Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Người Vận Hành Van Nhiên Liệu

Người làm nghề tài chính từ lâu được xem là những người làm chủ chiến “van nhiên liệu” tài chính. 
Ông Rick Payne, diễn giả chính trong chương trình Quản lý Tài Chính ICAEW đã chỉ rõ vai trò của ngành tài chính cũng như các chuyên gia trong ngành tài chính đối với sự phát triển doanh nghiệp trong buổi tọa đàm Hiệu quá hóa chức năng tài chính doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội. 

Nếu nói rằng doanh nghiệp là một bộ máy gồm nhiều động cơ thì bộ phận tài chính là những người nắm giữa và kiểm soát hoạt động của “van nhiên liệu”. Người trong ngành tài chính cần phải nắm rõ chiếc van này cần mở - đóng khi nào, nhiên liệu cần đi tới động cơ nào để mang lại hiệu quả tối ưu cho toàn bộ máy. 

Thường xuyên trang bị và cập nhật những kiến thức mới

Trang bị và cập nhật liên tục những kiến thức, kĩ năng thiết yếu để vận hành tốt vai trò của mình là những điều mà người làm trong nghề tài chính cần phải làm thường xuyên. 

Sơ lược về tài chính 
Nghề tài chính còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu các chiến lược kinh doanh, quản lý, thậm trí tư vấn quản trị rủi ro của công ty.

Mô hình "Van Nhiên Liệu"

Mô hình của công ty sẽ không ngừng thay đổi dựa trên sự mở rộng quy mô nhằm hướng tới sự toàn diện hơn. Do đó, chức năng tài chính cũng phải không ngừng nâng cao để giữ những vai trò quan trọng hơn. Trách nhiệm cốt lõi và trách nhiệm mở rộng của doanh nghiệp được các phòng tài chính dự đoán trước nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp.

Giám đốc tài chính tập đoàn ngân hàng Techcombank, ông Vikesh Mirani cho biết, chức năng chủ yếu của ngành tài chính bao gồm bảy giá trị cốt lõi:
Quy mô chức năng tài chính
  • Kiểm soát
  • Lập kế hoạch và phân tích tài chính
  • Kế toán/Kiểm toán
  • Tài chính và ngân quỹ thuế
  • Quan hệ nhà đầu tư
  • Quản trị
  • Tuân thủ

Các công cụ hỗ trợ khác

Ngoài ra, các chuyên gia còn phân tích sâu hơn về ứng dụng Big Data trong lĩnh vực tài chính. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các công ty có thể dễ dàng hoạch định chiến lược tương lai. Các công việc quan trọng như điều chỉnh ngân sách, ra quyết định, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro đều có thể dựa vào đó đưa ra phương án tối ưu nhất. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét