Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

NHỮNG CÂU NÓI CẤP TRÊN KHÔNG MUỐN NGHE

Giao tiếp trong môi trường công sở, nhất là với các sếp, rất cần sự chắc lọc câu chữ và cẩn trọng. Đôi lúc giúp những nhân viên ghi điểm với sếp bằng những câu nói rất đơn giản, nhưng cũng có lúc khiến họ chuốc vạ vào thân. Mặc dù cũng diễn đạt một ý nhưng có thể đêm đến hia kết quả trái ngược nhau và nên cẩn thận đừng để cái miệng hại thân bạn nhé!

Em có chuyện quan trọng cần nói với anh/chị

Nếu bạn lặp đi lặp lại câu này trong nhiều cuộc nói chuyện thì bạn sẽ bị sếp cho là người hay quan trọng hóa vấn đề. Nếu vấn đề bạn cần nói không quan trọng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu vấn đề bạn cần nói thật sự quan trọng thì bạn hãy vào thẳng vấn đề không nên vòng vo, rào đón vì sếp là những người rất bận rộn và thời gian của họ rất quan trọng. Còn vấn đề bạn nói không thực sự quan trọng không nên sử dụng câu nói này.

Cân nhắc yếu tố quan trọng của việc cần trao đổi với sếp

Em phải về nhà đúng giờ vì có gia đình và con nhỏ.

Hiện nay đa số công ty tuyển dụng theo tiêu chí: nhân viên phải có khả năng chịu áp lực cao và nếu công việc yêu cầu có thể sẵn sàng làm thêm ngoài giờ. Sếp chắc chắn sẽ nghĩ bạn là người thiếu trách nhiệm và không yêu thích công việc nếu như bạn cứ sử dụng câu nói này.Tồi tệ hơn là bạn sẽ được xếp vào kiểu những người theo chủ nghĩa cá nhân, không để tâm trí đến công việc và chỉ lo cho bản thân.

Em không hiểu tại sao anh/chị lại nói điều đó?

Đây là câu nói thể hiện sự đánh giá thấp của bạn đối với sếp và thể hiện sự mỉa mai dù vô tình hay cố ý.  Khi vô tình câu nói kết hợp với các cử chỉ như bĩu môi, nhún vai hay lắc đầu thì chẳng khác nào "đổ thêm dầu vào lửa". Khi bạn muốn góp ý vơi sếp về vấn đề gì đó thì hãy lựa lời nhẹ nhàng, dễ nghe và đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh. Nên nhớ chọn những khi chỉ có người thì hãy nói chuyện, đừng bao giờ chỉnh sếp trước mặt các nhân viên khác. Khi đó bạn sẽ được sếp âm thầm cảm ơn đấy!

Em biết cái này rồi, anh/chị không cần chỉ bảo đâu

Người sếp sẽ rất "sốc" khi nghe câu nói này. Bạn sẽ bị cho rằng là người không biết tiếp thu nhân xét, góp ý từ người khác, tự phụ và không có tinh thần cầu tiến hay tồi tệ hơn là bạn xem thường người khác.

Nếu sếp bạn nói đúng và hay thì tất nhiên là bạn phải làm theo rồi còn nếu dỡ hay chưa chính xác thì thay vì nói câu nói đó bạn có thể nói: Em sẽ xem lại góp ý/nhận xét của anh/chị. Cho dù câu nói của sếp như thế nào thì đó cũng là "lời vàng ý ngọc".
Nên lắng nghe hướng dẫn của cấp trên

Việc này của người khác đâu không phải của em

Bạn sẽ là người tiếp theo trong danh sách đen của sếp sau khi nghe câu nói này trong môi trường xúc tác tốt. Nếu bạn không muốn bị sếp cho là lười nhát, thiếu tinh thần đồng đội, bất hợp tác và ngại khó khăn thì bạn nên giữ câu nói này trong suy nghĩ của riêng mình trừ khi sếp yêu câu không liên quan đên công việc của bạn.

Nếu yêu cầu của sếp không liên quan hay có liên quan tới công việc bạn đang làm thì bạn cũng nên nhiệt tình nhận lời và thực hiện tốt. Cho dù kết quả bạn đạt được chưa thật tốt nhưng bạn vẫn được sếp đánh giá khá cao.

Đó không phải là lỗi của em.

Người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy khi sử dụng câu nói này. Nếu thực sự lỗi do bạn gậy ra hãy thành thật nhận lỗi và cố gắng đạt thành tích tốt cho công việc lần sau để bù đắp lại. Còn nếu sự việc do người khác gây ra thì bạn có thể nói: Trong việc này em cũng tự thấy mình có lỗi thay vì sử dụng câu nói trên.

Anh/chị có thể nói lại lần nữa được không?

Sếp sẽ bỏ qua khi bạn nói câu này lần đầu vì nghĩ bạn chưa nghe rõ vấn đề và sẽ cho rằng bạn coi thường, không chú tâm khi bạn lặp lại câu nói này nhiều lần. Bạn hãy tập trung, chú ý lắng nghe bằng cả con tim và trí óc khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là với sếp của mình. Không chỉ lắng nghe thôi bạn cần chú ý đến cử chỉ và ngôn ngữ của người nói. Lắng nghe là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng có thể nắm chắc được.

Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà…

Bạn sẽ xử lý như thế nào khi sếp giao việc cho bạn trong lúc đã hết ngày làm việc? Trước tiên bạn hãy suy nghĩ và đánh giá công việc quan trọng thế nào rồi sau đó hãy quyết định. Bạn nên nhận lời nếu công việc đó hết sức quan trọng và cần hoàn thành gấp. Nếu ở nhà bạn có công việc quan trọng hơn thì hãy trình bày với sếp là sẽ hoàn thành công việc vào tối nay để sáng mai giao cho sếp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét