Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi để so sánh với một số người bạn thành công của mình đại loại như: “ Sao nó học với lượng kiến thức cũng như mình mà nó lại thành công hơn mình hoặc là làm sếp lớn ?”
Có một bạn nhận ra đó là hầu mọi việc bạn làm thực sự không khó, và người bạn của bạn cũng thế. Nhưng mà “nó” thành công, còn mình lại không, phải mất thời gian vào những công việc như đi khắc phục những thiếu sót. Vậy lý do nào lại xảy ra chuyện như thế? Hay lỗi do số phận đã sắp đặt ?
Sự thật ra sao ?
Vào một ngày đẹp trời, giám đốc tại một công ty nọ gọi cho tôi và nói: “ Anh có việc quan trọng nhờ em giúp, việc này đáng lẽ anh sẽ nói với Nam (trưởng phòng, người quản lý trực tiếp tôi), nhưng anh muốn trao đổi trước với em trước, em đồng ý anh sẽ nói với Nam sau. Anh cần gấp lắp, nhưng mà giao cho nhân viên khác anh không yên tâm, và anh biết chắc là em làm tốt…”Chà chà! ngay sau đó tôi nhận lời làm việc ngay trong niềm vui sướng tột cùng. Trong suốt một tháng trời, tôi làm liên tục mà không biết mệt mỏi. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm hơn tôi mới nhận ra đó là một “tuyệt chiêu” của sếp để lấy lòng nhân viên.
Từ đâu mà tôi có sức mạnh phi thường ?
Vì quãng thời gian đó tôi đã làm việc với sự cổ vũ trực tiếp của sếp và nhiều nhân viên khác cộng với sự thích thú, thái độ tích cực tôi đã vượt qua tất cả sự mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Cũng nhờ thái độ tích cực, giúp tôi luôn soi xét thấu đáo mọi góc độ của công việc và giải quyết hiệu quả nhất. Chính thái độ tích cực đã tạo nên sự khác biệt giữa tôi và chính tôi trước đó.Sau một thời gian tôi đã được sếp chuyển lên vị trí mới, chế độ đãi ngộ và mức lương cũng cực kỳ hấp dẫn hơn.
Từ đó tôi rút ra được một điều, thành công hay thất bại không phải từ vốn kiến thức, kỹ năng bạn có mà chính từ thái độ của bạn.Thái độ tích cực giúp bạn làm việc cảm thấy không căng thẳng, ngược lại, nếu làm việc với thái độ tiêu cực bạn sẽ cảm thấy nản, thất vọng từ đó dẫn đến khó thành công.
Ngoài thái độ tích cực, người thành công còn cần phải có tinh thần trách nhiệm cao. Chỉ khi có đủ tinh thần trách nhiệm, người ta mới có đủ quan tâm đến công việc và những người liên quan đến công việc và vì vậy, họ hiểu thấu đáo những gì cần làm và không nên làm. Mặc khác, khi ta quan tâm đến người khác, ta cũng nhận được nhiều sự quan tâm và ta được hỗ trợ tốt hơn để hoàn thành công việc tốt nhất.
Trong xã hội ngày nay, khi mọi thứ đều có thể “copy” được thì thái độ và tinh thần trách nhiệm chính là thước đo cho sự hiệu quả, thành công của mỗi con người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét