Một nhân viên thành công trong công việc không chỉ lệ thuộc vào sự chuyên nghiệp và sự chăm chỉ mà còn ở việc xây dựng những mối quan hệ và khả năng giao tiếp của họ. Trong môi trường công sở, nguyên nhân chính của những bất hòa và hiểu lầm là do thất bại trong giao tiếp.
Theo phân tích của các chuyên gia, sự khác biệt về văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong giao tiếp thường ngày. Mặc dù nói cùng thứ tiếng và có cùng nền văn hóa nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc giao với sếp hoặc nhân viên của mình. Mặt khác, nếu cả hai bên chịu lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau, họ vẫn có thể giao tiếp hiệu quả,khéo léo.
Kỹ năng giao tiếp giỏi tạo nên mối quan hệ bền vững |
Sau đây là một số thủ thuật có thể giúp bạn giao tiếp tốt hơn:
Tập trung vào nội dung trao đổi chứ không phải người phát ngôn
Nếu bạn đã có một cách nhìn tiêu cực về một đồng nghiệp thì bạn thường không tập trung lắng nghe những gì họ nói. Ngoài ra, khi nói chuyện, ta còn đánh giá người nói qua biểu hiện, thái độ , cử chỉ, hành vi, và thậm chí là ngoại hình của họ. Do đó vấn đề ở đây không phải họ là ai mà quan trọng là họ nói gì.
"Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"?
Sau khi bạn nắm rõ nội dung thông tin, bạn cần hiểu rõ vì sao người ta muốn trao đổi nội dung đó với bạn. Chẳng hạn như: sếp thông báo thay đổi giờ làm buổi sáng bắt đầu vào lúc 8h đến 9h và không vượt quá 9h. Nếu cứ tập trung vào nội dung thông tin, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bạn tự hỏi vì sao? bạn sẽ hiểu rõ và nhận ra lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy giúp công việc linh động thời gian hơn, xe có bị hư hỏng thì bạn vẫn có thể đi làm đúng giờ.
Lắng nghe rồi mới đánh giá
Như mọi người đếu biết, trước khi đánh giá quan điểm của người phát ngôn ta nên tìm hiểu đúng quan điểm của họ. Bạn có thể đợi đến lúc cuộc trò chuyện kết thúc rồi mới đánh giá, không nhất thiết phải đưa ra quyết định ngay. Không nên vội vàng đánh giá hay đưa ra kết luận khi chưa hiểu rõ những điều vừa nghe.
Không cần thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được
Với những người siêu nhạy cảm hoặc những người không thể tập trung lắng nghe từ đầu đến đuôi thì việc giao tiếp sẽ rất khó. Do đó, khi muốn trao đổi trực tiếp bạn nên để lại tin nhắn hoặc viết thư cho họ. Có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn với những người gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ.
Thông tin đơn giản và dễ hiểu
Để giúp người nghe nắm bắt dễ dàng toàn bộ những nội dung mà bạn truyền đạt, bạn nên sử dụng cách diễn đạt đơn giản, từ ngữ bình dân dễ hiểu, không phức tạp. Việc lạm dụng tiếng lóng, ngôn ngữ teen, những từ khó hiểu sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa người nói và người nghe, không có được hiệu quả giao tiếp.
Dùng từ ngữ dễ hiểu giúp người nghe nắm rõ nội dung hơn |
Tiếp nhận phản hồi
Trong quá trình giao tiếp, việc truyền tải nội dung chỉ là bước khởi đầu. Người truyền đạt và người nghe đều cần khích lệ người kia phản hồi. Sự phản hồi giúp bạn biết chắc chắn người kia có hiểu nội dung đang trao đổi hay không, sau đó khẳng định lại các thông tin hiểu chưa đúng nhằm tránh việc hiểu sai nội dung.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Nếu bạn giao tiếp với sự tin tưởng, tôn trọng và thẳng thắn, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả giao tiếp, cuộc hội thoại sẽ mang tính tương tác cao và hiệu quả rõ rệt.
Cấp bậc trong giao tiếp
Trước khi giao tiếp bạn nên chú ý đến yếu tố chức vụ, cấp bậc của người đó. Các chuyên gia cho rằng: khi nói chuyện với sếp, cấp trên, bạn chỉ nên nói những thứ cần nói, không dài dòng và ghi chú lại những nhận xét của cấp trên. Còn trong trường hợp nói chuyện với cấp dưới, phải giải thích chi tiết rõ ràng và hãy hỏi lại cấp dưới xem họ suy nghĩ hoặc phản hồi ra sao về nội dung đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét