009, công ty chị kinh doanh ở Hà Nội. Chị cho biết, vốn khởi nghiệp lúc đầu của mình chỉ vọn vẹn là 20 triệu đồng. Mới đầu, cơ sở vật chất còn rất thô sơ, thuốc đựng trong chai nhựa.  

Cần hiểu tâm lý khách hàng

Với 6 năm trong nghề dịch vụ làm đẹp chăm sóc  sau sinh, chị Ngọc đã tích lũy được nhiều kiến thức và các bài thuốc để phục vụ khách hàng. Sau nhiều năm phát triển, các trung tâm của chị đã có nhiều dịch vụ để khách hàng có thể chọn lựa. “Tiếng lành đồn xa”, sau một thời gian ngắn, quy mô công ty đã được mở rộng với 3 chi nhánh tại Hà Nội, Huế, Thanh Hóa, sắp tới ở Bắc Ninh và Sài Gòn.
Nghề này đòi hỏi bạn phải đặt yếu tố nhân văn lên hàng đầu, làm việc bằng cái tâm và chữ tín. Làm cho các bà mẹ được yêu đời và tự tin hơn sau khi sinh. Do đó việc chọn lựa nhân viên trong công ty của chị chủ yếu là các sinh viên trường y đã ra trường. Vì những bạn này đã được trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe và bản thân họ cũng yêu thích nghề này.
Chị đã mở rất nhiều chi nhánh tại khắc các miền tổ quốc
Chị đã mở rất nhiều chi nhánh tại khắc các miền tổ quốc
Sau này rất nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe khác đã học theo dịch vụ công ty chị, mở ra nhưng đều bị thất bại. Họ lầm tưởng nghề này giống như nghề spa, họ không tìm hiểu kĩ về nghề này do đó dẫn tới thất bại. Họ chỉ nhận có thể thu lợi từ dịch vụ này mà biến thành dịch vụ thẩm mỹ. Rất nhiều những sai lầm dẫn tới các trung tâm khác không được sự tin tưởng của các bà mẹ như dịch vụ của công ty chị.

Các bạn thấy đó, hiện nay việc người phụ nữ có thể tự mình làm giàu là không hề khó khăn. Có rất nhiều con đường có thể dẫn tới thành công. Hiện nay nhiều bạn nữ ở Việt Nam thích lấy chồng là nước ngoài để có cơ hội phát triển hơn, đặc biệt là người Mỹ vì Mỹ là thiên đường dành cho người nhập cư. Đó cũng là một cách hay mà chúng ta có thể áp dụng. Vậy thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ như thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin tại website: http://visadinhcuuytin.com/

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

5 Yếu Tố Cải Thiện Doanh Nghiệp Không Mất Nhân Tài

Thường đa số tất cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và không phát triển đều bị phá sản bên cạnh đó nhân tài đều bỏ ra đi. Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh là nhờ vào đội ngũ nhân sự nhân tài. Hãy xem những yếu tố dưới đây để cải thiện doanh nghiệp mà không mất nhân tài nhé. 

1. Hãy nhận thức: mọi tổ chức đều không khác nhau là mấy!  

Thông thường, mỗi khi CEO muốn lên kế hoạch thay đổi tổ chức, họ nên học hỏi kinh nghiệm ở những công ty có đặc điểm, hoàn cảnh giống với công ty của mình. Có thể bạn có suy nghĩ rằng “mọi tổ chức đều khác nhau”, bởi vậy không thể xảy ra chuyện một mô hình được áp dụng cho tổ chức này lại có thể áp dụng cho tổ chức khác. Chính suy nghĩ đó đã khiến bạn thêm chần chừ và trì hoãn, tự làm mất đi cơ hội biết thêm kinh nghiệm hữu ích. Và rút cục tình hình trong công ty vẫn không thay đổi, thậm chí, theo thời gian có thể còn diễn biến xấu hơn. Hãy dẹp bỏ quan điểm đó để tìm kiếm và học hỏi nhiều hơn nữa!  
Chú ý đến sự phát triển của doanh nghiệp

2. Đừng ép buộc nhân viên phục tùng kế hoạch cải tổ của bạn  

Bạn nên nhớ rằng, một khi bị ép buộc phải tỏ ra phục tùng hoặc chấp hành những thay đổi lớn chẳng hạn như: thói quen, phong cách làm việc… một bộ phận nhân viên sẽ tìm cách chống đối hoặc phá hoại những nỗ lực do lãnh đạo đề ra. Điều đó vẫn có thể xảy ra kể cả khi kế hoạch cải tổ được bạn nêu rõ là không bắt buộc với tất cả các nhân viên. Có một thứ mà CEO không thể quản lý được, đó là ý nghĩ của nhân viên. Vì vậy, bạn hãy tránh ép buộc những phần tử này mà phải tìm cách thu phục họ.  

3. Tìm cách thu phục những nhân vật chống đối  

Một số tổ chức khởi động kế hoạch cải tổ ầm ĩ, phô trương và đồng thời tìm cách loại trừ những người không ủng hộ. Tuy nhiên, chính việc làm đó lại càng tạo ra tâm lý không tốt ở những phần tử thiếu tích cực, cụ thể là họ sẽ càng thêm hiếu chiến và dễ bị kích động theo chiều hướng không tốt. Bởi vậy, bạn đừng nên để cho những nhân viên chống đối cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Hãy lờ đi thái độ cũng như những phản ứng không tốt đẹp của họ. Cứ tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình, và sẵn sàng mở ra một “cánh cửa sau” kín đáo, để những phần tử chống đối khi đổi ý sẽ từ từ đi vào quỹ đạo của bạn.  

4. Tìm kiếm những “hiệp sĩ”  

Tìm người tài giỏi cho doanh nghiệp
Bạn cần đến những “hiệp sĩ” thực thụ, với đủ tài năng, đức độ và sự dũng cảm để đương đầu với mọi khó khăn, luôn đi tiên phong nhằm làm gương cho những người khác noi theo. Họ sẽ giúp bạn thành công trong kế hoạch cải tổ của mình. Bạn không cần thiết phải đặt mục tiêu hay kỳ vọng quá nhiều vào những nhân viên ưu tú nhất của mình. “Hiệp sĩ”, không nhất thiết phải là những người đã khoác lên mình bộ áo giáp sáng chói. Hãy để mọi người tự nguyện giơ cao cánh tay để nhận nhiệm vụ. Những người có tinh thần tự nguyện sẽ là những người dám làm đến cùng công việc mà họ muốn.  

5. Nắm lấy những cơ hội thành công ngay từ ban đầu  

Một khi bạn đã có trong tay những chàng “hiệp sĩ” sẵn sàng giúp bạn thực hiện đến cùng mục tiêu cải thiện mà không mất nhân tài, hãy tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho họ vì sự thành công của cả tổ chức. Đừng tiếc ban thưởng hậu hĩnh hay bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào dành cho những người mang lại thành công bước đầu. Nếu CEO biết cách tung ra những gì mạnh nhất trong thời điểm ban đầu, chắc chắn họ sẽ nhận lại nhiều hơn trong tương lai lâu dài. Bạn nên nhớ, những thành công ban đầu bao giờ cũng có tác động rất tích cực như tạo dựng được lòng tin, tâm lý hứng khởi đối với mọi người trong tổ chức, đặc biệt là trong việc thu phục những phần tử chống đối.  

Kinh Nghiệm Trao Quyền Và Ủy Thác

Để trở thành một nhà quản lý giỏi, để mục tiêu công việc mà bộ phận của bạn có thể hoàn thành bạn không chỉ cần một đội ngũ nhân viên giỏi hay bạn có đầy đủ những kĩ năng cá nhân. Muốn làm được điều đó bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm ủy thác công việc hiệu quả.

Tin tưởng vào nhân viên

Nếu chưa tin tưởng vào nhân viên, nhà lãnh đạo hãy tự hỏi mình nguyên nhân. Phải chăng họ chưa có đủ năng lực? Họ không đủ nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm? Hay bạn chưa cung cấp đủ nguồn lực để họ hoàn thành công việc? Bạn chưa giao công việc rõ ràng cho họ. Sau khi đã trả lời thoả đáng các câu hỏi trên, nhà lãnh đạo có thể kết luận có thể giao việc cho nhân viên đó không.
Hãy tin tưởng vào nhân viên tài giỏi

Cụ thể và rõ ràng

Nên đưa ra những tiêu chuẩn về thời hạn và chất lượng cụ thể. Trao quyền chủ động cho nhân viên và đề xuất cách thức hợp lý để hoàn thành công việc.

Đưa ra chỉ dẫn công việc đầy đủ

Trước hết, cần đảm bảo rằng các nhân viên đã biết và chấp nhận sự uỷ quyền đó. Tiếp theo, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin và cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi để nhân viên đó hoàn thành nhiệm vụ.

Còn có những người khác có khả năng

Nhà quản trị thường có xu hướng cho rằng chỉ có mình họ mới có thể hoàn thành công việc. Đây là tâm lý rất cần được loại bỏ. Có nhiều trường hợp, cách thức của nhân viên lại tỏ ra ưu việt hơn của nhà lãnh đạo.

Hãy "quản lý", đừng"làm"

Nhiều nhà lãnh đạo thường thích tự mình thực hiện công việc. Việc này sẽ dẫn đến sự bao biện, làm thay cho nhân viên, mặt khác, hiệu quả mang lại thường lại không cao. Còn nhân viên lại sinh ra tính thụ động.

Uỷ quyền là một cách dạy kĩ năng

Việc uỷ thác thích hợp sẽ tạo cơ hội cho các nhân viên học hỏi thêm các kĩ năng mới một cách chủ động. Nhưng bạn phải biết cách uỷ quyền và biết cách xử lý các sai sót của nhân viên. Nhân viên thường tỏ ra miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ có nguy cơ bị phạt khi có sai sót. Do đó, họ cần phải được khuyến khích đảm nhận những nhiệm vụ mới.

Giám sát

Quan sát thái độ làm việc nhân viên
Vấn đề nhân viên chủ động thực hiện công việc, nhưng bạn cũng cần phải kiểm soát được tiến trình công việc. Tìm ra và xử lý kịp thời những điểm khúc mắc của nhân viên.

Khen ngợi kịp thời nỗ lực của nhân viên

Mỗi nỗ lực được ghi nhận của nhân viên sẽ là động lực để họ tiếp tục phấn đấu. Việc này có thể thực hiện rất đơn giản, có thể bằng văn bản hoặc cuộc nói chuyện trực tiếp, thậm chí có thể là một mẫu tin nhắn.

Không quản lý tuỳ hứng

Hãy liên tục uỷ quyền và theo sát việc thực hiện. Quản lý tuỳ hứng sẽ làm cho công việc trục trặc, gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và thái độ của nhân viên.

Tránh uỷ quyền ngược

Rất có thể là khi không thực hiện được, nhân viên sẽ trao ngược lại công việc cho ông chủ. Hãy thực hiện uỷ nhiệm hiệu quả hơn, thay vì để nhân viên trao nhiệm vụ lại cho mình, hãy giúp họ giải quyết vấn đề.

Linh hoạt trong uỷ quyền

Phân công công việc mang lại hiệu quả cao
Các nhân viên khác nhau về kĩ năng và mức độ tin cậy, do đó, các công việc thường cần phải được uỷ nhiệm dần dần. Khi một nhân viên trở nên có năng lực và được tin tưởng hơn, mức độ uỷ quyền có thể được nâng cao.

Ủng hộ nhân viên

Uỷ thác rõ ràng. Cung cấp thông tin và các nguồn lực đầy đủ. Trao đổi thường xuyên. Nói rõ những mong đợi của bạn. Cho nhân viên thấy rằng họ sẽ luôn nhận được sự ủng hộ và trao đổi cần thiết.

Đúng người đúng việc

Hãy uỷ quyền cho những nhân viên gần với công việc đó nhất. Những kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của họ là yếu tố quan trọng nâng cao khả năng hoàn thành công việc.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Yếu Tố Quan Trọng Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Tài Giỏi

Để làm một nhà lãnh đạo tài giỏi rất khó, nó bắt đừng từ quá trình làm việc cho đến từng thái độ toát ra. Muốn trở thành lãnh đạo tài giỏi là bản thân bạn phải khắc phục những lỗi làm đó để hướng theo chiều hướng phát triển mới. Và dưới đây là các yếu tố quan trọng dành cho người lãnh đạo nên có.

1. Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi 

Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình. 
Tập trung tìm nhân lực tài giỏi

2. Biết ra quyết định đúng lúc 

Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi. 

3. Biết phát huy thế mạnh 

Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kĩ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc. 

4. Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể 

Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc. 

5. Biết kiểm soát thời gian 

Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn. 
Sắp xếp thời gian một cách hợp lý

6. Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc không thích hợp 

Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi. 

7. Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên 

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên.

Các Tình Huống Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh

Dưới đây là các câu hỏi tình huống cạnh tranh trong kinh doanh dành cho các bạn trẻ mới ra trường cũng như đam mê và muốn theo đuổi nghề. 

Tình huống 1:

Câu hỏi : Có người còn nói vui rằng “chưa gặp khách hàng chửi mắng chưa phải đi bán hàng”. Khách hàng có thể phàn nàn vì vô vàn lý do, có khi chỉ là vì họ không biết cách sử dụng một thiết bị, hay đơn giản nhân viên bán hàng đến gặp khách hàng ngay khi tâm trạng họ không được thoải mái. Những lúc ấy, nhân viên bán hàng cũng có thể bị trút giận lên người. Với những sự cố luôn luôn có thể xảy ra ấy, một nhân viên bán hàng giỏi phải biết khéo léo ứng xử tình huống trong kinh doanh bán hàng này để thoát hiểm.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Câu trả lời : Đây là điều mà hầu hết nhân viên bán hàng đều gặp phải. Cho dù lý do nổi giận của khách hàng là gì, nhân viên bán hàng khi ứng xử tình huống trong kinh doanh cần phải khiến khách hàng cảm thấy rằng họ rất quan trọng đối với bạn. Hãy lắng nghe họ, đặt mình ở vị trí của khách hàng và trong khả năng có thể, cố gắng giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng. Đừng trì hoãn việc giải quyết hay chuyển cho người khác giải quyết. Khi khách hàng đang nổi giận vì một vấn đề nào đó, với sự nỗ lực giải quyết của nhân viên bán hàng, họ sẽ tự nguôi ngoai. Ở những tình huống này, biết lắng nghe là kĩ năng quan trọng nhất. Lắng nghe thật cẩn thận để hiểu rõ ràng và đầy đủ vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó kịp thời tìm ra giải pháp hiệu quả nhất nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.

Tình huống 2:

Câu hỏi : Khách hàng kỳ kèo, không chịu trả nợ cũng là một tình huống hết sức đau đầu với nhân viên bán hàng. Anh Mai Quốc Hùng (cựu nhân viên bán hàng của Unilever) nói vui rằng “Nhiều lúc tôi làm bán hàng kiêm luôn đòi nợ”. Nợ là điều khó tránh khỏi, bởi vì bán hàng chịu là một cách thu hút được thêm nhiều khách hàng hơn.
Câu trả lời : Dưới áp lực cạnh tranh trong kinh doanh khốc liệt của thị trường, kiếm được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng đó còn khó hơn. Đòi nợ thô bạo không phải là cách giải quyết trong mọi trường hợp. Một trong những cách ứng xử tình huống trong kinh doanh mà nhân viên bán hàng phải biết là cần phải bắt đầu thu nợ từ khi bạn cho nợ.
Tránh các tình huống tranh cài về tiền bạc
Người bán hàng phải luôn luôn kiểm soát quá trình này. Nếu bạn muốn nhắc người mua trả nợ, hãy nhắc một cách gián tiếp. Chẳng hạn “Chúng tôi có lô hàng mới với giá cực kỳ ưu đãi, hoa hồng rất cao, và tất nhiên anh có thể mua khi thanh toán số tiền nợ cũ”. Trong thực tế, không phải khách hàng mắc nợ nào cũng vui vẻ trả tiền. Cách mà các nhân viên bán hàng thường làm là nhìn vào khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thực sự họ quá khó khăn không thể trả liền được một lúc thì có thể cho họ trả làm nhiều đợt, tùy vào số tiền nợ ít hay nhiều của mỗi khách hàng. Ứng xử tình huống trong kinh doanh theo cách như vậy, khách hàng vừa trả nợ được cho mình mà họ cũng lại vui vẻ mua hàng mà không bỏ đi mua nơi khác.

Tình huống 3:

Câu hỏi : Một trong những rủi ro khi đi bán hàng là xảy ra trường hợp để mất hàng, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khắc quan. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc nhân viên bán hàng làm mất hàng cũng khiến họ phải “mất ăn mất ngủ”, sợ bị kĩ luật, phạt tiền  hoặc tệ hơn là bị đuổi việc.

Câu trả lời : Khi lâm vào tình cảnh này, hầu hết các nhân viên bán hàng có kinh nghiệm đều cho rằng nên “thành khẩn khai báo”. Ứng xử tình huống cạnh tranh trong kinh doanh với sự chân thật, tính chịu trách nhiệm bao giờ cũng được đánh giá cao. Hãy trình bày thật rõ ràng về việc để mất mát hay thất thoát hàng hóa với cấp trên và chấp nhận đền bù do công ty quyết định. Chính thái độ thành thật và dám nhận trách nhiệm sẽ được công ty đánh giá cao và nhận được sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ của đồng nghiệp. Đừng tìm cách giấu giếm hay cố tình bịa ra một câu chuyện thật bi đát về việc mất hàng của mình, vì “cây kim trong bọc có ngày lòi ra”. Lúc đó, mọi lời nói cũng như hành động của bạn có thể đều trở nên vô nghĩa.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Ưu Điểm Và Khuyết Điểm Của Nghề Freelance

Việt Nam ngày càng phát triển kèm theo là nghề Freelance cũng là nghề mà giới trẻ đang theo đuổi. Vì trong lĩnh vực này mang lại sự sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển trí thức cho các bạn trẻ đồng thời mang lại hiệu quả cao trong nghề freelance. Bên cạnh đó Freelance cũng có những ưu điểm và khuyết điểm như sau:

Những ưu điểm

Freelance có hai nhóm nghề chính là: trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Như tư vấn, kế toán, bác sĩ, lập trình, dịch thuật, IT và các nhóm mạnh về sáng tạo như thiết kế, họa sĩ, thiết kế thời trang,...
Những điểm mạnh của freelance
Đinh Trí Dũng là tổng giám công ty Arena Multimedia , và anh cho biết công việc hiện tại rất thoải mái và thú vị. Vì freelance này không ép buộc thời gian, không làm cho một công ty nào hay một tổ chức nào. Tất cả đều do bạn chủ động thời gian không ràn buộc.

Ngoài công việc đó ra anh còn làm rất nhiều công việc khác nhau như: nhân viên thiết kế fulltime…khi anh làm freelance thì thời gian của anh rất thoải mái và nhàn. Mỗi ngày anh chỉ làm việc 4,5h đồng hồ còn thời gian còn lại thì anh dành cho gia đình và bạn bè. Thu nhập bình quân tháng của anh ở mức độ khá.

Trong nghề freelance có bốn yếu tố quan trọng : "trust – risk – multi task – freedom". "Trust" là sự tự tin giao tiếp giữa mình với khách hàng. "Risk" là rũi ro, freelance tránh các cuộc tranh cãi và làm hài lòng khách hàng. "Multi task" là một người nắm nhiều vai trò trong công việc. "Freedom" là tự do, công việc không gò bó, rảnh lúc nào làm lúc đó miễn sao hoàn thành công việc của mình được giao.

Còn Nguyễn Thị Thuỷ Linh, trải qua nhiều công việc freelance khác nhau và hiện đang làm designer cho bệnh viện Hồng Ngọc, một spa ở Tuệ Tĩnh và một công ty của Nhật Bản chia sẻ, cô bắt đầu công việc freelance khi còn đi học và được trả công 700.000 và từ đó đến nay cô có những hợp đồng lên đến hàng chục triệu.

Vẫn có một số tấm gương sáng cũng làm freelance như: chị Nguyễn Thị Thủy Linh đã làm tất cả các công việc của freelance và bây giờ đang làm designer cho bệnh viện Hồng Ngọc.

Những khuyết điểm của “freelance”

Khuyết điểm thường gặp trong freelance
Khuyết điểm lớn nhất là thường bị khách hàng xù tiền không trả. Anh Nguyễn Mạnh Cường có chia sẽ lại: “Trong thời gian đầu anh chấp nhận bỏ tiền túi ra để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất rồi mới nhận tiền. Và khi nhận được sản phẩm rồi thì các công ty đều trì hãm không trả tiền.” Sau những lần như thế anh đã rút ra được kinh nghiệm: “Cách tốt nhất là ký hợp đồng, ghi rõ các điều cần làm trong đó cũng như chất lượng sản phẩm và giá tiền.”

Mặc khác, làm freelance tiền lương rất cao nhưng không phải lúc nào cũng có để làm. Bạn cần phải có ý tưởng và kế hoạch cụ thể, không ngừng học hỏi, đổi mới, làm việc một cách uy tín với sự tin tưởng cao.

Những dự định trong xã hội. Freelance ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, nhiều người lớn tuổi vẫn muốn con cái đi làm trong công ty để nhận lương hàng tháng cho “ổn định”. Không ít những cuộc tranh cãi đã nổ ra ở những gia đình có con cái thích làm nghề tự do.

Vì vậy, bạn cần phải chứng minh cho ba mẹ thấy rằng mình có thể tự chu cấp cho bản thân nhằm gầy dựng lòng tin với ba mẹ. Nếu bạn chưa thể làm riêng cho bản thân được thì có thể làm fulltime vừa làm freelance, để chứng minh rằng mình có thể tự tập trong công việc của mình.



Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Tìm Nhân Sự Giỏi Cho Sự Khởi Đầu Một Doanh Nghiệp

Để làm cho doanh nghiệp phát triển và ngày càng đi lên điều đó không phụ thuộc hoàn toàn về tôi. Nếu muốn doanh nghiệp của mình đứng vững trong kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào khác, bạn nên có một đội ngũ nhân viên tài giỏi cho sự khởi đầu một doanh nghiệp mới. Dưới đây là 3 bước tìm nhiên viên tài giỏi:

Bước 1: Những người sáng lập

Việc khó khăn đầu tiên phải làm là nhận xét đánh giá và lựa chọn phẩm chất của những ứng cử viên sáng giá nhất để có thể cộng tác lâu dài sau này. Đặc biệt mình là một người đứng đầu là phải mạnh mẽ và quyết đoán. 

Cách dễ nhất để tìm kiếm tài năng là nhìn ra xung quanh bạn cũng như tham gia các sự kiện tuyển dụng, các cuộc hội thảo, sự kiện về khởi nghiệp, việc làm, tuyển dụng… Đến đó bạn được gặp gỡ mặt đối mặt, tiếp xúc với người đang tìm cơ hội việc làm.
Con người thành công
Đó chính là nơi bạn có thể gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với những người cùng mối quan tâm khi khởi nghiệp. Nó sẽ giúp ích rất nhiều để bạn tìm ra ứng viên tiềm năng để cộng tác và phát triển công ty sau này.

Bước 2: Tận dụng internet một cách triệt để

Hiện nay các website tìm kiếm việc làm và tuyển dụng khá phổ biến, việc của bạn chỉ là đăng tin trên các trang tuyển dụng miễn phí đó. Hãy nêu cụ thể vị trí công việc mà bạn cần, các tiêu chí lựa chọn để bạn có thể thu hút các ứng viên tốt nhất.

Hoặc bạn có thể xây dựng một mạng xã hội về tuyển dụng. Hãy sử dụng hồ sơ của bạn để đăng thông tin tuyển dụng. Thật dễ dàng để mọi người vào xem thông tin về bạn, công ty bạn, vị trí cần tuyển, xem xét chúng và đưa ra quyết định nhanh chóng.
Sử dụng Internet là lợi thế lớn
Khi đã kết nối với một cộng đồng, bạn cũng dễ dàng tìm được các ứng viên tài năng mà nếu không có mạng xã hội, có lẽ bạn sẽ không bao giờ biết họ.

Khi xuất hiện trên mạng xã hội, hồ sơ, hình ảnh công ty phải đường hoàng sáng đẹp như khi xuất hiện trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo đài nào. Tinh thần, quan điểm, mục tiêu của công ty phải hiển thị rõ ràng để giới hạn đúng người bạn cần tuyển.

Bước 3: Không ngừng tuyển dụng

Một mẹo nhỏ là đừng bao giờ ngừng tuyển dụng. Dù không có vị trí trống, chưa cần người, bạn cũng đừng ngưng thông báo tuyển dụng. Bởi vì đó là cách thu hút sự chú ý mọi người. Cứ duy trì cánh cửa mở, đến khi bạn cần, sẽ có người vừa vặn bước vào.



Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Các Kiểu Người Sẽ Phá Hủy Doanh Nghiệp Của Bạn

Trước khi bạn muốn kinh doanh hay mở một doanh nghiệp nào đó thì bạn phải tìm hiểu khách hàng trước. Kéo theo đó là những khách hàng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hay doanh nghiệp đó, dẫn đến tình trang lỗ vốn nặng nề có nguy cơ lớn phá sản. Dưới đây là các kiểu người sẽ phá hủy doanh nghiệp của bạn.

Những người có mối thù dai với bạn

Những người này được ví với voi - loài động vật “không bao giờ quên”. Họ luôn cố gắng “đào bới” các sai lầm của bạn, họ không bao giờ để bạn sống với hiện tại và tương lai. Những người này luôn tìm cách khiến cho bạn cảm thấy hối hận với những lỗi lầm trong quá khứ và khiến bạn không thể thoát khỏi con người mà bạn đã từng làm trong quá khứ.
Khách hàng hoặc đối thủ có mối thù đậm sâu
Đừng để bất cứ “con voi” nào kéo bạn trở về với quá khứ. Thất bại không chừa một ai, đặc biệt là với doanh nhân. Bạn có thể thất bại, rồi lại thất bại tiếp.. nhưng mỗi thất bại lại là một bài học quý giá. Hãy tiếp tục học hỏi, giữ vững nhiệt huyết, ước mơ và tiếp tục tiến lên trên con đường luôn có những “con voi”.

Những người thù hận với bạn

Con có ai hoàn hảo và có thể làm hài lòng tất cả mọi người, những kiểu người này xuất hiện luôn làm cuộc sống của chúng ta có thêm rắc rối nhưng cũng phong phú hơn nhiều. Họ là những người luôn muốn leo lên vị trí cao nhất nhưng không chịu làm việc bằng chính sức lao động của mình. Thay vào đó họ tìm cách đẩy những người xung quanh mình xuống và như thế họ nghĩ họ đã “cao hơn”.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất
Về bản chất họ là những người thất bại. Đừng để những người này trong doanh nghiệp của bạn. Cuộc sống có rất nhiều người thấy hả hê khi bạn thất bại, gục ngã, đừng bận tâm tới họ hãy lấy đó là động lực để bạn xây dựng sự nghiệp của mình ngày một vững chắc hơn.

Những người ảo tưởng mạnh

Đây là kiểu người luôn luôn tự hài lòng với những hành động của bản thân họ. Những người này đặc biệt kém trong các hoạt động mang tính đồng đội với những mục tiêu chung của cả nhóm.

Khi để những người ảo tưởng ở bên, họ có thể vẽ ra cho bạn những hình ảnh tươi đẹp về tương lai hoàng hơn những gì thực tế công ty của bạn đang có và sẽ có, điều tệ hại hơn là có thể bạn sẽ tin vào nó. Khi bắt đầu khởi nghiệp, điều bạn cần đó chính là sự thực tế và minh bạch. Đừng cố tưởng tượng những viễn cảnh rực rỡ hơn là chúng vốn có. Thay vào đó,hãy thực tế đi, gạt những con người ảo tưởng mơ mộng ra khỏi sự nghiệp của bạn, tập trung gây dựng uy tín và chỗ đứng cho công ty.
Người tự cao tự đại

Những người thiếu kiên nhẫn

Kiểu người này luôn tìm kiếm niềm vui, rất lạc quan nhưng lại thiếu trầm trọng sự kiên nhẫn làm một điều gì đó, họ muốn "hoa thơm trái ngọt" phải hiện ra ngay lập tức chứ không muốn chờ đợi.

Hãy cẩn thận khi để những người này làm việc trong công ty của bạn, sự thỏa mái, phóng túng theo bất cứ cách nào cũng sẽ lãng phí một lượng thời gian đáng kể của bạn. Phải thừa nhận rằng những người bạn kiểu này sẽ giúp cuộc sống của chúng ta ý nghĩa và thư giãn hơn nhưng đừng bao giờ hi sinh sự nghiệp của bạn vào những cuộc chơi vô bổ.