Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Làm Gì Khi Áp Lực Công Việc Quá Lớn?

Áp lực công việc dồn dập bên máy vi tính trong 8 tiếng khiến cho bạn luôn cáu gắt và mệt mỏi. Sức lực gần như cạn kiệt, vậy phải làm thế nào để có thể hoàn thành tốt các công việc sếp giao mà tinh thần vẫn thoải mái, vui vẻ.

Thư giãn

Theo nghiên cứu thì mỗi giờ làm việc bạn nên có khoảng 5 phút để nghỉ ngơi và thư giãn. Đừng tạo áp lực quá lớn cho bản thân, cho dù công việc có dồn dập đến mức nào. Hãy đi lòng vòng quanh văn phòng, tám chuyện với đồng nghiệp một vài câu hay làm một vài động tác thể dục nhẹ nhàng cũng có thể làm cho tinh thần bạn bớt căng thẳng hơn. Nếu thời gian nghỉ giải lao giữa giờ hơi lâu thì bạn có thể đi ra ngoài, hoặc lên tầng cao nhất của công ty để thư giãn, hít thở không khí trong lành, tránh xa máy vi tính, điều hòa và 4 bức tường văn phòng đơn điệu. Điều này sẽ khiến cho năng suất công việc của bạn ngày càng cao hơn.

Quy luật 5:60

Dù biết deadline là ngày hôm nay, nhưng bạn cũng không nên quá ôm đồm công việc. Hãy cho mắt nghỉ ngơi trong 5 phút sau một tiếng ngồi máy vi tính. Hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, hoặc tập thể dục cho mắt. Bởi vì thời gian ngồi máy tính quá lâu khiến cho mắt bị mỏi và dẫn đến giảm thị lực.

Có thực mới vực được…

Cơ thể của chúng ta rất cần nước, mỗi ngày nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, trung bình là 2 lít nước mỗi ngày. Đặt cốc nước ở nơi dễ thấy nhất để bạn có thể dễ dàng uống bất cứ khi nào.
Làm việc hiệu quả hơn với bữa sáng đầy đủ chất
Bữa sáng là khẩu phần ăn quan trọng nhất, cung cấp lượng dinh dưỡng cho cả một ngày làm việc vất vả. Không nên vì mục đích giảm cân mà bạn bỏ bữa, điều này vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của bạn, bệnh tật sẽ nhân cơ hội này mà tấn công bất cứ lúc nào. Trường hợp những ngày công việc quá áp lực và bạn phải làm thêm giờ thì nên chuẩn bị một bài món ăn nhẹ để kịp thời cung cấp năng lượng cho cơ thể như trái cây, sữa chua hoặc ngũ cốc…

Thay đổi không gian

Suốt 4 tiếng phải ngồi trong văn phòng làm việc thì đến giờ trưa bạn nên đi ra ngoài để cũng dùng bữa với đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thay đổi không khí một cách tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ xây được những mối quan hệ tốt, biết thêm những chuyện bên lề của công ty. Như vậy sẽ giúp bạn làm việc thoải mái hơn vào buổi chiều.

Không gian xanh cho nơi làm việc của bạn

Cần trang trí bàn làm việc của bạn theo sở thích, đừng nên để nó quá đơn điệu, một chậu xương rồng, vài bức ảnh gia đình hay những vật kỷ niệm sẽ khiến bạn có cảm hứng hơn trong công việc đấy.

Đừng ngại khi phải nhờ vả đồng nghiệp

Đây là cách để bạn tập làm việc nhóm, mọi người cùng tham gia với nhau trong một dự án cụ thể. Bởi vì một mình bạn không thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng được. Năng suất làm việc của nhóm cũng sẽ tốt hơn là làm việc độc lập.
Làm việc nhóm giúp hoàn thành công việc hiệu quả hơn

Đừng quá yêu cầu sự hoàn hảo đến từng chi tiết

Không ai là hoàn hảo cả được, bạn đừng quá cố sức để hoàn thiện 100% trong khi năng lực của bạn không đủ. Và bạn cũng cần học cách chấp nhận kết quả mà mình đạt được, có như vậy mới không mệt mỏi vì công việc.

Tự khích lệ bản thân mình

Bạn hãy tự thưởng cho bản thân một phần thưởng sau khi hoàn thành xong công việc đã đề ra. Điều đó sẽ khiến bạn thêm tự tin hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống.

Hãy tự lên kế hoạch cho ngày mai

Vào cuối ngày bạn nên check lại xem ngày hôm nay mình đã làm được những gì, và những kế hoạch trong ngày mai. Hành động này sẽ giúp bạn quản lí được công việc và thời gian, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Trí Thông Minh Của Bạn

Dựa vào đâu để đoán được trí thông minh của con người ? Phần lớn ý kiến thì cho rằng dựa vào chỉ số IQ cao ngất ngưởng, khả năng học tập và cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên theo Howard Gardner chia sẻ: với lí thuyết mà ông đang nghiên cứu thì trí thông minh của con người là tổng hợp của 7 khả năng khác nhau. Nếu bạn vượt trội ở khía cạnh nào thì nên chọn nghề nghiệp phù hợp với nó.

Thế nào là lý thuyết về sự thông minh của con người

Lý thuyết này được GS tâm lí học Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu đến với độc giả lần đầu tiên trong một cuốn sách vào năm 1983. Nội dung chính của lý thuyết phản bác các quan niệm truyền thống về sự thông minh nhờ vào sự đánh giá của các bài test IQ. Điều này không phản ánh đúng về khả năng tư duy của con người. 

Theo ông không để đem so sánh việc một học sinh giải được những bài toán khó ở trường thì thông minh hơn những bạn loay hoay mãi không giải được. Trường hợp học sinh thứ hai không thể nói là kém hơn, nó có thể thuộc một dạng thông minh khác.
Test IQ có quyết định trí thông minh?
Theo như lý thuyết đa thông minh của ông thì mỗi người sẽ đạt đến một mức độ thông minh tùy từng phạm trù khác nhau. Mức độ thấp hay cao dựa vào những hạn chế hay ưu điểm của mỗi cá nhân trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, nó sẽ không là hằng số mãi mãi mà sẽ thay đổi khi con người chúng ta rèn luyện và trau dồi thường xuyên.

Vì vậy bạn sẽ không biết mình thông minh đến mức nào, chỉ có thể biết được rằng bạn thông minh ở lĩnh vực nào mà thôi.

Bạn có trí thông minh dạng nào?

Theo như sự nghiên cứu của Gardner, trí thông minh của con người thuộc 7 dạng khác nhau:

1. Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic): đây là những người có khả năng sử dụng từ ngữ tốt, câu chữ và ngữ nghĩa được có sử dụng những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, khả năng lĩnh hội ngôn từ tốt. Đây là lĩnh vực dành cho nhà văn, nhà thơ, các diễn giả..

2. Thông minh Suy luận – Toán học (Logical – Mathematical): Đây là những người có đầu óc suy luận khá tốt liên quan đến tính toán và những con số. Họ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến suy luận, đó thường là các nhà toán học, khoa học nổi tiếng…

3. Thông minh Âm nhạc (Musical): khả năng cảm thụ âm nhạc khá tốt và có thể sáng tác lời bài hát, chơi các dụng cụ đàn, nhạc. Thường họ là những ca sĩ, nhạc sĩ hay những nhà soạn nhạc nổi tiếng.

4. Thông minh Không gian – Thị Giác (Visual – Spatial): có khả năng cảm nhận đến hình ảnh, đường nét. Nếu bạn có khả năng này, thì nên trở thành họa sĩ, nhà kiến trúc, nhà thiết kế…
Trí thông minh của bạn thuộc dạng nào?
5. Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic): những người thông minh ở dạng này có khả năng trở thành những nhà vận động viên thể dục, thể hình…

6. Thông minh Tương tác – Giao tiếp (Interpersonal): Những người này có khả năng hiểu được những suy nghĩ, tâm tư của người khác. Họ sẽ là những nhà chính trị, các chuyên gia trị liệu nổi trội hơn người khác về dạng thông minh này.

7. Thông minh Nội tâm (Intrapersonal): là những người có thể hiểu được cảm xúc và nắm bắt tình cảm của người khác. Họ chính là những nhà triết gia nổi tiếng.

Mỗi cá nhân của chúng ta là tổng thể của 7 dạng thông minh khác nhau. Cần biết được chúng ta có trí thông minh nổi trội trong lĩnh vực nào thì sẽ xác định được nghề nghiệp phù hợp để dễ dàng thăng tiến hơn. Những ca sĩ lừng danh như Taylor Swift, Justin Bieber… thì nổi trội về trí thông minh âm nhạc, còn David Beckham, Messi.. thì thiên về thông minh cơ thể. Nếu bạn là người có trí thông minh trong tương tác giao tiếp thì nên làm trong những lĩnh vực liên quan đến truyền thông và giải trí để có thể kết nối mọi người lại với nhau một cách nhanh nhất.

Từ khóa liên quan: Kinh nghiêm du học Nhật Bản

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Những Điều Bạn Nên Biết Khi Giao Tiếp

Một nhân viên thành công trong công việc không chỉ lệ thuộc vào sự chuyên nghiệp và sự chăm chỉ mà còn ở việc xây dựng những mối quan hệ và khả năng giao tiếp của họ. Trong môi trường công sở, nguyên nhân chính của những bất hòa và hiểu lầm là do thất bại trong giao tiếp.

Theo phân tích của các chuyên gia, sự khác biệt về văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong giao tiếp thường ngày.  Mặc dù nói cùng thứ tiếng và có cùng nền văn hóa nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc giao với sếp hoặc nhân viên của mình. Mặt khác, nếu cả hai bên chịu lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau, họ vẫn có thể giao tiếp hiệu quả,khéo léo.

Kỹ năng giao tiếp giỏi tạo nên mối quan hệ bền vững 
Sau đây là một số thủ thuật có thể giúp bạn giao tiếp tốt hơn:

Tập trung vào nội dung trao đổi chứ không phải người phát ngôn

Nếu bạn đã có một cách nhìn tiêu cực về một đồng nghiệp thì bạn thường không tập trung lắng nghe những gì họ nói. Ngoài ra, khi nói chuyện, ta còn đánh giá người nói qua biểu hiện, thái độ , cử chỉ, hành vi, và thậm chí là ngoại hình của họ. Do đó vấn đề ở đây không phải họ là ai mà quan trọng là họ nói gì.

"Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"?

Sau khi bạn nắm rõ nội dung thông tin, bạn cần hiểu rõ vì sao người ta muốn trao đổi nội dung đó với bạn. Chẳng hạn như: sếp thông báo thay đổi giờ làm buổi sáng bắt đầu vào lúc 8h đến 9h và không vượt quá 9h. Nếu cứ tập trung vào nội dung thông tin, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bạn tự hỏi vì sao? bạn sẽ hiểu rõ và nhận ra lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy giúp công việc linh động thời gian hơn, xe có bị hư hỏng thì bạn vẫn có thể đi làm đúng giờ.

Lắng nghe rồi mới đánh giá

Như mọi người đếu biết, trước khi đánh giá quan điểm của người phát ngôn ta nên tìm hiểu đúng quan điểm của họ. Bạn có thể đợi đến lúc cuộc trò chuyện kết thúc rồi mới đánh giá, không nhất thiết phải đưa ra quyết định ngay. Không nên vội vàng đánh giá hay đưa ra kết luận khi chưa hiểu rõ những điều vừa nghe.

Không cần thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được

Với những người siêu nhạy cảm hoặc những người không thể tập trung lắng nghe từ đầu đến đuôi thì việc giao tiếp sẽ rất khó. Do đó, khi muốn trao đổi trực tiếp bạn nên để lại tin nhắn hoặc viết thư cho họ. Có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn với những người gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ.

Thông tin đơn giản và dễ hiểu

Để giúp người nghe nắm bắt dễ dàng toàn bộ những nội dung mà bạn truyền đạt, bạn nên sử dụng cách diễn đạt đơn giản, từ ngữ bình dân dễ hiểu, không phức tạp. Việc lạm dụng tiếng lóng, ngôn ngữ teen, những từ khó hiểu sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa người nói và người nghe, không có được hiệu quả giao tiếp.
Dùng từ ngữ dễ hiểu giúp người nghe nắm rõ nội dung hơn

Tiếp nhận phản hồi

Trong quá trình giao tiếp, việc truyền tải nội dung chỉ là bước khởi đầu. Người truyền đạt và người nghe đều cần khích lệ người kia phản hồi. Sự phản hồi giúp bạn biết chắc chắn người kia có hiểu nội dung đang trao đổi hay không, sau đó khẳng định lại các thông tin hiểu chưa đúng nhằm tránh việc hiểu sai nội dung.

Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau

Nếu bạn giao tiếp với sự tin tưởng, tôn trọng và thẳng thắn, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả giao tiếp, cuộc hội thoại sẽ mang tính tương tác cao và hiệu quả rõ rệt.

Cấp bậc trong giao tiếp

Trước khi giao tiếp bạn nên chú ý đến yếu tố chức vụ, cấp bậc của người đó. Các chuyên gia cho rằng: khi nói chuyện với sếp, cấp trên, bạn chỉ nên nói những thứ cần nói, không dài dòng và ghi chú lại những nhận xét của cấp trên. Còn trong trường hợp nói chuyện với cấp dưới, phải giải thích chi tiết rõ ràng và hãy hỏi lại cấp dưới xem họ suy nghĩ hoặc phản hồi ra sao về nội dung đó.


Lựa Chọn Con Đường Thăng Tiến Thích Hợp Với Bạn

Tuổi trẻ năng động và sáng tạo, có thành tích làm việc được đánh giá cao. Bạn có ước mơ cháy bỏng được thành công trong cuộc sống và khẳng định chính mình. Nhưng con đường thích hợp và công việc sẽ mang bạn tiến gần đến thành công vẫn còn chưa sáng tỏ? Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho chính mình.

Chuyên môn hay cấp bậc?

Anh Hải, một trưởng nhóm ở tuổi 28 chia sẻ rằng, sếp cho anh hai cơ hội thăng tiến, anh có thể trở thành chuyên viên nghiệp vụ cho những dự án hoặc trở thành người quản lý doanh nghiệp. Nhưng không phải dễ để lựa chọn vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của mình. Nếu bạn là Hải, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Trở thành một người lãnh đạo giỏi hay đi theo hướng chuyên môn của mình.
Lựa chọn con đường cho riêng mình để thành công

Chuyên gia/Cố vấn, Nhà quản lý và Chủ doanh nghiệp, họ là ai?

Hiên giờ vẫn có nhiều người quan niệm rằng chỉ cần làm việc siêng năng, chăm chỉ là sẽ có cơ hội lên chức quản lý, rồi từ quản lý lên chức trưởng phòng. Nhưng có một thực tế không phải ai cũng nhận ra là hai khái niệm quản lý và chuyên môn không phải lúc nào cũng gắn liền với nhau. Tố chất cần có của nhà quản lý là khả năng lãnh đạo chứ không nhất thiết phải là những tố chất về nghiệp vụ, chuyên môn. Nhà lãnh đạo xuất sắc là một người biết biết đặt đúng người đúng vị trí. Thậm chí nhà lãnh đạo có thể trở thành nhân viên thừa hành nhằm đạt hiệu quả trong công việc.

Đối với người quản lý trung cấp thì chỉ yêu cầu kỹ năng giám sát công việc và quản lý nhân viên hiệu quả để làm tốt những kế hoạch đã đặt ra, còn với quản lý cấp cao cần có khả năng khích lệ, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, tạo ra sự đổi mới có tính chất đột phá trong công việc, lên kế hoạch, quyết định đúng đắn và linh hoạt trong giải quyết công việc. Để có thể đưa ra quyết định họ cần phải thấy được toàn cảnh của một bức tranh và phán đoán trước những trường hợp có thể xảy ra.
Khích lệ tinh thần nhân viên
Theo một góc nhìn khác, những vị trí chuyên gia như Nhà khoa học, Tư vấn viên…  thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trẻ. Nhân tố thiết yếu mà một chuyên gia cần có là kiến sức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn và luôn học hỏi những kiến thức mới, kỹ năng tự nghiên cứu và thông thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, tổ chức công việc và đặc biệt là kỹ năng trình bày và thuyết phục là thứ cần phải có đổi với những đã quyết định đi theo con đường chuyên môn.

Nếu bạn muốn có nhiều hơn hai lựa chọn thì làm chủ doanh nghiệp là một quyết định đúng đắn, xây dựng công ty của riêng bạn, ngoài việc nắm rõ thị trường mình sẽ kinh doanh, có khả năng lãnh đạo, bạn cần phải trở thành một người tinh khôn, nhạy bén, dám mạo hiểm, xử lý rủi ro, những thay đổi ngoài dự kiến. Thực tế đã có nhiều công ty buộc phải giải thể vì người lãnh đạo thiếu năng lực, kinh nghiệm, quản lý dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Do đó để có thể thành công trên con đường này hãy chắc chắn bạn là người làm thuê giỏi trước khi làm chủ vì thực chất làm chủ doanh nghiệp cũng chính là làm thuê cho chính bản thân.

Để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn phải biết đích đến sự nghiệp nằm ở đâu sau đó lên kế hoạch phấn đấu cụ thể dài lâu. Một nhà lãnh đạo tài ba đã nói rằng để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cần phải biết mình là ai, mục đích của mình là gì, và làm thế nào để có được thứ mình muốn bằng việc thiết lập những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

HƯỚNG NGHIỆP CHO GIỚI TRẺ

Theo thống kê, thì ở các nước đang phát triển, việc vào Đại học không còn quá quan trọng, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông không nhất thiết phải học lên cao nữa mà có thể chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để dần dần nâng cao tay nghề và kiếm thêm thu nhập. Nhưng đối với Việt Nam thì suy nghĩ này vẫn chưa được phổ biến, họ vẫn bằng mọi giá để được vào Đại học trong khi có rất nhiều ngành nghề tiềm năng cần nguồn nhân lực cao trong tương lai.
Định hướng đúng nghề nghiệp tương lai

Nghề điện công nghiệp

Với một ngành nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội như nghề điện, thì đây là cơ hội để các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường dễ dàng kiếm được việc làm. Tuy đây không phải là một nghề đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nhưng hầu hết các công ty, xí nghiệp, nhà máy, cửa hàng hay lĩnh vực điện dân dụng đều có nhu cầu cao về nhân lực đối với ngành nghề này. Theo thầy Tôn Thất Tín – Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức, bạn có thể kinh doanh của hàng điện tự do, vì số vốn bỏ ra không nhiều nhưng lợi nhuận thu lại thì khá cao. Bạn cũng có thể đi lao động nước ngoài nếu như trình độ cao với mức thu nhập lên đến 50.000 – 60.000 USD.

Nghề hàn kỹ thuật cao

Lĩnh vực hàn đang là một trong các nhu cầu cần thiết nhất của nhiều công trình xây dựng hiện nay, trong những năm gần đây, đội ngũ lao động do các trường đào tạo trong những lĩnh vực này  không đủ để đáp ứng cho các công ty, xí nghiệp trên cả nước. Thầy Nguyễn Trần Nghĩa - Trường Cao đẳng Nghề TP.HCM cho biết đến mỗi mùa tuyển sinh thì nhà trường rất lo lắng vì số lượng thí sinh đăng kí không đủ theo yêu cầu mặc dù đã có rất nhiều ưu tiên trong ngành nghề này. Thậm chí, nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp thì đã có các nhà tuyển dụng đến để đặt vấn đề kí hợp đồng lâu dài. Thu nhập của ngành nghề này cũng rất cao, gần 9 triệu mỗi tháng. Điều kiện làm việc cũng không còn khó khăn, vất vả như trước vì đã có rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến hỗ trợ con người.
Các ngành nghề tiềm năng cho giới trẻ

Nghề quản lí khu vui chơi

Theo ước tính của Tổng cục Du lịch thì trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2010 thì số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam là hơn 500.000 lượt khách, trong khi khách trong nước là hơn 25.000.000. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ quản lí cũng sẽ tăng thêm tại các khu vui chơi, resort, điểm du lịch. Du lịch đang là một ngành nghể đầy nội lực, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê thì mức thu nhập của ngành nghề này rất cao, gần 3000 USD mỗi năm tùy vào trình độ quản lí và khả năng giao tiếp tiếng anh của mỗi người.

Thiết kế đồ họa

Nghề này còn được gọi với một cái tên khác là Design, đây thuộc về trình độ và kĩ năng thực hành thường xuyên. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua những sản phẩm làm được chứ không phải qua những lí thuyết cứng nhắc được học ở trường Đại học. Ưu điểm hấp dẫn bạn trẻ ở ngành nghề này là có thể tự do thể hiện cá tính, bản thân và gu thẩm mỹ của mỗi người. Cơ hội làm việc cho ngành thiết kế đồ họa cũng khá rộng, như thiết kế bìa tạp chí, logo, biển quảng cáo… Đây là một ngành nghề chịu nhiều áp lực và cạnh tranh nhưng rất phù hợp với những người trẻ năng động

Nâng Cao Giá Trị Bản Thân

Bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp? Cách tốt nhất là tự mình nâng cao giá trị bản thân. Vậy làm sao để làm được điều đó?

Tôi tên Chris Harvey, một sinh viên đã tốt nghiệp đại học Virginia. “Gia tăng giá trị bản thân mà bạn có thể đóng góp cho công ty chính là phát triển sự nghiệp nhanh chóng”, đây là câu nói của Bryan Tracy - diễn giả mà tôi rất ngưỡng mộ. Bạn muốn gia tăng giá trị bản thân, điều bắt buộc bạn là phải học hỏi để nâng cao kiến thức.
Tìm và nâng cao giá trị bản thân
Khi vào làm việc dưới cương vị là một nhà phân tích tài chính tại Mỹ sau vài năm khi tốt nghiệp, tôi đã hiểu rằng: Tôi cần phải phát triển những kiến thức chuyên ngành và kĩ năng của mình khi tôi muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Và tôi quyết định trở lại trường Đại học Virginia để học khóa MBA. Những kiến thức kinh doanh mà tôi học được là chìa khóa giúp tôi mở cửa những công ty hàng đầu ở Mỹ: AOL,Yahoo,Lendingtree là nơi tôi quản lí nhiều vị trí quan trọng từ chuyên gia đến quản lí cấp cao.

Tôi đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với những người thành công khi tôi có bằng MBA trong tay. Những kinh nghiệm mà tôi có được giúp tôi phát hiện ra rằng: Những người thành công đều là những người luôn biết học hỏi và không ngừng phát triển bản thân để tăng giá trị của họ.

Nguồn đầu tư vào năng lực và tạo ra giá trị của bạn chính là học vấn, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm. Giá trị của bạn sẽ quyết định mức lương mà bạn xứng đáng nhận được, đây là lời nhân xét của Bryan Tracy. Để không bị thụt lùi trong môi trường nhân lực cạnh tranh hiện nay, các bạn phải không ngừng phát triển kĩ năng và kiến thức phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của mình, để có thể nắm bắt mọi cơ hội thăng tiến trong công việc. Và hãy luôn nhớ: khi giá trị bản thân được gia tăng, mức lương và vị trí của bạn sẽ tăng theo.
Thăng tiến trong công việc
Bạn có thể tìm đến các khóa học rèn luyện và phát triển kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng mềm và mở rộng kiến thức trong các ngành chuyên môn như marketing, quản lí điều hành…, chứ không cần theo học 2 năm MBA. Luôn nâng cao của mình và nắm bắt cơ hội để có thể học hỏi nhiều điều mới trong công việc.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

SẾP BẠN KHÔNG MUỐN NGHE ĐIỀU GÌ?

Bên cạnh những câu nói giúp nhân viên có thể ghi điểm trong mắt sếp, nhưng cũng có thể khiến bạn chuốc vạ vào thân bởi chính lời nói của mình. Công sở là nơi cần sự cẩn thận, chắt lọc từng câu từng chữ trong giao tiếp với sếp, với đồng nghiệp. Cách diễn đạt và sử dụng từ rất quan trọng, làm sao để người nghe không bị hiểu sai ý hoặc khó chịu khi nghe mình trình bày. Đừng để lời nói mang lại rắc rối cho bản thân nhé!
Chú ý trong giao tiếp công sở

Em có chuyện quan trọng cần nói…

Bạn sẽ trở thành người hay quan trọng hóa vấn đề nếu sử dụng câu này nhiều lần. Biết đâu vấn đề bạn nói thật sự không quan trọng khi đã lỡ thốt ra câu này thì sao?

Các sếp thường rất bận rộn, việc bạn vòng vo hay nói chuyện kiểu rào đón sẽ khiến sếp cảm thấy khó chịu. Đừng sử dụng câu nói trên, nếu có chuyện thật sự quan trọng, hay đi thẳng vào vấn đề.

Em phải về nhà đúng giờ…

Hiện nay, khả năng chịu đựng áp lực công việc cao và có thể làm thêm giờ khi công ty yêu cầu là tiêu chí chung của nhiều nhà tuyển dụng. Bạn sẽ là người thiếu trách nhiệm hoặc không đam mê với công việc trong mắt sếp nếu thường xuyên sử dụng câu nói trên. Thậm chí bạn có thể còn bị đánh giá là người có chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết lo cho bản thân và không toàn tâm toàn ý vì công việc.

Anh/chị nói điều đó thật khó hiểu ?

Dù cố ý hay vô ý thì đây vẫn là một câu thể hiện sự mỉa mai của bạn dành cho sếp. Nếu khi nói câu đó bạn lại có các hành động như bĩu môi, lắc đầu hay nhún vai thì bạn đang thêm dầu vào lửa và thật sự coi thường, đánh giá thấp sếp của bạn. Nếu muốn góp ý với sếp, hãy lựa lời nói cho phù hợp, dễ nghe và đặc biệt phải nói một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh. Đừng cố chỉnh sếp trước mặt người khác, hãy góp ý khi chỉ có hai người, sếp sẽ rất cảm ơn bạn đấy!
Khéo léo trong giao tiếp với sếp

Em biết rồi, không cần anh/chị phải nói…

Sếp sẽ sốc thật sự nếu nghe bạn nói câu này. Trong mắt sếp, bạn là người tự phụ, không biết tiếp thu ý kiến người khác, đôi khi còn là đang xem thường mình. Dù sếp có nói sai hay đúng, đó cũng đều là lời vàng ý ngọc mà bạn cần phải biết chấp nhận. Chấp nhận tiếp thu nếu nó đúng và cám ơn sếp. Còn nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý thì bạn cần phải biết cách xem xét lại lời sếp một cách uyển chuyển.

Đó không phải lỗi của em, đó không phải việc của em…

Nếu nói câu này, bạn sẽ là người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Hãy chân thành nhận lỗi và thể hiện bản thân trong những nhiệm vụ khác. Hãy nhiệt tình nhận những công việc sếp giao dù không phải trách nhiệm của mình. Dù kết quả có thế nào thì chắc chắn, bạn vẫn sẽ được sếp đánh giá cao.

Ngoài ra, sẽ rất mất điểm trong mắt sếp và bất lợi cho vị trí tương lai của bạn nếu bạn sử dụng nhiều những câu như: Anh/chị có thể nhắc lại lần nữa không? Bây giờ đã hết giờ làm rồi mà...

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP TRONG 5 BƯỚC

Hãy làm chủ tương lai của chính mình nếu bạn biết sử dụng “vũ khí” bản kế hoạch nghề nghiệp. Việc đánh giá sở thích, niềm đam mê, kỹ năng bản thân, tính cách, điểm yếu, điểm mạnh…sẽ giúp bạn thấy được con đường nào là tối ưu nhất để đạt được mục đích nghề nghiệp trong tương lai.
Để lập một bản kế hoạch chi tiết, sẽ không khó nếu bạn thực hiện các bước sau:
Lập kế hoạch nghề nghiệp chi tiết

Bước 1: Tự đánh giá bản thân

Self assessment – những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ chính bản thân mình hơn (câu hỏi tự đánh giá). Những câu hỏi này có thể có nhiều dạng nhưng có thể chia làm các nhóm sau:

Điểm mạnh

Kỹ năng của bạn là gì? Bạn làm tốt ở lĩnh vực nào? Tính cách nào ở bạn khiến bạn nổi trội hơn người khác?

Điểm yếu

Công việc ở lĩnh vực nào có thể làm khó bạn? Bạn không giỏi ở kỹ năng nào? Hạn chế bản thân khi làm việc là gì?

Cần cải thiện những gì? Những kiến thức nào bạn cần bổ sung? Xu hướng rèn luyện kỹ năng của bạn là gì? 

Đam mê

Sở thích và tham vọng của bạn trong nghề là gì? Những điều gì khiến bạn cảm thấy công việc của mình ý nghĩa hơn?

Myers – Briggs Type Indicator là một bài trắc nghiệm hướng nghiệp phù hợp với bạn nếu muốn biết công việc nào phù hợp với mình.

Bước 2: Mục tiêu nghề nghiệp

Cần phải xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì? Kể cả mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Nhưng các mục tiêu này phải được xây dựng dựa trên niềm đam mê, sở thích cũng như khả năng cá nhân của bạn. Bạn sẽ chỉ có thể làm tốt và thành công nếu như bạn thật sự thích nó và làm tốt nó.

Bước 3: Tìm hiểu về công việc

Tìm hiểu loại công việc đó có phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân hay không là việc cần làm sau khi bạn đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp. Để tìm hiểu thêm các công việc hiện có trên thị trường hay nhu cầu của các nhà tuyển dụng như thế nào, bạn có thể tham khảo trên các trang web tuyển dụng. Bên cạnh đó, cũng đừng quên mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân trên các trang mạng xã hội. Đừng ngại mở lời để hỏi thăm những người đi trước trong nghề về điều kiện làm việc, các kỹ năng cần thiết hay cơ hội thăng tiến như thế nào? Muốn mọi việc thuận lợi, đừng quên cập nhật hồ sơ cá nhân một cách thường xuyên.
Tìm hiểu và xác định mục tiêu 

Bước 4: Đưa ra quyết định

Đây là thời điểm quan trọng và gian nan. Hãy lập danh sách cụ thể những công ty mà mình ưng ý nhất rồi dựa theo những tiêu chí của bản thân để cho điểm đánh giá. Sau đó, công ty nào có được bạn đánh giá điểm cao nhất thì hãy ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn cảm thấy đó chính là công việc lý tưởng cho mình thì đừng phân tâm vào việc khác, hãy tiến hành lập kế hoạch thăng tiến sự nghiệp cho riêng mình. Nếu không, hãy cân nhắc ở một vị trí khác.

Bước 5: Lập kế hoạch cụ thể và hành động

Hãy dựa vào mục tiêu thăng tiến đã đề ra để xác định những kiến thức nào, kỹ năng nào bạn cần phải bổ sung để hỗ trợ trong tương lai. Nên xếp hạng ưu tiên các công việc cần làm để có kết quả tốt nhất. Mạnh dạn bày tỏ mong muốn đón nhận những trách nhiệm mới với sếp, đó là một cách hay để bạn ghi điểm.