Cạnh tranh lành mạnh chính là động lực chính cho sự phát triển. Trong môi trường làm việc ở doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh chính là văn hóa giúp nhân viên thể hiện bản thân cũng như để học tập, trui rèn. Nhưng ranh giới giữa cạnh tranh và thù ghét rất mỏng. Do đó, bất cứ ai cũng nên giữ cho mình những nguyên tắc riêng để tránh nhưng xung đột không cần thiết.
Nên khôn ngoan để tránh xung đột trong công sở. |
Đâu là cạnh tranh lành mạnh, đâu là cạnh tranh tiêu cực
Để phát triển được thì phải cạnh tranh, đó là điều tất yếu. Nhưng cạnh tranh lành mạnh thể hiện mong muốn phát triển của bản thân, thể hiện bản thân nhằm phát triển doanh nghiệp. Nhìn theo cách khác, cạnh tranh sẽ giúp đáp ứng lợi ích của tập thể, tổ chức cá nhân đó làm việc.
Những cá nhân cạnh tranh không lành mạnh sẽ đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên. Điều này sẽ bị các nhà lãnh đạo sáng suốt nhìn thấu được qua quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, qua thái độ làm việc. Họ sẽ thường xuyên đưa ra những so sánh tiêu cực thành quả của mình với những nhân viên khác, sự tiêu cực này càng thể hiện rõ hơn khi họ cố gắng tạo mối quan hệ với cấp trên để trở thành người được ưu tiên trong doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp đề cao văn hóa cạnh tranh không lành mạnh, năng suất làm việc của các nhân viên sẽ luôn ở mức độ thấp nhất vì họ không tập trung vào công việc mà chỉ biết chờ đợi “cơ hội”. Họ cho rằng những nỗ lực của bản thân sẽ không thể nào sánh bằng những “tiểu xảo” của các đồng nghiệp khác, điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến công ty, thậm chí là gây hại cho chính doanh nghiệp.
Từ bỏ cái tôi để cạnh tranh lành mạnh
Có thể thấy cạnh tranh không lành mạnh không hề đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo sự thù địch giữa các nhân viên. Vậy làm sao để mỗi cá nhân có thể từ bỏ cái tôi của mình để có thể phát huy năng lực của mình?
Một nhân viên lựa chọn cạnh tranh lành mạnh là người có nhận thức tích cực, cũng như văn hóa cá nhân tốt. Thể hiện qua tính thẳng thắn và trung thực. Đó là trung thực với bản thân, không bao giờ phải xấu hổ trước sếp và đồng nghiệp vì những việc đã làm. Còn thẳng thắn thừa nhận lỗi sai, thẳng thắn phê bình. Điều này rất quan trọng khi đấu tranh với những người thích dùng “tiểu xảo”.
Tuy nhiên, tồn tại một khó khăn mà đa phần nhóm người này hay gặp phải: tại sao tôi cạnh tranh lành mạnh, còn anh ta xu nịnh sếp…lại được thăng tiến hơn tôi? Theo các chuyên gia, một người lựa chọn các chiêu trò thay vì dựa vào năng lực mình họ đã tự thừa nhận mình thua so với những người khác, chính là tự ti. Do đó khi bạn hoàn thành công việc chính là thể hiện bản thân. Luôn tâm niệm rằng “luôn đối xử tốt với kẻ thù”, chính là đề cao sự công bằng, mình bạch với những nhân viên giỏi khác.
Cạnh tranh với chính bản thân
Nếu bạn muốn tạo một con đường thăng tiến vững vàng trong sự nghiệp, mong muốn được công nhận thông qua cống hiến cho công ty, thì tốt nhất bạn hãy cạnh tranh lành mạnh với những đồng nghiệp khác một cách minh bạch, ngoài ra còn phải cạnh tranh với bản thân mình hôm qua. Điều đó thể hiện qua: phấn đấu hoàn thành công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục mối quan hệ với các đồng nghiệp…
Cụ thế nhất là không được nản chí khi thất bại. Hầu hết mọi người khi cạnh tranh đều sợ thất bại, dẫn đến dần dần lựa chọn con đường “sai trái”. Các nhà tuyển dụng cho rằng, họ đánh giá cao những nhân viên biết nhìn nhận khuyết điểm bản thân, để từ đó hoàn thiện chính mình. Trung bình một cá nhân cần 2 năm để làm quen với mội trường làm việc tại doanh nghiệp.
Một người cần 2 năm để có thể thích nghi với môi trường công việc. |
Sau khi vượt qua thời gian này thì họ có thể phát huy tiềm năng của mình. Hãy dùng những thất bại để phát triển chứ không phải là sự ghen ghét với người khác. Ngoài ra thì đừng ngại làm những việc không phải trách nhiệm của mình. Những người thành công đã công nhận rằng, họ đạt được nó nhờ vào quá trình dốc sức làm ngoài giờ, để học hỏi tích lũy thêm nhiều kiến thức mới.
Bạn sẽ được thưởng xứng đáng với những gì đã bỏ ra khi cạnh tranh lành mạnh. Những giá trị trên sẽ giúp bạn vượt trội hơn những người khác. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn làm việc trong một môi trường mà mọi người đều chỉ biết ghen tị, đấu đá lẫn nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét