Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Lựa Chọn Con Đường Thăng Tiến Thích Hợp Với Bạn

Tuổi trẻ năng động và sáng tạo, có thành tích làm việc được đánh giá cao. Bạn có ước mơ cháy bỏng được thành công trong cuộc sống và khẳng định chính mình. Nhưng con đường thích hợp và công việc sẽ mang bạn tiến gần đến thành công vẫn còn chưa sáng tỏ? Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho chính mình.

Chuyên môn hay cấp bậc?

Anh Hải, một trưởng nhóm ở tuổi 28 chia sẻ rằng, sếp cho anh hai cơ hội thăng tiến, anh có thể trở thành chuyên viên nghiệp vụ cho những dự án hoặc trở thành người quản lý doanh nghiệp. Nhưng không phải dễ để lựa chọn vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của mình. Nếu bạn là Hải, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Trở thành một người lãnh đạo giỏi hay đi theo hướng chuyên môn của mình.
Lựa chọn con đường cho riêng mình để thành công

Chuyên gia/Cố vấn, Nhà quản lý và Chủ doanh nghiệp, họ là ai?

Hiên giờ vẫn có nhiều người quan niệm rằng chỉ cần làm việc siêng năng, chăm chỉ là sẽ có cơ hội lên chức quản lý, rồi từ quản lý lên chức trưởng phòng. Nhưng có một thực tế không phải ai cũng nhận ra là hai khái niệm quản lý và chuyên môn không phải lúc nào cũng gắn liền với nhau. Tố chất cần có của nhà quản lý là khả năng lãnh đạo chứ không nhất thiết phải là những tố chất về nghiệp vụ, chuyên môn. Nhà lãnh đạo xuất sắc là một người biết biết đặt đúng người đúng vị trí. Thậm chí nhà lãnh đạo có thể trở thành nhân viên thừa hành nhằm đạt hiệu quả trong công việc.

Đối với người quản lý trung cấp thì chỉ yêu cầu kỹ năng giám sát công việc và quản lý nhân viên hiệu quả để làm tốt những kế hoạch đã đặt ra, còn với quản lý cấp cao cần có khả năng khích lệ, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, tạo ra sự đổi mới có tính chất đột phá trong công việc, lên kế hoạch, quyết định đúng đắn và linh hoạt trong giải quyết công việc. Để có thể đưa ra quyết định họ cần phải thấy được toàn cảnh của một bức tranh và phán đoán trước những trường hợp có thể xảy ra.
Khích lệ tinh thần nhân viên
Theo một góc nhìn khác, những vị trí chuyên gia như Nhà khoa học, Tư vấn viên…  thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trẻ. Nhân tố thiết yếu mà một chuyên gia cần có là kiến sức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn và luôn học hỏi những kiến thức mới, kỹ năng tự nghiên cứu và thông thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, tổ chức công việc và đặc biệt là kỹ năng trình bày và thuyết phục là thứ cần phải có đổi với những đã quyết định đi theo con đường chuyên môn.

Nếu bạn muốn có nhiều hơn hai lựa chọn thì làm chủ doanh nghiệp là một quyết định đúng đắn, xây dựng công ty của riêng bạn, ngoài việc nắm rõ thị trường mình sẽ kinh doanh, có khả năng lãnh đạo, bạn cần phải trở thành một người tinh khôn, nhạy bén, dám mạo hiểm, xử lý rủi ro, những thay đổi ngoài dự kiến. Thực tế đã có nhiều công ty buộc phải giải thể vì người lãnh đạo thiếu năng lực, kinh nghiệm, quản lý dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Do đó để có thể thành công trên con đường này hãy chắc chắn bạn là người làm thuê giỏi trước khi làm chủ vì thực chất làm chủ doanh nghiệp cũng chính là làm thuê cho chính bản thân.

Để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn phải biết đích đến sự nghiệp nằm ở đâu sau đó lên kế hoạch phấn đấu cụ thể dài lâu. Một nhà lãnh đạo tài ba đã nói rằng để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cần phải biết mình là ai, mục đích của mình là gì, và làm thế nào để có được thứ mình muốn bằng việc thiết lập những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét