Trong bối cảnh đang khát nhân lực hiện nay, nhằm đứng vững và phát triển trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều tranh nhau tung ra những chính sách thu hút nhân tài nhưng tuyển dụng đã khó, để giữ chân nhân tài được còn khó hơn rất nhiều.
Cách nhận dạng và tuyển dụng nhân tài
Phải công nhận rằng, nhân tài hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là những chuyên gia với kinh nghiệm dày dặn nắm giữ vai trò chủ chốt trong các công ty lớn, hoặc có thể là sinh viên tài giỏi tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước…
Nhân tài chính là nhân tố quyết định của doanh nghiệp. |
Theo những đánh giá từ các chuyên gia, nhân tài thật sự là những người làm việc với một niềm say mê, nhiệt huyết, họ tự mình vạch ra chiến lược cho bản thân và nếu nó hòa hợp với chiến lược phát triển của công ty thì chắc chắn sẽ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ, lâu dài, vững chắc đến từ hai phía. Đôi khi chính những nhân tài này lại đưa ra những “yêu sách” khó khăn khi gia nhập công ty, nhưng nhìn chung những thành quả họ mang lại cho công ty rất xứng đáng với những gì họ đòi hỏi.
Những nhân tài này rất thông minh, họ ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn môi trường phát triển sự nghiệp cho bản thân. Theo nhửng công bố từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, trước đây với mức độ tăng lương dưới 30%/năm sẽ khiến nhân tài nghĩ đến nhảy việc, tuy nhiên ngày nay con số đó đã có thể lên tới 50%/năm.
Chính những người làm ngành có thời gian linh hoạt như thiết kế, truyền thông…cũng cho biết rằng khi chuyển sang công việc mới họ cũng không chắc sẽ làm lâu dài mà chỉ làm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Chính vì thế, để đảm bảo sự phát triển lâu dài và liên tục của doanh nghiệp thì giữ chân nhân tài là điều cần thiết nhất.
Bí quyết giữ chân nhân tài
Những yếu tố như lương hay chế độ thưởng chưa phải là điều những người tài quan tâm. Để giữ được họ có 4 yếu tố quan trọng tuần tự như sau:
Khả năng lãnh đạo
Người ta thường nói, người lãnh đạo tốt là người tạo cảm hứng và tiếp sức cho các thành viên. Nhiều người thừa nhận rằng lý do họ theo đuổi một công ty không hẳn là do lương bổng mà chính vì sự hài lòng với người sếp mà họ cống hiến cho. Ngoài người lãnh đạo giỏi ra thì ai có thể truyền những ý nghĩa làm việc thật sự cho nhân viên? Không những thế, đối với những người “lắm tài, nhiều tật” việc giữ chân nhân tài đòi hỏi sự kiên trì và khả năng thu phục lòng người đến từ nhà lãnh đạo rất nhiều.
Môi trường làm việc tốt
Đó là nơi phải đảm bảo tính lành mạnh, công bằng và nơi đấu tranh thực sự cho các nhân viên. Không nhân tài nào muốn tài năng của mình bị bó hẹp, hạn chế và ganh ghét. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn và tạo ra một hệ thống làm việc chuyên nghiệp. Hiểu theo một cách khác thì môi trường làm việc tốt còn có nghĩa là một nơi làm việc thoải mái, không gây khó chịu.
Chương trình tập huấn
Nó không chỉ giúp ích việc thu hút nhân tài từ bên ngoài mà còn giúp tạo những nhân viên xuất sắc từ trong công ty. Các tập đoàn lớn như: Pepsi, Cocacola, Unilever…đều có kế hoạch đào tạo nhân viên hàng năm. Nhưng có lẽ nhiều doanh nghiệp còn đắn đo bởi vì sợ các nhân tài sẽ mang theo những kiến thức sau khi tập huấn đi mất. Từ đó dẫn đến yếu tố cuối cùng – Lương bổng.
Cần tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên. |
Lương bổng
Trong bối cảnh kinh tế còn đang từng bước phục hồi như hiện nay, các doanh nghiệp sẵn sàng chi mạnh tay để giữ chân nhân tài. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên chú tâm đến nguyện vọng của các nhân tài trong vấn đề thu nhập, khả năng thăng tiến trong công ty cũng như chế độ phúc lợi kèm theo.
Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp lựa chọn nguồn lực từ bên ngoài (outsource) để tiết kiệm chi phí, mà chưa chú tâm đến việc chuyên nghiệp hóa các hoạt động này bằng chính nguồn lực trong chính công ty. Điều này chứng minh cho các nhân viên thấy sự trọng dụng của công ty đối với họ, giúp họ tạo thêm thu nhập cũng như giúp doanh nghiệp quản lý được các hoạt động sản xuất của mình hoàn hảo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét